Ngụy Hữu Tâm
Tôi bắt đầu viết bài này vào ngày Giải phóng Thủ đô 10.10.1954. Nói đến Giải phóng Thủ đô, sau 71 năm, người Thủ đô Hà Nội được gì, mất gì? Được cuộc sống khá giả hơn trước, nếu nói về mặt vật chất, nhưng khi nói về cuộc sống tinh thần thì ĐCSVN lấy đi mất quyền tự do, mà mất tự do là mất tất cả, người ta bị biến thành tên nô lệ. Lũ lãnh đạo ĐCSVN lú lẫn hết tất cả sao mà quên điều đó, hầu như ai cũng đểu giả, ai cũng chỉ chú ý đến quyền lợi vật chất như lũ mi ư? Lịch sử Việt Nam từng chứng minh sau chiến tranh là lũ kiêu binh, chắc đúng cho thời nay chẳng, hơn nữa các cuộc chiến tranh đó là sự hy sinh của nhân dân, ĐCSVN chỉ là lũ cướp công mà thôi.
Nói đến đây tôi xin nhắc đến hai bác họ tôi là Nguyễn Đình Nam và Vũ Thị Chín, tốt nghiệp TS ngành toán học và y học ở Paris về Hà Nội trước khi Hiệp định Genève được ký kết và chịu cuộc sống ở đây cho đến nay. Các Cụ đã sống chung với lũ suốt các năm tháng đó, tôi xin gửi lời kính trọng, bác trai đã mất khá lâu rồi trong sự căm giận tột độ với chủ nghĩa cộng sản, bởi vì Cụ đã dũng cảm tham gia phong trào „nhân văn giai phẩm“, bác gái, bác sĩ nhi khoa, chấp nhận sự đời để nuôi ba con và mạnh khỏe sống đến nay, hôm qua kỷ niệm sinh nhật lần thứ 97 để 2 năm nữa lên „bách niên giai lão“ mà nhân đây, thằng cháu này xin gửi lời chúc mừng, dù muộn, xin bác thông cảm.
Đọc báo mạng, thấy những bài sau đáng chú ý xin giới thiệu cùng bạn đọc:
MÓN QUÀ VĂN HOÁ – GIẢI NOBEL HÒA BÌNH 2021 và PHAN BỘI CHÂU
“Nếu không có sự thật, bạn không thể có lẽ phải và niềm tin. Thiếu bất cứ điều nào trong số đó, bạn không thể có một nền dân chủ. Hơn nữa, nếu không có những sự thật, tình hình thực tế sẽ không được chia sẻ…”
Đó là lời phát biểu của Nhà báo Maria Ressa, người nước Cộng hoà Philipine, một trong hai chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2021 (VnEx 10/10/2021).
Nhà báo, văn chương và sự thật, đều là những công việc mà con người nhất thiết phải có văn hoá để đạt tới những giá trị cao cả trong sự nghiệp viết, mà nhà cách mạng lỗi lạc Phan Bội Châu ca ngợi cách đây đúng 90 năm, trong một bài do ông viết được đăng trên tờ Ngọ Báo, ra ngày Chủ Nhật 4/10/1931 tại Hà Nội…
Xem bế mạc Hội nghị TW ĐCSVN: Vô cùng thất vọng và lo lắng cho vận mệnh quốc gia, dân tộc
Không có chút biểu hiện gì về cảm xúc đau buồn, tự phê phán trách nhiệm, nhận lỗi trước những yếu kém, thất bại, vô trách nhiệm của cả hệ thống và những quan chức cụ thể trong chiến tranh COVID đợt 4 vừa qua. Nhất là sau thảm trạng “tháo chạy” của hàng triệu công nhân và gia đình khỏi vùng kinh tế trọng điểm, túi tiền của quốc gia, đánh vào sự cảm thương của toàn dân chưa từng được thể hiện trong lịch sử (do internet lan truyền)! …
Hay là họ có bàn BÍ MẬT MÀ KHÔNG/ CHƯA CÔNG BỐ???
LO XA HƠN CHÚT: Nếu nổ ra cuộc CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC THỰC SỰ, TOÀN DIỆN, thì năng lực đối phó của lãnh đạo đất nước ra sao???
Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P2)
Mô hình Đông Á đang bộc lộ sự lỗi thời
Mô hình phát triển Đông Á, hay còn gọi là mô hình chủ nghĩa tư bản được nhà nước bảo hộ, là hệ thống những chính sách, chủ trương kinh tế được nhà nước đầu tư, giúp đỡ để phát triển một vài lĩnh vực nhất định, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân, để kích thích sự tăng trưởng kinh tế.
Kết quả bầu cử 2021: Cộng hòa Czech và ngày trở lại của Tự do, Dân chủ
Về kết quả: Hai liên minh của năm tổ chức chính trị là Đồng lòng (Spolu) và Những tên cướp biển và Người thị trưởng (PirStan) thắng đậm trước phe cầm quyền là Phong trào ANO của tỷ phú Andrej Babis và đảng Xã hội và Dân chủ.
Và với nhiều người, kết quả bầu cử lần này ở Czech còn ghi dấu đặc biệt: 30 năm sau Cách mạng Nhung 1989, lần đầu tiên đảng Cộng sản không có chỗ trong Quốc hội.
Thủ tướng Babis, Chủ tịch phong trào ANO mặc dù thành công trong việc duy trì được chính phủ trong suốt cả nhiệm kỳ nhưng đã không lấy được lòng tin của người dân và hình ảnh một chính trị gia tử tế, lương thiện lại càng không.
Cuộc bầu cử lần này không chỉ để người Czech lựa chọn chính phủ mới, người Czech còn chấm điểm đạo đức với Andrej Babis.
Tổng thống Thái Anh Văn nói Đài Loan không cúi đầu trước TQ
Đài Loan sẽ không cúi đầu trước áp lực từ phía Trung Quốc và sẽ bảo vệ lối sống dân chủ của mình, Tổng thống Thái Anh Văn phát biểu trong một diễn văn cứng rắn, giữa lúc căng thẳng đang dâng cao.
“Chúng ta càng đạt được nhiều thành tựu, áp lực chúng ta phải đối diện từ phía Trung Quốc càng lớn,” bà nói.
Việt Nam: ‘Tứ trụ’ phải có quan điểm rõ ràng về phục hồi kinh tế
Một học giả tại Anh nói rằng các chính trị gia Việt Nam đang đứng trước lựa chọn khó khăn trong các quyết sách chống Covid, và khôi phục kinh tế là cơ hội để họ thể hiện hình ảnh của mình.
Trả lời phỏng vấn với Nguyễn Hoàng của BBC Tiếng Việt, Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Cao cấp khoa Tài chính – Kế toán Đại học Bristol, Anh Quốc nói về một số điểm chính trong nội dung cuộc tọa đàm mà ông mới tham gia.
Vào ngày 6/10, Viện nghiên cứu ISEAS tại Singapore tổ chức cuộc thảo luận trực tuyến đánh giá năng lực điều hành của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong sáu tháng qua, tập trung vào việc chính phủ của ông xử lý đợt dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư ra sao.
World Bank: Việt Nam chịu ‘cú sốc lớn về kinh tế’
Bi kịch Việt Nam: Cuộc cách mạng không thể
Cuộc cách mạng không thể (Révolution Impossible) là từ mà báo chí Pháp gọi cuộc phản kháng có cả bạo động của sinh viên học sinh Paris mùa hè năm 1968. Đây là thế hệ người Pháp ở thành thị, sinh ra và lớn lên sau thế chiến thứ hai. Họ không hài lòng về nhiều chuyện trong xã hội Pháp lúc đó, và cũng bị ảnh hưởng của tình hình chính trị thế giới giữa cuộc chiến tranh lạnh, cuộc đối đầu giữa hai hệ thống xã hội, tư bản và cộng sản. Nhiều nơi treo cờ búa liềm, cùng những khẩu hiệu của Lenin, Mao, và dĩ nhiên những phản kháng cuộc chiến của người Mỹ ở Việt Nam nữa…
Cách mạng là một khái niệm xã hội của phương Tây, nhưng có lẽ trong lịch sử hiện đại của con người nó lại được các quốc gia phản cách mạng nhất là Việt Nam và Trung Quốc nói đến nhiều nhất. Trong văn chương, tu từ, dư luận xã hội ở hai nước này, cụm từ cách mạng được mặc định xem là của Đảng Cộng sản.
Cái gọi là đổi mới trong ba mươi năm qua đã tập trung của cải vào tay một số ít người tại Việt Nam, làm nên một số bộ mặt thành thị hào nhoáng, nổi lên giữa những khu tá túc chật hẹp của công nhân vùng ven đô, và xa hơn là một vùng nông thôn tiêu điều và nghèo đói.
Sự hữu hiệu của bộ máy kềm kẹp toàn trị, tâm lý thụ động của dân chúng, sự hài lòng của những nông dân ly hương, tạo nên một nghịch lý lớn nhất của Việt Nam trong thế kỷ 21, là sự đói nghèo của đa số dân chúng tồn tại song song với một cuộc cách mạng không thể.
Liệu điều này có thay đổi sau cuộc tháo chạy Covid tán loạn tháng 10/2021? Tôi hoài nghi về điều đó.
Lời xin lỗi muộn màng gửi tới một con chó!
Chuyện này tôi vẫn giấu kín suốt nhiều năm nay, liên quan đến một con chó. Tôi luôn nhủ lòng mình sẽ có lúc phải kể lại…
Trong đời mình, chưa bao giờ tôi phải xin lỗi ai khẩn thiết và đau đớn như vậy.
_____
(Đoạn hồi kí này tôi từng đưa vào cuốn DƯỚI BÀN TAY VÔ HÌNH, nhưng sau đó cảm thấy lời xin lỗi chưa đủ nặng, tôi bèn bỏ ra để phát triển nó thành một truyện vừa (chưa xuất bản). Tôi đăng lên thay nén hương thắp cho 15 con chó bị thiêu).
Chất Nam Bộ” còn không?
Sau hoà bình 1954, cán bộ đảng viên Miền Nam ra Bắc tập kết rất đông. Trong đó có nhiều nhân vật trí thức nổi tiếng. Một hôm, tướng Lê Hữu Qua về nhà chơi, nói với ông bố tôi: Mấy ông miền Nam trực tính quá. Chuyến này ông Bảy Trân gặp nạn rồi!…
Thành tích rởm của quan chức
Lâu nay, nhiều quan chức từ dân sự đến quân đội,công an khi ra toà đều nêu mình có nhiều thành tích để giảm tội. Ông Nguyễn Văn Hiến, thứ trưởng bộ Quốc phòng, tại tòa kêu: “Công lao, huân, huy chương của tôi rất nhiều” rồi xin tòa cho mình tại ngoại.
Thường thường các quan tòa “cùng hội, cùng thuyền” hoặc nể, sợ quan chức nên cũng mách nước, lấy cớ đó mà giảm tội cho họ. Thẩm phán Trương Việt Toàn khi xử dân Đồng Tâm, anh Lê Đình Công mặt đầy thương tích kêu bị điều tra viên đánh “mười ngày như một” nhưng không xem xét. Thế mà mãn vụ xử Nguyễn Đức Chung ông Toàn hạ mình xuống bá vai, bắt tay như “xin thông cảm” vì ông Chung chức to, quyền cao, cơ man thành tích…
Kỷ nguyên năng lượng hydro cuối cùng cũng đến?
Hydro đã gây tranh cãi kể từ sau thảm kịch Hindenburg, một khí cầu sử dụng hydro vốn đã bốc cháy và chìm trong biển lửa vào năm 1937. Những người ủng hộ hydro nói rằng loại khí này là một phép màu carbon thấp, có thể cung cấp năng lượng cho ô tô và các hộ gia đình. Họ hy vọng nền kinh tế hydro sẽ vẽ lại bản đồ năng lượng. Những người hoài nghi lại lưu ý rằng một số làn sóng đầu tư vào hydro kể từ những năm 1970 đã kết thúc trong thất bại khi những khiếm khuyết của loại khí này được phơi bày. Như chúng tôi đã giải thích, thực tế nằm ở giữa hai quan điểm trên. Vào năm 2050, các công nghệ hydro có thể loại bỏ khoảng một phần mười lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày nay. Đó là một tỉ lệ không lớn, nhưng nếu xét quy mô khổng lồ của quá trình chuyển đổi năng lượng, đây là một ngành kinh doanh quan trọng và béo bở…
Các chính phủ cũng nên khuyến khích các trung tâm nơi tập trung những hộ sử dụng hydro khác nhau, qua đó giảm thiểu nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng trùng lắp. Các trung tâm như vậy đã xuất hiện ở Humberside ở Anh và Rotterdam ở Hà Lan. Hydro có những hạn chế, nhưng nó có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc mang lại một nguồn năng lượng sạch hơn cho thế giới.
Thảm họa COVID-19 và tương lai nào cho Việt Nam
Cảnh quan chính trị Việt Nam không còn toả sáng như giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hằng tự hào tuyên bố. Lý do cho tình trạng u tối này thật là hiển nhiên. Từ đợt bùng phát dịch thứ tư bắt đầu ngày 27/4/2021 cho đến nay, cả nước đã có hơn 800.000 ca nhiễm và hơn 20.000 người tử vong.
Sau vụ Đồng Tâm, lại một lần nữa, những con người còn có tai nghe và mắt thấy trước các cảnh bất công xã hội chứng kiến một vết nhơ khác. Không quốc gia nào trên thế giới có hiện tượng công nhân ồ ạt về quê như Việt Nam; không còn một hình ảnh nào bi thương hơn cho kiếp người vô tội khi phải quỳ lạy cảnh sát giao thông để xin về quê tránh dịch bệnh.
Hậu quả trước mắt là dân chúng không còn sức khoẻ, mất việc, kinh tế không còn sản xuất, doanh nghiệp ngoại quốc lo tháo chạy và nền kinh tế không còn triển vọng đầu tư mới. Đó là điều mà chính quyền không thể hãnh diện
Ngu dốt, dối trá, bạo lực và kiêu ngạo làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam phải chịu thua khi chống dịch bệnh. Còn toàn dân thì đại bại: đấu tranh cho quyền lợi đất đai ở Đồng Tâm cũng chết, đấu tranh cho quyền lợi sức khoẻ, lo tháo chạy về quê cũng bị thương.
Khi từ chết cho tới bị thương là hậu quả, thì nguy cơ diệt vong của dân tộc càng là hiện thực.
Ngoại xâm và nội loạn làm cho đất nước mờ mịt. Con đường xây dựng cho tương lai đầy chông gai và thêm xa.
Cầu xin anh linh các bậc tiền nhân và hồn thiêng sông núi giúp cho chúng ta có thêm nghị lực để vượt qua thảm hoạ COVID-19.
Quá hung hăng, Trung Quốc thất bại trong chiến lược thao túng thế giới
Bắc Kinh đã đánh rơi chiếc mặt nạ bá quyền
Bọn gián điệp đang ở bên trong chúng ta. Đó không phải là tựa đề một truyện trinh thám, mà là kết luận đáng ngại khi đọc công trình điều tra công phu về «các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc» do Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự (IRSEM) thực hiện.
Chưa bao giờ sự can thiệp của Trung Quốc cộng sản trong xã hội cởi mở, nền kinh tế tự do và hệ thống dân chủ Pháp lại được mô tả và phân tích một cách tổng thể và chi tiết đến thế. Các tác giả đã mở mắt cho người Pháp: khi lao vào một «cuộc chiến chính trị» nhằm củng cố vị thế của đảng cộng sản Trung Quốc đồng thời bôi xấu mô hình phương Tây, Bắc Kinh đã khai sinh một con quái thú bạch tuộc với các phương pháp ngày càng cứng rắn dưới thời Tập Cận Bình. ..
Ý kiến: Sự sống còn của niềm tin dân chúng về Đảng cầm quyền?
Cho đến nay dường như vị Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vẫn chưa ý kiến gì về dấu hiệu ‘trục lợi trong đại dịch’.
Có cảnh báo, trong lý thuyết kinh tế và tham nhũng công, dịch bệnh là một tình huống mà ở đó các điều kiện để phát sinh tham nhũng, hối lộ là rõ ràng và thuận lợi nhất.
Thể chế chính trị đơn nguyên, không chịu sức ép cạnh tranh giữa các đảng phái nên càng thuận lợi hơn trong các việc – tạm gọi nhẹ nhàng là ‘trục lợi trong đại dịch’ của phe nhóm quyền lực nào đó…
Thanh trừng liên tục giúp Tập Cận Bình kiểm soát ngành công an
Kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày Quốc khánh 1 tháng 10, mang lại cho người dân Trung Quốc bình thường một khoảng thời gian thư giãn. Nhưng thời điểm này trong năm thường đi kèm những cơn địa chấn chính trị.
Năm nay cũng không phải là ngoại lệ. Hôm 2 tháng 10, một nhân vật nặng ký có nhiều thông tin trực tiếp về cuộc đấu tranh quyền lực lâu nay của Chủ tịch Tập Cận Bình đã đột nhiên bị thất sủng.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan chống tham nhũng cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thông báo rằng cựu Bộ trưởng Tư pháp Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua, trong hình) đã bị điều tra vì tình nghi “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
Ông Phó, 66 tuổi, là một đương kim ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng. Cuộc đàn áp đối với một nhân vật có ảnh hưởng, người giám sát các cơ quan tư pháp và cảnh sát, đã gây nên một làn sóng chấn động lớn trong chính giới Trung Quốc.
Kể từ khi trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, ông Tập đã mất 9 năm để cố gắng nắm toàn quyền kiểm soát các tổ chức công an. Câu hỏi bây giờ là liệu cuộc đàn áp Phó Chính Hoa có đánh dấu sự kết thúc của những nỗ lực này hay không.
Nhiều người trong đảng tin rằng bức màn vẫn chưa hạ xuống. “Nếu ông Tập tìm kiếm sự an toàn chính trị hoàn hảo”, một nguồn tin nói, “các cuộc thanh trừng sẽ diễn ra mãi mãi. Không có hồi kết.”
Tổng Chủ của ta chắc học được nhiều điều ở thầy Tập đây!
Bạn nghĩ gì khi dân Việt tha phương cầu thực trên quê hương?
Có rất nhiều hình ảnh, rất nhiều câu chuyện trong cách chống dịch của nhà cầm quyền Việt Nam mà người dân ở các nước tự do, dân chủ, phát triển sẽ không tin, và không hiểu nổi.
Chẳng hạn, đó là hình ảnh của vô số hàng rào kẽm gai, chướng ngại vật kể cả xe tải, ống cống, những bức tường bằng tôn… được dựng lên để ngăn những khu vực bị cách ly, không cho người dân được bước ra ngoài.
Hay hình ảnh hàng ngàn hàng vạn người dân ùn ùn kéo nhau từ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai…tháo chạy về quê ở miền Trung, miền Bắc, đi bằng xe gắn máy, xe tự chế, và kể cả đi bộ, vượt hàng trăm hàng ngàn cây số, ăn ngủ vạ vật giữa đường, với đủ mọi cảnh đời bi đát
Covid-19: Giá trị dân tộc Việt Nam là gì để vượt qua gian nan?
Việt Nam tuần này bắt đầu bàn về phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid-19 trong bối cảnh các ca nhiễm mới đang giảm trên toàn quốc.
Nếu nhận định của một tác giả về giá trị chủ lực của Việt Nam là chính xác, thì có vẻ Việt Nam sẽ sớm khắc phục được những hậu quả nặng nề của đại dịch Covid-19.
Cuốn sách The Values Compass của tác giả Mandeep Rai, in năm 2020, khám phá giá trị quan trọng nhất ở từng nước trong 101 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Với mỗi nước, tác giả chọn ra một “giá trị” mà có thể xem là tiêu biểu giúp cho quốc gia đó thành công.
Khả năng phục hồi
‘Resilience’, thường được dịch sang tiếng Việt là ‘kiên cường’ hay ‘khả năng phục hồi’, là từ khóa mà tác giả dành cho Việt Nam.
Từ điển tiếng Anh thường định nghĩa Resilience là:
– khả năng phục hồi nhanh chóng sau cú sốc, chấn thương, v.v.
– tính co giãn, đàn hồi
Bà Mandeep Rai nhắc lại sự phục hồi “phi thường” của Việt Nam sau chiến tranh 1975, là minh chứng cho sự kiên cường của cả dân tộc.
“Đây còn là đất nước tiến bộ: Khoảng 25% CEO và giám đốc tại các công ty Việt Nam là phụ nữ, và Việt Nam đứng thứ hai trên toàn châu Á khi nói về phụ nữ ở các vị trí quản lý cấp cao.”
Bà Mandeep Rai chỉ ra khả năng phục hồi của Việt Nam được thể hiện rõ ràng không chỉ ở trong nước mà còn ở cộng đồng Việt kiều.
“Trong hai thập niên sau Chiến tranh Việt Nam, khoảng 800.000 người đã chạy trốn khỏi đất nước để thoát khỏi sự đàn áp của chính phủ và suy thoái kinh tế.”
Tác giả nói con người thế giới “đều có thể noi gương Việt Nam về cách ứng phó khi nghịch cảnh ập đến”.
…Trong cuộc chống dịch ở xứ này, nhiều chuyện cũng na ná như nặn thủ công đất sét. Mỗi đứa mỗi kiểu, tùy tiện “sáng tạo”, không ra thể thống gì. Trò nào cũng cho mình đúng, tha hồ phát huy, khi bị chê, bị sai thì sửa, rồi còn cãi làm gì mà chẳng có sai…
Theo thông tin từ phía đại diện của nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, phía cơ quan chức năng đã hoàn tất quá trình điều tra và truy tố, và chuyển hồ sơ vụ việc qua cho toà án để chuẩn bị tiến hành xét xử, tuy nhiên phía luật sư và gia đình vẫn chưa được tiếp cận với cáo trạng.
Lãnh đạo muốn “huy động tiền dân” ngay sau phong toả
Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ bị dư luận chỉ trích gay gắt sau khi phát biểu rằng “Tiền trong dân còn nhiều, làm sao để huy động được vào sản xuất”. Phát ngôn này nhanh chóng vấp phải làn sóng phản ứng từ dư luận, nhất là trong bối cảnh nhiều tỉnh thành phía Nam vừa mới trải qua gần năm tháng phong tỏa do dịch bệnh.
Dư luận phản ứng gay gắt
Ông Huệ đã nói như vậy vào chiều ngày 12/10 trong phiên họp thứ tư của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Hầu chuyện cụ Huỳnh Văn Lang
Cụ Huỳnh Văn Lang, một trong những nhân sĩ, trí thức nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam, từng giữ vai trò then chốt trong đảng Cần Lao Nhân Vị, một nhà văn hóa giáo dục, một công chức cao cấp thời Đệ Nhất Công Hòa và là tác giả nhiều cuốn sách kể lại trung thực nhiều sự kiện lịch sử đã dành cho phóng viên Việt Nam Thời báo một buổi nói chuyện thân mật, ấm áp.
Cụ cho biết về việc hình thành thuyết Nhân Vị và đảng Cần Lao Nhân Vị…
Cầu xin cụ Huỳnh Văn Lang sống thêm thật lâu để hoàn thành các cuốn sách cụ đang viết.
Bát hồ
Dịch giặc Covid-19 làm nhiều gia đình khốn cùng, lâm vào cảnh đói, thiếu ăn. Tuy nhiên vẫn chưa đến nỗi thiếu mặc. Dù sao vẫn được cộng đồng giúp đỡ được thùng mì tôm, mấy ký gạo; còn trẻ em được tặng sữa. Cũng chưa thấy gia đình nào phải làm thịt chó nuôi để ăn – chống suy dinh dưỡng
Nhớ lại mùa đông khoảng 40 năm trước (1979-1985). Cùng một giai đoạn lịch sử của các nước anh em cộng sản: Trung Quốc đánh 6 tỉnh biên giới bắc, với khẩu hiệu “dạy cho Việt Nam một bài học”. Còn ở chiều ngược lại – phía tây nam, thì Việt Nam lại đưa quân đội qua Campuchia để thực hiện “nghĩa vụ quốc tế”.
Lúc đó, cả nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ở nông thôn, nông dân phải vào hợp tác xã nông nghiệp, hàng ngày đánh kẻng đi làm, giương cao khẩu hiệu “hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ”. Quyền làm chủ của người nông dân cao đến mức: sản xuất ra gạo nhưng không có gạo ăn. Đói trên chính đồng ruộng của mình….
Cho nên ai nói gì thì nói; dù cho ai có chửi, suy diễn, quy chụp như thế nào đi nữa; cá nhân tôi vẫn rất nhớ ơn bát hồ; và cả đời vẫn luôn nhớ ơn bát hồ.
Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P3)
Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai
Đại dịch Covid 19 đang làm thay đổi hoàn toàn đời sống kinh tế, chính trị toàn cầu, một trật tự thế giới mới đang dần được hình thành rõ nét, thay thế trật tự đơn cực do Hoa Kỳ lãnh đạo sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Tuy nhiên,
Thời cơ luôn đi đôi với thách thức, Việt Nam có lợi thế rất lớn về vị trí địa lý, nền chính trị ổn định, sự tin tưởng của người dân…, tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước còn nhiều, mục tiêu đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao không phải là điều quá khó khăn, quan trọng là Việt Nam cần có tư duy mới, hướng đi mới, mô hình mới tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế – xã hội đất nước.
Ai đang nói dối bạn về đạo Dương Văn Mình: Bộ đội hay công an?
Ở miền núi phía Bắc Việt Nam, hàng nghìn người H’mong theo đạo Dương Văn Mình đã bỏ phong tục làm lễ tang dài bảy ngày vô cùng tốn kém, chuyển sang chôn cất người chết trong một ngày đêm.
Nếu bạn nghĩ sự thay đổi này sẽ giúp họ tiết kiệm rất nhiều thì bạn đã lầm. Chính quyền đã khiến nghi thức mới này tốn kém nhiều hơn với những án tù, các cuộc bố ráp, giam giữ tùy tiện, và hành động phá hủy các nhà tang lễ. Người khởi xướng nghi thức này – Dương Văn Mình – trở thành nhân vật bị chính quyền các tỉnh Đông Bắc căm ghét.
Tháng 6/2013, Ban Tôn giáo Chính phủ gửi văn bản đến các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, và Thái Nguyên, đề nghị xử lý các hoạt động của “tổ chức Dương Văn Mình”. [1] Năm tháng sau, nhiều tín đồ theo đạo này đã bị bắt giữ.
Triển vọng quan hệ Nhật – Đài dưới thời Thủ tướng Fumio Kishida
Vào đầu tháng 10, cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida, sau khi được đảng Dân chủ Tự do (LDP) bầu làm lãnh đạo đảng, đã chính thức nhậm chức thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản, kế nhiệm Thủ tướng Yoshihide Suga – người đã thông báo từ chức vào đầu tháng 9 sau gần một năm cầm quyền.
So với người tiền nhiệm, Kishida có kinh nghiệm ngoại giao phong phú khi từng giữ chức Ngoại trưởng Nhật Bản trong giai đoạn 2012-2017 và từng kinh qua vị trí Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của LDP. Kinh nghiệm dày dạn có khả năng giúp Kishida triển khai chính sách đối ngoại linh hoạt. Theo giáo sư Andrew Oros, Kishida cơ bản sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại Nhật Bản của các chính quyền tiền nhiệm như thắt chặt quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ, thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở (FOIP) thông qua tăng cường quan hệ với các quốc gia trong “Bộ tứ” (Quad) cũng như các quốc gia cùng chí hướng (like-minded countries) khác.
Với xu hướng trên, chính sách Đài Loan của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Kishida nhiều khả năng mang tính kế thừa hơn là nhanh chóng tạo những chuyển biến sâu sắc…
Hoa Kỳ giúp đỡ Việt Nam giữa COVID-19: Nhớ dịch tả 1964 tại miền Nam
Hoa Kỳ đang được khen ngợi là một người bạn tốt của Việt Nam khi viện trợ hàng triệu liều vaccine và cả tiền mặt cho chính quyền Hà Nội trong đại dịch (gần nhất là 2 triệu liều vaccine Pfizer cập cảng vào đầu tháng Mười). [1]
Cách đây gần 60 năm, chính quyền Hoa Kỳ cũng là một trong những người bạn đáng tin cậy nhất của chính quyền Sài Gòn khi miền Nam phải đối mặt với đợt dịch tả (cholera) nghiêm trọng, ngay trong giai đoạn xung đột vũ trang leo thang giữa chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Việt Cộng (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam).
Tù nhân lương tâm Trịnh Bá Tư bị tra tấn và dụ cung trong quá trình điều tra
Hôm 14 tháng 10, gia đình của tù nhân lương tâm Trịnh Bá Tư cho RFA biết thông tin về việc ông Tư bị đánh đập đến mức phải nhập viện để điều trị lúc mới bị bắt giữ. Tổ chức Ân xá Quốc tế sau đó lên tiếng cáo buộc chính quyền đã tra tấn ông Tư.
Bà Trịnh Thị Thảo, chị gái của ông Trịnh Bá Tư cho RFA biết rằng trong cuộc gặp với các luật sư bào chữa hôm 13 tháng 10, ông Trịnh Bá Tư đã kể rằng sau khi bị bắt thì ông bị đánh đập đến mức sưng thận phải nhập viện để điều trị.
Quyết định đông cứng hệ thống giao thông công cộng như một biện pháp chống dịch không chỉ gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế, mà còn đang đày ải hàng vạn con người.
Dòng người ấy càng lầm lũi, càng câm nín, mức độ lên tiếng càng đanh thép. Lên tiếng về năng lực của hệ thống chính trị. Một hệ thống chính trị nắm rất thành công quyền lực nhưng lại thất bại khi đứng bên cạnh những người dân bị đẩy vào thế bần cùng.
Hệ thống chính trị nhiều công an, nhiều quan chức vào hàng nhất nhì thế giới lại thiếu sự tin cậy để biết dân, hiểu dân; ít khả năng tiên liệu và đủ lòng trắc ẩn để tránh ra quyết định như những cỗ máy.
Có lẽ nhiều người cũng đang tự hỏi, phản ứng của các địa phương trước dòng người hồi hương là nỗi sợ “vỡ thành tích chống dịch” hay thấy đó là một tình huống nhân đạo cần ngay những quyết định của mình. Tàu hỏa, xe khách… vẫn nằm yên mặc cho hàng vạn công dân lầm lũi, bao gồm cả phụ nữ có mang, trẻ sơ sinh… bồng bế nhau hàng nghìn ki lô mét trên xe máy; dắt díu nhau hàng trăm ki lô mét trên đôi chân, trên xe đạp.
Tổ chức nào, cá nhân nào yếu kém trong hệ thống?
Đại dịch làm thấy rõ ưu khuyết của tổ chức, cá nhân trong bộ máy, bộc lộ rõ hạn chế, yếu kém trong hệ thống mà điều kiện bình thường khó thấy – là nhận định của Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 9 của BCH Đảng bộ TP.HCM khóa XI, sáng 14-10.
Đó là một nhận định chính xác, trung thực, cấp thiết.
Một thành phố với bao đề án nào thông minh, nào sáng tạo; kể cả dự án đã khởi động nhưng hạ tầng công nghệ lại quá nhiều… hụt hẫng. 700.000 thông tin tiêm chủng sai sót trong hệ thống tập hợp dữ liệu vừa qua. Một phó chủ tịch UBND vốn là “trí thức bậc cao” chuyên ngành công nghệ thông tin đã “đóng góp” gì cho công tác chỉ đạo, phối hợp chỉ đạo triển khai kết nối mạng lưới công nghệ, nhất là lõi dữ liệu, tích hợp dữ liệu từ quốc gia đến thành phố để phục vụ cho trước/trong/sau đại dịch?
WHO thành lập nhóm nghiên cứu nguồn gốc COVID-19 mới
Tổ chức Y tế Thế giới đã thành lập một hội đồng các nhà khoa học mới với nhiệm vụ phục hồi điều tra nguồn gốc của vi rút corona gây ra đại dịch toàn cầu.
Nhóm nghiên cứu gồm 26 thành viên, đến từ các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria và Campuchia, lớn hơn nhóm 10 nhà khoa học quốc tế được cử đến Vũ Hán vào đầu năm nay, Vũ Hán là địa điểm đầu tiên ghi nhận sự bùng phát của COVID-19 vào tháng 12 năm 2019. Nhóm cũng sẽ có nhiệm vụ lớn hơn là dẫn đầu các cuộc điều tra về các dịch bệnh trong tương lai cũng như COVID-19.
Các chuyên gia y tế toàn cầu cho biết có thể họ sẽ gặp phải một số khó khăn tương tự như nhóm nghiên cứu đầu tiên gặp phải vào đầu năm nay như chặn quyền truy cập vào dữ liệu về các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên và các bằng chứng tiềm năng khác. WHO cho biết rằng không còn nhiều thời gian để kiểm tra các mẫu máu và các manh mối quan trọng khác ở Trung Quốc liên quan đến thời điểm, cách thức và địa điểm đại dịch bắt đầu.
Vẫn chưa được thoải mái hoạt động, chủ yếu phải nằm nhà nên tôi giở tờ báo giấy Geo ra đọc (xem hình 1), thấy tờ báo này bây giờ cũng khá gần tờ Spiegel là tiếng nói cho SPD thì đây là cho Die Grünen-Đảng Xanh mà sắp tới qua Jamaica hay Ampel, dù phương án nào đi nữa, sẽ cùng SPD thành lập chính phủ mới cho CHLB Đức.
Bài Stolz und Vorurteil-Kiêu ngạo và định kiến nói về nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ mà qua cựu Tổng thống Trump với Đảng Cộng hòa nó nguy hiểm đến thế nào, và phong trào dân túy, độc tài đối ngược với trào lưu tự do, dân chủ và toàn cầu hóa nay cũng đang nổi lên ở EU với vụ Brexit vừa qua, và đang lan rộng ở các nước châu Âu như Áo và Đông Âu là Hungary, Séc và Ba Lan mà nay cũng bắt chước Anh với trào lưu Polxit. Cá nhân tôi rất ủng hộ tự do, dân chủ và toàn cầu hóa nay cũng phải xét lại và thấy không thể nóng vội được vì con người rất phức tạp mà nay là 7 tỷ rồi cơ mà với các nền văn hóa khác nhau nên chắc chắn phải rất thận trọng. Nhưng dẫu sao vẫn nên lạc quan, nếu không có nó thì cuộc sống này buồn tẻ lắm sao!
Và cuốn sách „Angela Merkel, bảng tổng kết cho 16 năm công trình phá hoại“ của C.E. Nyder. Từ giác độ một tác giả Đức đánh giá một nhà lãnh đạo Đức gần đây khi so sánh bà ta đã làm gì cho nước Đức và chắc chắn là, trước hết là cho nhân dân Đức.
Amazon cho đọc trước ít trang, thấy chê nhiều hơn là khen, từ góc độ Đức mà. Tôi vốn mến mộ Merkel bởi lẽ bà là dân Đông Đức cũ, lại là nhà vật lý chuyên nghiệp trước khi đi làm chính trị và làm một cách hết sức nhân bản. Thế nhưng đấy là tình cảm cá nhân của một người Việt Nam từng học và làm việc lâu năm ở Đông Đức, chứ chắc chắn người người Đức hiện sống ngày hôm nay ở nước CHLB Đức phải có cái nhìn khác mình, tất nhiên.
Có một sự thật hiển nhiên làm làm một nhiệm kỳ 16 năm liên tục hệt như Helmut Kohl hay Franҫois Mitterand mà không có điều tiếng mới lạ chứ nhiều lời chê trách là tất nhiên. Chắc chắn là một cuốn sách đáng xem. Chỉ có điều, bao giờ cuốn sách được xuất bản bằng tiếng Việt đây?
Biết bao giờ cuốn sách được dịch ra tiếng Việt để người Việt chúng ta cũng có thể hiểu được người dân những nước văn minh họ sống sướng nhường nào, để mà phấn đấu được như vậy, về vật chất thì nhanh thôi nhưng về mặt tinh thần thì còn rất lâu đấy, vì nó phụ thuộc trình độ dân trí mà, điều mà ai cũng vẫn nói mà tôi vẫn bắt buộc phải nhắc lại, dù chẳng hề muốn thế.
…
Xin quay trở lại đề tài hồi ký. Như bài trước đã nói, khi ấy Việt Nam ta vừa qua cuộc kháng chiến chống Pháp để xây dựng một nhà nước mới mà ở Miền Bắc thì hầu như tất cả các chuyên gia cả người Pháp lẫn người Việt đều bỏ đi hết, một phần về Pháp nhưng phần lớn vô Nam. bàn thân gia đình tôi cũng có nhiều người ra đi nên ông chú Ba tôi có tên văn học là Ngụy Mộng Huyền, mới có căn hộ ở ngay Phố Hàng Bài mà ngày nay là quý đến thế. Nhưng khi người Pháp ra đi, họ sợ thành phố sẽ mất điện ngay vì người Việt không cho nhà máy điện Yên Phụ vào hoạt động được. Thế nên nói xây dựng ngành khoa học kỹ thuật thì quá mới. Ngành đo lường tiêu chuẩn ở Việt Nam quá mới nên nhận được sự giúp đỡ của CHDC Đức. Máy móc, thiết bị, tài liệu, sách vở dần được gửi về.
Như bài trước đã nói, lúc đầu chưa có việc gì, chị Mộng Hà và tôi được cử xuống thực tập 3 tháng ở Nhà máy Cơ khí Hà Nội vừa xây dựng xong. Sau đó thì chúng tôi giúp các anh chị, phần lớn tốt nghiệp các khóa đầu của hai trường ĐHBKHN và ĐHTHHN, học tiếng Đức. Riêng anh Khôi mà sau này là người bạn lớn thân thiết của tôi là tốt nghiệp Friedrich-Schiller-University Jena thì mải mê dịch các tiêu chuẩn của Đức mà thôi. Khi 1964 tôi đi học ĐHTHHN thì các anh chi này phần lớn cũng được đi thực tập hai năm ở các Cục Đo lường và Cục Tiêu chuẩn ở Berlin. Và ngày hôm nay thì cơ quan này ở ngay cạnh VHLKH&CNVN, tọa lạc số 16 Hoàng Quốc Việt, với diện tích và cơ ngơi chẳng hề kém cơ quan chúng tôi một chút nào. Mà xét về mặt quản lý đất nước thì cũng khó nói cơ quan nào quan trọng hơn. Chưa nói VKH&CNVN còn lâu mới thể hiện được vai trò của mình, nhưng tôi lại lạc đề mất rồi.
Kể về hai năm làm việc đầu đời ở Viện Đo lường trong nhóm Quang học với anh Tống Công Nhị và chị Mộng Hà có lẽ không nhiều vì so với bao nhiêu trải nghiệm khác thì nó là nhỏ nhoi, nhưng cứ thử nói những cái gì còn đọng lại trong não bộ. Năm đầu, chúng tôi có ít người còn đóng tạm trên tầng lửng tòa nhà 39 Trần Hưng Đạo, bây giờ tôi vẫn thấy hãi vì có cảm giác như muốn chạm đầu vào trần. May quá chỉ ít lâu sau thì tòa nhà 4 tầng ở 37 Trần Xuân Soạn cũng xây xong nên chúng tôi được chuyển về đấy, hết sức thoải mái vì nhà mới xây với nhiều phòng nhỏ, với ba chúng tôi thì hay nhưng để làm phòng thí nghiệm thì không được nên khi máy móc từ CHDC Đức bắt đầu về thì chúng tôi được UBND thành phố cho mượn một cái phòng to lắm, chắc chắn không dưới 30 m2 ở ngõ Phan Chu Trinh đâm vào Phan Huy Chú, ngay cạnh nhà ông bạn TT Công (bài trước tôi nói Hàng Chuối là nhầm, đúng ra là Phan Huy Chú), tạo hình thang với Hàn Thuyên. Những máy móc quang học khi đó về và tôi có tham gia chạy thử (vì có bản hướng dẫn sử dụng tiếng Đức mà) nay tôi còn nhớ là các máy kiểm tra bề mặt, máy so Abbe, các máy đo và so sánh chiều dài bằng quang học như máy đo căn mẫu cho phòng thí nghiệm. Cái máy to nhất, đắt tiền nhất là máy giao thoa kế để kiểm tra căn mẫu chuẩn quốc gia có độ chính xác nhất Việt Nam khi ấy, tức là dưới micromet. Bây giờ nhớ lại khi ấy học buổi tối với thầy Đặng Mộng Lân rồi sáng hay chiều loay hoay cùng bạn M Hà và A TCNhị với mấy cái máy, để hiểu rõ hiện tượng giao thoa ánh sáng là thế nào, và ứng dụng nó trên máy móc ra sao, những vấn đề mà ngay từ đầu đời, trong căn phòng nhỏ trên Schillerstraße, mình đã từng say mê đọc để biết rằng, vật lý học mới chính là ngành khoa học để hiểu biết thế giới mênh mông bao quanh chúng ta, và ngay ở tuổi U80 này, vào giờ phút đang ngồi viết những dòng này, tôi chẳng hề hối hận là mình từng đã đam mê môn vật lý.
Lại nhớ, hoàn toàn chẳng phải để „khoe“, mà khoe để làm gì? Lúc ấy Anh Nguyễn Đình Tứ mới ở Liên Xô về cũng có một căn phòng ở Khu nhà đỏ 4 tầng tại 37 Trần Xuân Soạn đó (nay chỉ rơi rớt vài phòng làm việc của Viện Xã hội học, và ít viện khác của VHLKHXH&NVVN thì phải). Anh có gọi tôi lại cho xem các kính ảnh và một số vật phẩm thí nghiệm khác của anh, và anh em có mấy buổi trò chuyện ở đó vì anh vốn là học trò cũ của cha tôi mà. Sau này có chuyện mâu thuẫn giữa anh với anh Hiệu, kéo dài mãi ra sau này và ảnh hưởng cả đến anh em cán bộ hai Viện Vật lý và Viện Hạt nhân, mới thấy, dẫu vẫn là vấn đề con người với nhau thôi, nhưng sao người Việt chúng ta khó làm việc với nhau thế. Tôi muốn nói tới vấn đề lớn hơn, dù nó đi lạc đề, nhưng dẫu sao vẫn là những trải nghiệm của cuộc đời. Sau này tôi có điều kiện làm việc với thầy và bạn người Đức và người Pháp, dù không nhiều, nhưng vẫn có thể tạm kết luận được, vì chắc chắn có nhiều anh em chúng ta có cùng quan điểm với tôi.
Còn nhớ như in những tối hàng tuần đều đặn thứ 2 và thứ 5 đến học bổ túc văn hóa 3 tiết ở hội trường tầng một rộng thênh thang mà chỉ lèo tèo 10 người, 15 người, mà tôi và TT Công là những đứa chăm nhất. tôi cố gắng nhập tâm những gì thầy nói vì là các anh tốt nghiệp những khóa đầu ĐHTHHN nên đều giỏi cả, nhất là thầy Đặng Mộng Lân thủ khoa khóa 3 khoa Lý thì miễn bàn rồi. Thầy Lân hiểu rất kỹ các nội dung vật lý của các hiện tượng thiên nhiên nên ngày hôm nay tôi mới yêu và hiểu nhiều về vật lý như vậy. Về nhà thì tôi còn chăm làm bài tập ghê gớm, làm hết tất cả các bài mà các thầy đã cho ở cả ba môn Toán Lý Hóa với hy vọng „đỗ đầu“, nay thì thấy nực cười nhưng thời đó là bình thường. Khi thi tôi hay mất bình tĩnh nên làm không tốt, „học tài thi phận“ mà. Tôi nhớ thầy Lân lúc ấy cứ tiếc mãi là tôi không thủ khoa, ít nhất là ở kỳ thi PTTH, chứ thi vào ĐHTH thì khó hơn rồi, bài sau tôi xin nhắc lại.
Tôi cũng nhớ một lần anh Hiếu, cán bộ giảng dạy cùng làm với mẹ tôi ở khoa Hóa đến thăm cha mẹ tôi. Lúc đó tôi đang cắm cúi học trước cửa nhà, thấy anh đến thì lại cứ tưởng nhầm là anh Vũ Đình Huy, sau này là GS ngành hóa dầu, đa tài, làm thơ rất hay, cán bộ của Viện Nhiệt đới, VKHVN, rồi chuyển về làm ở Vietsovpetro trong thành phố Vũng Tàu, còn nổi tiếng hơn nữa về vụ án thương tâm trong SG khi có một thanh niên, chỉ vì ghen tuông mà giết chết con gái anh. Anh Huy lúc ấy đang mê cô em gái tôi (thời ấy rất nhiều anh mê chứ không riêng anh Huy, tôi „nổi tiếng“ vì có cô em như thế, có nhiều người lại tưởng nhầm tôi là cậu em cơ, mà cậu em thua tuổi tôi cả con giáp cơ).
Anh Huy hay đến gọi nên ở nhà lại tưởng lần ấy là anh nên mới sai tôi ra „đuổi“. Thế là anh Hiếu mắng tôi té tát: „Tôi đến thăm cha mẹ cậu mà sao cậu lại ra cản tôi là thế nào, cả nhà tôi đều mắc cỡ chứ không chỉ riêng tôi. Có cô con gái xinh đẹp kể cũng „khổ“ thật đấy! Còn riêng cá nhân tôi, bây giờ ôn lại chuyện cũ, chẳng ngượng mà nói là đi ngoài đường ở Hà Nội thời ấy, có người còn nhầm gọi tôi là „Thế Anh (vai chính ở phim „Vĩ tuyến 17 ngày và đêm“) kia rồi“, dù tôi không hề quen biết cá nhân nghệ sĩ này. Còn Lâm Tới thì khi anh cùng đoàn làm phim của Mặt trận Giải phóng, đầu năm 1975 sang học ở Xưởng phim DEFA tại Babelsberg, Potsdam, thì tôi có đến dịch cả một ngày ở đấy, nên làm sao quên được?
Nhớ những lần đi chơi Noel và Tết quanh hồ Hoàn Kiếm với bạn Văn. Làm sao quên được, lúc ấy may quá đang cố tập trung học, nên cuối cùng mới „thích“ hay „mê“ cũng được bạn cô em mà bài sau kể. Hồi ấy ĐCSVN, vì chưa cướp được SG, còn giả bộ quan tâm đến tín ngưỡng, cho nghỉ cả ngày Noel lẫn ngày Phật Đản nên hai đứa chúng tôi gặp nhau đi chơi hàng ngày, Noel và Giao thừa thì cả đêm, đến sáng mới về.
Chơi ra chơi, học ra học nên tôi đã thi đỗ PTTH và đỗ kỳ thi tuyển vào trường ĐHTHHN năm 1964.
Xin trích nhật ký viết nhân ngày sinh nhật:
Hà Nội ngày 21.06.1964
Hôm nay mình đã 20 tuổi rồi.
20 năm, thời gian khá dài, nhưng mình đã khôn lớn bao nhiêu. Hai năm qua mình đã học được nhiều điều mới. Và mục tiêu mà mình tự đặt ra cho chính mình, còn chưa tới gần hơn. Thế nhưng có một cái là chắc chắn: mình sẽ luôn và mãi mãi đi theo mục tiêu này. Nhưng liệu mình có đạt tới nó hay không, thì dĩ nhiên không chỉ phụ thuộc chính mình.
Trước đây một tuần mình vừa thi đỗ tốt nghiệp phổ thông trung học. Mình đã làm rất dở.
Lần sau phải cẩn thận nhiều hơn nữa đấy, Tâm nhé!
Mười ngày nữa thì lại có kỳ thi khác: thi tuyển vào trường ĐHTHHN. Khi đó mình sẽ phải chứng minh, mình thật sự có những khả năng gì. Nếu mình đỗ thì mình đã đến gần mục tiêu của mình rồi, bởi lẽ mình muốn trở thành nhà vật lý để đóng góp cho sứ mệnh nhân loại, và đặc biệt là dân tộc mình, cơ mà.
Nói thế thì lẽ ra hơi đao to búa lớn đó, và đã vượt quá sự khiêm tốn của mình, thế nhưng hôm nay là ngày kỷ niệm sinh nhật, và ở ngày đó thì người ta có thể mơ tưởng nhiều cơ mà.
Nghiên cứu vật lý, nói thì sang trọng như thế, nhưng để đạt được điều ấy thì trước tiên phải thu thập nhiều tri thức đã, mà cái đó thì khó mà có ở trường ĐHTHHN. Nhưng đến học ở trường ĐHTH Humboldt Berlin thì điều đó chẳng dễ và không chỉ phụ thuộc vào mình.
Nhưng cái quan trọng nhất vẫn là mình phải hết sức nỗ lực, không ngại vượt khó, thì mình sẽ đạt tới cái mà mình mơ tưởng và mong muốn.
Mười ngày nữa thì kỳ thi đã đi qua, thế nhưng đứng trước mình là những khó khăn còn lớn hơn nữa. Các môn học ở đại học chẳng hề dễ, nhưng với sự kiên trì thì mình sẽ làm được tất cả những gì mình muốn, và cái đó thì mình có.
2 năm rồi thì mình đã luyện được việc chịu đựng và vượt qua cách học nặng nhọc, hết sức tập trung ở bậc cao. Thế nhưng lẽ ra mình cũng phải giữ được chính cái thần kinh ấy ở phòng thi cơ mà…
Sau đó là một đoạn ký nhật viết về mối tình lãng mạn với một cô gái mà tôi sẽ kể sau. Đang nghiêm túc cơ mà.
Bài cũng đã dài, xin hẹn lần sau kể tiếp.
Các hình minh họa:
1. Trang bìa tờ nguyệt san Geo số tháng bảy 2021