Việt Nam Thời Báo

VNTB – “Màu hoa đỏ”: nạn nhân của một thời ấu trĩ

Kỳ Lâm (VNTB) Khi màu hoa vàng chưa kịp lặng thì màu hoa đỏ tiếp tục nổi lên làm gợn sóng dư luận. Và một lần nữa, cho thấy, dù màu hoa gì, thì nếu tư duy quản lý không theo kịp thì nó cũng đều là nạn nhân.

“Màu hoa đỏ” hay chiêu trò dìm “Màu hoa vàng”?


“Màu hoa đỏ”, một tác phẩm nổi tiếng của cố Nhạc sĩ Thuận Yến, đề cập đến tinh thần bi hùng của người lính trong cuộc chiến biến giới đã bị SỞ VHTTDL tỉnh Tiền Giang “cấm”. Dư luận xôn xao, gia đình cố Nhạc sĩ thắc mắc, và Cục NTBD gửi công văn hoả tốc yêu cầu Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang khẩn trương báo cáo về việc ban hành công văn cấm bài Màu hoa đỏ. Đáp lại, Sở cho biết đây là một sự nhầm lẫn.

Sự kiện “Màu hoa đỏ” nổi lên, khi Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha phàn nàn, việc dừng 5 ca khúc trước năm 75 không có gì đáng ồn ào, bởi “Hàng nghìn hợp xướng, ca khúc cách mạng thì chẳng ai nhắc đến, còn mấy ca khúc bị dừng lưu hành lại đua nhau tranh cãi. Cũng như không phải bài hát nào có chữ ‘người lính’ cũng đáng bỏ đi hay cấm lưu hành”, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha cho hay.

Và theo một quy luật rất thường tình, “Màu hoa đỏ” đã nổi thành một từ khóa, và được nhiều trang báo nhắc đến, “Con đường xưa em đi” tạm thời chìm xuống.

Vẫn là một câu hỏi, phải chăng nhà quản lý đã quá nhạy cảm hay đây chỉ là một chiêu trò nhằm định hướng dư luận?

Thời ấu trĩ quay trở lại


Trong một cách nghĩ khác, câu chuyện về “con đường đó là con đường nào” (Con đường xưa em đi) và “người lính ấy là người lính nào” (Màu hoa đỏ) vẫn là một câu hỏi mang tính nóng hổi của Việt Nam. Lý do nó không hẳn xuất phát từ mục đích sáng tác, mà nó xuất phát từ vấn đề nghệ thuật phục vụ cuộc sống (bởi cả hai là ca khúc phổ thông) nhưng giờ đây bị phía cơ quan quản lý nâng cao quan điểm thái quá, đến nỗi người dân cảm giác như là một cuộc “Cách mạng Văn hoá thời @”. 


Cái thứ “cách mạng” mà mọi yếu tố của nghệ thuật đều bị soi mói đến từng ngôn từ. Theo Nhạc sĩ và nhà báo Phan Long trong một chia sẻ về sự kiện này thì, cái thời “ấu trĩ” đã quay trở lại.

Theo ông, thời “ấu trĩ” đó là vào cái năm 1992, khi Nhạc sĩ Thuận Yến còn là Trưởng ban Biên tập Văn nghệ đài Tiếng nói Việt Nam, ông cũng đã từng cấm tuyên truyền cá khúc “Mẹ” (phổ thơ Đoàn Ngọc Thu) với lý do ủy mỵ, phản cảm, thiếu lập trường, bởi: “Đảng đâu? Công Đoàn đâu? Đoàn TNCS-HCM đâu mà để mẹ 20 năm nuôi con một mình. Bộ đội chiến thắng trở về sao lại chỉ có một món quà tặng mẹ là mái tóc pha sương và những vết thương đau đớn…?!”.

Vậy là, gần 30 năm sau, chính Cố Nhạc sĩ Thuận Yến, trở thành nạn nhân của chính cái “ấu trĩ” mà ông từng vạch ra, và áp đặt lên nghệ thuật.

Nén nhang và ứng xử văn hóa với nghệ thuật

Ca sĩ Thanh Lam, đồng thời là con gái Cố Nhạc sĩ Thuận Yến xót xa mà than rằng, “mỗi bài ca cách mạng ở hoàn cảnh này như một nén nhang, thắp lên rồi sao lại giât xuống? Những giá trị đã trở thành di sản sao nỡ tàn bạo đập đi”. Đó cũng là cái than của không ít người khi nhạc vàng bị đập tơi tả bởi các cơ quan quản lý, dù rằng chiến tranh đã trôi qua từ rất lâu.

Trong khi đất nước đang cần nhiều sự giải quyết, thì sự ồn ồn liên quan đến các ca khúc là điều không có. Bởi đáng ra, các nhà quản lý văn hóa có thể làm tốt hơn, cư xử tốt hơn trong vấn đề mang tính kiểm định này, thay vì gây “xôn xao dư luận” từ việc làm văn hóa mà thiếu cách ứng xử văn hóa.

Ở một góc nhìn khác, giá trị nghệ thuật và sự phục vụ cho giòng nhạc quần chúng nay trở thành một tâm điểm không đáng có cũng những nhà cách mạng thời hiện đại. Sự sự chính trị hoá cảm xúc của người nghệ sĩ được coi là một tiêu chuẩn để áp đặt lên nền thi ca của đất nước vẫn là nỗi đau dai dẳng trong hoạt động sáng tác nghệ thuật.

Cố Trung tướng Trần Độ, người từng lãnh đạo giới văn nghệ về mặt Đảng về cuối đời cũng thừa nhận rằng: Văn hóa mà không có tự do là văn hóa chết. Văn hóa mà chỉ còn có văn hóa tuyên truyền cũng là văn hóa chết.

Liệu chăng, trong thế giới phẳng hiện nay, Nhà nước cần phải trả lại quyền thưởng thức và đánh giá nghệ thuật thi ca cho Nhân Dân?

Tin bài liên quan:

VNTB – Nhà sư nào quyết liệt ủng hộ đảng ‘vét’ đô-la trong dân?

Phan Thanh Hung

VNTB – Thực sự có nên lạc quan về nền kinh tế VN qua “15 ông Cố vấn”?

Phan Thanh Hung

VNTB – Văn hóa – nghệ thuật “giãy chết” hay là tư tưởng bám rễ ngân sách

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo