Ảnh hưởng của AIIB bắt đầu khi chính phủ Anh trở thành nước đầu tiên trong thế giới phương Tây phát hành trái phiếu chính phủ bằng đồng nhân dân tệ, gây nên cuộc tranh cãi dữ dội về việc, liệu đồng nhân dân tệ có thể thay thế đồng đô la Mỹ như là đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới. Trong khi đó, chương trình cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông đã được tiết lộ; một thái quyết đoán của Trung Quốc để chống lại ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được coi là yếu tố tấn công vào vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.
Thông điệp từ Trung Quốc rất rõ ràng: nước này hoàn toàn tự tin trong mô hình quản trị riêng của mình và cam kết theo đuổi một con đường thay thế chủ nghĩa tân tự do của phương Tây.
Dù “thương hiệu” Trung Quốc với chủ nghĩa tư bản độc tài vẫn không thuyết phục được đa số, mặc cho nó được hỗ trợ bởi nỗ lực phát triển nền kinh tế của Việt Nam, Venezuela. Nhưng rõ rang, phương Tây phải nhận ra sự hấp dẫn trong mô hình quản trị kinh tế, chính trị của Trung Quốc, khi mà các nền kinh tế phương Tây đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Khi các nước đang phát triển tìm đến với phương Tây, họ thấy vỡ mộng ngay chính trong cử tri các quốc gia thuộc khối này, với chính sách thắt lưng buộc bụng và sự gia tăng bất bình đẳng.
Với mô hình Trung Quốc, chính phủ kiểm soát các ngành công nghiệp chiến lược như: năng lượng, viễn thông, ngân hàng. Các nước đang phát triển nhìn thấy lợi thế của sự can thiệp này, ít nhất nó đảm bảo thương mại được sử dụng để củng cố chế độ và tăng cường vị thế Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế.
Nhà báo Mỹ Joshua Kurlantzick lưu ý, khi Trung Quốc nhìn thấy cơ hội đầu tư ở nước ngoài, nó có thể buộc các ngân hàng lớn trong nước đẩy mạnh cho các công ty Trung Quốc hoạt động tại khu vực đó vay. “Trong ngắn hạn, các mô hình thương mại điện tử Trung Quốc được coi như một phương tiện để thúc đẩy lợi ích quốc gia”, ông nhận xét.
Ngược lại, khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng giãn đang gây ra nhiều nghi ngờ về tính hợp lý của mô hình phương Tây. Nhiều người phương Tây đang ngày càng cảm thấy bất an về tính bền vững xã hội.
Nhiều người cho rằng, Trung Quốc phát triển nhanh chóng bởi nó đã chấp nhận các mô hình chủ nghĩa tự do mới. Điều này không đúng. Trung Quốc thành công vì nó đi theo con đường cải cách riêng mình, lựa chọn các mô hình phát triển ở Đông Á như Nhật, Singapore, Đài Loan và đưa nó thích ứng hoàn cảnh (thể chế) của mình. Mô hình Trung Quốc trên thực tế, được xem là một phương thuốc giải độc cho chủ nghĩa tân tự do phương Tây.
Tóm lại, phương Tây nên làm gì để đối phó với sự gia tăng của các mô hình phi tự do Trung Quốc? Điều này giới phương Tây phải chứng minh về con đường phát triển của riêng mình từ trong quá khứ đến tương lai, trước khi rao giảng cho thế giới về sự phát triển. Phải đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng để tránh bị Trung Quốc vượt qua và bỏ lại phía sau. Phương Tây buộc phải chấp nhận một số bài học trong chính sách, kế hoạch kinh tế dài hạn và can thiệp thị trường của Trung Quốc. Thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng ở phương Tây cũng là một điều cần thiết.
Niv Horesh là giáo sư về lịch sử hiện đại Trung Quốc và là giám đốc của Viện Chính sách Trung Quốc, Đại học Nottingham.