Việt Nam Thời Báo

VNTB – Một kinh nghiệm về phát triển cộng đồng ở Việt Nam.

Quang Nguyên 

(VNTB) – Những dự án phát triển cộng đồng tại VN do người dân tự xây dựng và điều hành thường không thành công vì nhiều lý do

Vài  năm trước, tôi và một số bạn bắt đầu dự án phát triển cộng đồng đầu tiên của mình tại Việt Nam với sự nhiệt tình tuyệt vời. Tôi nghĩ rằng chúng tôi, những người dân, sẽ đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam. Sau sáu tháng làm việc trên chương trình, tôi rời khỏi nó, cảm thấy chán nản. Tôi muốn tìm hiểu lý do tại sao chúng tôi, những người làm việc chung, đã thất bại với hy vọng rằng có thể làm việc tốt hơn trong   tương lai, sẵn sàng cho nỗ lực xây dựng cộng đồng mới. 

Trong bài này, tôi trình bày lý do dự án phát triển cộng đồng này thất bại và thử đề nghị một số biện pháp có thể được thực hiện để tăng xác suất thành công.

Dự án phát triển cộng đồng của chúng tôi do một số người Việt ở nhiều quốc gia chung tay nhắm vào một địa phương thuộc  Bắc Trung phần Việt Nam.

Bối cảnh chính trị xã hội Việt Nam

Việt Nam dưới chế độ độc tài, người dân bị giới hạn nhiều quyền tự do chính trị và quyền công dân cơ bản. Mọi người không được phép lên tiếng chống lại chính phủ, không được phép thành lập nhóm. Nhiều người đã bị ra tòa vì tội danh thành lập tổ chức lật đổ chính quyền, tụ tập bất hợp pháp, liên lạc và nhận tiền tài trợ từ nước ngoài. Điều này cản trở nỗ lực của người Việt trong nước khi muốn được bên ngoài giúp đỡ.

Vào tháng 4 năm 2016, Công ty Cổ phần Thép Formosa Hà Tĩnh ở tỉnh Hà Tĩnh, đã gây ra một vụ tổn thất rất lớn về môi trường Việt Nam. Chính phủ đầu tiên giữ im lặng, sau đó bênh vực công ty này, tuyên bố   rằng tai nạn gây ra bởi thủy triều đỏ, trước khi cuối cùng phải thừa nhận rằng nước thải độc hại từ nhà máy là nguyên nhân gây ra các vụ nhiễm độc. Cá chết trên diện rộng dọc theo 200 km bờ biển, ảnh hưởng đến bốn tỉnh, hàng chục đến trăm ngàn ngư dân mất ngư trường, ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến cuộc sống. Một số linh mục bênh vực quyền lợi dân địa phương bị chính quyền đe dọa, bị công an giả danh côn đồ đánh đập..…

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT tháng 4 năm 2016, cấm học sinh thực hiện các hành động mà họ cho là ‘gây hại’.   Thông tư này cấm học sinh ‘đăng, bình luận, và chia sẻ bài viết, hình ảnh với … nội dung có hại cho an ninh quốc gia, chống lại Đảng và Nhà nước.”   

Vào tháng 8 năm 2016, chính quyền kết án một nhà hoạt động, Nguyễn Hữu Quốc Duy, ba năm tù, với tội danh tuyên truyền chống nhà nước chỉ vì n. Những gì ông đã làm được đăng bài viết trên trang Facebook của mình. Chính phủ bắt giữ, bỏ tù một số lượng lớn các nhà hoạt động qua những phiên tòa thiếu minh bạch và với các bản án được định trước.

Song song đó, nhiều nhà hoạt động bênh vực cho dân chủ dân quyền và tự do tôn giáo đã bị bắt, cầm tù. Nhiều vùng đất đai của dân bị chính quyền giải tỏa, chiếm đoạt, bán lại cho các tập toàn bất động sản tư nhân.

Qua các sự kiện liên tiếp xảy ra trên, theo Tarrow, tác giả cuốn Power in movement, là   cơ hội chính trị cho các nhóm hoạt động đang tìm cách xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam với hy vọng một ngày nào đó đất nước sẽ có thể   hưởng nền dân chủ. Chúng tôi đã tận dụng lợi thế đó, lựa chọn một địa phương mà ở đó sinh kế của người dân đã bị phá hủy hoàn toàn, dự định  để giúp họ làm việc cùng nhau để cải thiện cuộc sống về kinh tế, để giúp họ tồn tại như một cộng đồng có sức mạnh để đối phó với trở ngại từ bên ngoài ảnh hưởng đến cuộc sống có thiên hướng tự do dân chủ của họ. Chúng tôi muốn bắt đầu một dự án phát triển cộng đồng trong hành trình dài củng cố xã hội dân sự ở Việt Nam.

Dự án

Chúng tôi cùng người dân địa phương bàn bạc, hình thành một nhóm nòng cốt của cộng đồng, làm việc chung, tìm lối thoát về kinh tế. Những người dân nòng cốt tại địa phương sau thời gian tìm hiểu đi đến quyết định đề nghị chúng tôi giúp đỡ   dự án phát triển các loại cá giống, từ cá cảnh đến các loại cá nuôi thả có năng suất cao phục vụ xuất khẩu vì phù hợp và thân thiện với môi trường địa phương, có thị trường tiêu thụ hấp dẫn và phù hợp khả năng cung cấp tài chánh của những người tài trợ từ ở Úc và Âu Châu, Hoa Kỳ, Canada, Pháp. Các thành viên của nhóm hỗ trợ này làm việc tự nguyện. Một số trong số họ đóng góp kinh phí cho dự án.

 Để thực hiện dự án này, hai người trong nhóm nòng cốt tại địa phương làm việc bán thời gian cho dự án được nhận trợ cấp. Nhóm địa phương và nhóm hỗ trợ họp trực tuyến hai tuần một lần để xem xét tiến độ dự án và thảo luận các bước tiếp theo.

Tại VN các dự án phát triển cộng đồng đều nằm trong tay chính phủ, các quan chức địa phương nắm quyền điều hành, phát triển theo mô hình của các nước phương Tây   và qua nhiều tầng lớp tham nhũng cho nên hầu hết đã thất bại dù được tài trợ dồi dào bởi các tổ chức NGO của phương Tây, thậm chí bởi các chính phủ nước ngoài. Chính phủ không mấy quan tâm, giúp đỡ đến các nhóm cộng đồng không dễ hoàn toàn tuân theo chỉ thị của họ, như các cộng đồng tôn giáo, đặc biệt là Kitô giáo, các cộng đồng bị chính phủ tước đoạt đất đai, n. Những cộng đồng tôn giáo không được công nhận… 

Xã hội dân sự trong cộng đồng rất yếu, có nhiều nguyên nhân cắt nghĩa điều này nhưng nguyên nhân chính do chính phủ độc tài không muốn phát triển các tổ chức cộng đồng có thể sống độc lập, vững mạnh và có ý thức tự do. Những dự án phát triển   cộng đồng được tư nhân kể cả trong hay ngoài nước giúp đỡ bị chính phủ quan sát dưới con mắt nghi ngờ, bị ngăn cấm, đánh phá. Người điều hành dự án rất thường bị chính quyền địa phương làm khó dễ.   

 Thứ nữa bản chất của những người nghèo, thiếu học có học vấn không đủ để ý thức đặt quyền lợi chung lên cao, thường chỉ biết vun vén về mình và luôn sợ hãi, phục tùng cá nhân có quyền hạn, uy tín hơn mình. Vùng nông thôn ở miền Bắc Trung phần Việt Nam mà chúng tôi cố gắng, bằng nỗ lực của mình và người dân địa phương phát triển, là nơi   cộng đồng này tự đặt mình dưới sự lãnh đạo tinh thần của tu sĩ sở tại. Rất ít tín đồ dám công khai bày tỏ quan điểm nếu nó đi ngược với các nhà lãnh đạo tinh thần của họ. nhưng họ sẵn sàng làm theo lời chỉ dậy của vị lãnh đạo tinh thần này về cả việc đời lẫn việc đạo.

Trong giai đoạn đầu của dự án, đội ngũ địa phương được gửi đi đào tạo bởi các chuyên gia. Sau đó, họ được cấp kinh phí để xây dựng một cơ sở gây giống, nuôi thử nghiệm. Sau vài tháng, các thử nghiệm sản xuất được địa phương báo cáo kết quả tuyệt vời. Giúp đỡ tài chính đã được gửi đến để xây dựng cơ sở sản xuất. Cho đến khi kết thúc giai đoạn xây dựng, vấn đề bắt đầu xuất hiện.

Thứ nhất, Nhóm lãnh đạo dự án tại địa phương bị tổn thương. Hai trong số các thành viên trong nhóm địa phương, trước đó không nhận được tiền trợ cấp, rời khỏi dự án vì lo ngại chính quyền địa phương và có những bất đồng khác trong nhóm mà chúng tôi không tìm hiểu rõ được. Nhóm điều hành cơ sở sản xuất đã giảm xuống còn ba người, gồm ông Thái, một người giàu có, thường cố gắng ảnh hưởng người khác trong các cuộc họp, người thứ hai, ông Mạnh, thường giữ im lặng mỗi khi ông Thái có mặt tại cuộc họp. Ông chỉ nói chuyện khi ông Thái vắng mặt. Người thứ ba, bà Hạnh, hầu như không bao giờ tham gia các cuộc họp.

Thứ hai, nhóm hỗ trợ hết kinh phí. Khi nhóm địa phương yêu cầu thêm kinh phí để trả cho chi phí vượt quá, nhóm hỗ trợ hết kinh phí. Dòng tiền cung cấp cho dự án ngừng chảy, mặc dù các khoản trợ cấp vẫn được thanh toán thường xuyên, các thành viên của nhóm địa phương bắt đầu vắng mặt trong các cuộc họp định kỳ và thường khi cuộc họp phải trễ   rất lâu để chờ một người. Tệ hại hơn, ông Thái, trưởng nhóm thường vắng mặt vì ‘việc riêng’, không kiểm soát các thí nghiệm và các công trình xây dựng. Những thông tin chúng tôi nhận được phải đợi cho đến khi trưởng nhóm trở lại. 

Thứ ba. Kết quả thử nghiệm sản xuất được báo cáo không trung thực. Khi nhìn thấy một số khác biệt, tôi đã đặt ra câu hỏi về kết quả thử nghiệm và chúng không được trả lời một cách thỏa đáng. Hơn nữa, số tiền thu được từ việc bán ra sản xuất thử nghiệm không được đưa vào báo cáo của nhóm địa phương. Nhóm hỗ trợ không biết tiền đã đi đâu. Tôi đã tự hỏi tại sao và sau đó, tôi tìm thấy một vấn đề lớn hơn nhiều.

Thứ tư. Dự án bị thâu tóm trong tay một gia đình. Chúng tôi phát hiện bà Hạnh là vợ ông Thái. Vì vậy, gia đình ông kiểm soát cơ sở hạ tầng dự án đặt trên đất nhà của họ. Trước đó, tôi đã không nhận ra mối quan hệ gia đình của họ bởi vì họ làm như không có liên hệ gì với nhau. 

Khi nhóm hỗ trợ cố gắng tìm cách bảo vệ dự án khỏi khả năng bị chiếm đoạt từ  chính phủ Việt Nam, ông Thái thâu tóm quyền kiểm soát công ty và phần lớn cổ phần. Hành động gây tổn hại đến dự án phát triển cộng đồng này của ông ta được như thuộc dạng gọi là ‘Elite capture’, theo nhiều tác/ học giả.   

Vậy nguyên nhân thất bại chính tóm lại là gì?

Một số tác giả cho rằng năng lực nhà nước mạnh mẽ là một điều kiện cần thiết cho nỗ lực phát triển cộng đồng để thành công (Ngân hàng Thế giới 1997; Fukuyama 2004). Ví dụ, năng lực nhà nước trong việc thực thi pháp luật càng mạnh, tham nhũng càng ít diễn ra. Ngược lại, Tilly (1985) cho rằng mục tiêu chính của nhà nước là sự sống còn của chính nhà nước, và mở rộng doanh thu của nó. Lập luận này có khả năng xảy ra dưới chế độ độc tài. Nếu có các dự án làm cho xã hội dân sự mạnh mẽ hơn, hoặc các dự án giúp cộng đồng đòi hỏi nhà nước tôn trọng   pháp luật, khó có thể không nhận được sự hỗ trợ của nhà nước. Những dự án này có thể bị coi là không hợp pháp trong chế độ độc tài, luôn có sự giám sát từ xa đến rất gần và thường có khả năng bị triệt phá gián tiếp hay trực tiếp.

Địa phương nơi chúng tôi làm dự án bị chính quyền kiểm soát gắt gao, từ trước vẫn có sự đụng chạm giữa cộng đồng tôn giáo ở đây và cảnh sát. 

Là những người từ ngoài VN, chúng tôi không được phép làm việc trực tiếp cho dự án phát triển cộng đồng trong xứ. Chúng tôi phải làm việc từ xa, phải giao phó đầu tư của chúng tôi cho các cá nhân mà chúng tôi không thể kiểm soát. Không ai trong chúng tôi, những người khởi xướng và quản lý dự án sống ở Việt Nam, hay chí ít có thể đi, lại VN để trực tiếp nhìn thấy sự tiến triển của dự án sử dụng số tiền mà chúng tôi đã đầu tư vào dự án.

Tôi tin rằng nền chính trị hẹp, độc tài, kiểm soát người dân chặt chẽ của nhà nước Việt Nam làm suy yếu khả năng thành công của dự án. Hơn nữa, nếu vốn xã hội là những người không đủ trình độ, có văn hóa thấp, mang bản chất nông dân chỉ chăm chú vào tư lợi, không đủ sức tham gia hành động tập thể   một thời gian dài, vốn xã hội thấp có thể cản trở hành động tập thể và phương pháp vận động để tốt hơn cải thiện khả năng nỗ lực tập thể.

Ước mong xóa bỏ sự yếu kém của xã hội dân sự và nâng cao vốn xã hội là lý do chúng tôi bắt đầu dự án. Trợ cấp có thể giúp tuyển dụng người tham gia, nhưng không thể kiểm soát họ. Như tôi đã đề cập ở trên, sau khi hai thành viên   không có trợ cấp trong số năm thành viên của đội rời đi, người điều hành dự án tại chỗ chỉ còn ba thành viên, hai trong số họ là từ cùng một gia đình. Dự án này bị thâu tóm vào tay của người đứng đầu tại chỗ, khôn ngoan, có thế lực và tài chánh cao hơn, bằng cách cấu kết lợi ích gia đình, đặt cơ sở sản xuất trong đất đai riêng, không minh bạch thu chi và ngầm dứt dự án khỏi tay các nhà tài trợ, biến của chung thành của riêng.

Một số đề nghị giúp khả năng thành công của dự án xã hội dân sự

 Đề nghị của tôi để có thể thành công trong một dự án xã hội dân sự có điều kiện tương đương trường hợp này:

1. Giao dự án phát triển cộng đồng vào tay vị lãnh đạo tinh thần địa phương.

Ông ta dám chống lại các đòi hỏi vô lý của chính quyền hòng làm suy yếu hay đánh sập dự án. Trong quá khứ, vị tu sĩ này đã có thành tích bênh vực dân địa phương bảo vệ quyền lợi của họ.

Khi dự án dược giao vào tay vị lãnh đạo tôn giáo cộng đồng địa phương, chúng ta có thể ngăn chặn hay giảm bớt khả năng chiếm đoạt đầu tư. Chúng tôi có thể yêu cầu ông nhận sự đầu tư như một món quà cho giáo xứ. Bằng cách này, chúng tôi sẽ có thể ngăn chặn ông khó ông thể biến dự án đầu tư thành của riêng. Nhà lãnh đạo tinh thần này có trách nhiệm về nhân sựư đdiều hành dựư án, có thể đề cử hay thay thế thành viên trong nhóm. Tất nhiên, dự án có thể bị tham nhũng bởi chính ông ta, nhưng nếu cộng đồng biết rằng khoản đầu tư thuộc về cộng đồng và cùng kiểm soát nó sẽ ngăn chặn khả năng này rất nhiều. Vị lãnh đạo tinh thần và nhóm người điều hành được thúc đẩy bởi niềm tin tôn giáo   và vào các biện pháp trừng phạt của cộng đồống khiến sự minh bạch rõ ràng hơn. Những người điều hành dự án   có thể phải tuân theo các quy tắc và chuẩn mực không chính thức thiết lập và thực thi các nghĩa vụ của họ với cộng đồng.

2. Tuy nhiên, việc mời vị lãnh đạo tinh thần trực tiếp điều hành dự án không phải dễ vì vị này còn trách nhiệm rất lớn với cộng đồng tín đồ của ông. Chúng tôi đã có thể cải thiện hiệu suất dự án rất nhiều nếu chúng tôi giao phó dự án và đầu tư cho cộng đồng nói chung thay vì dựa vào một số cá nhân không có trách nhiệm. Hầu hết mọi người không biết chắc chắn rằng khoản đầu tư không thuộc về ông Thái. Hơn nữa, vì giàu có và thế lực trong cộng đồng, ông ta có thể đủ sức khả năng để xóa bỏ tin đồn về chiếm đoạt của mình.

Tóm lại, có một số cạm bẫy quan trọng mà chúng tôi có thể tránh được là tham gia nhiều hơn với cộng đồng. Chúng tôi có thể giao phó tài sản cho cộng đồng thay vì vài cá nhân. Chúng tôi cố gắng mời gọi các nhà lãnh đạo tinh thần của cộng đồng, áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng dọc chặt chẽ và kiểm soát chéo lẫn nhau giữa những người trong dự án. 

 

____________________

References

Centeno, M. A., Kohli, A., Yashar, D. J., & Mistree, D. (Eds.). (2017). States in the Developing World. Cambridge University Press.

Fukuyama, F. (2004). The imperative of state-building. Journal of democracy, 15(2), 17-31.

Greif, A. (2006). Institutions and the path to the modern economy: Lessons from medieval trade. Cambridge University Press.

Olson, M. (2009). The logic of collective action (Vol. 124). Harvard University Press.

Ostrom, E. (2015). Governing the commons. Cambridge university press.

Pritchett, L., Woolcock, M., & Andrews, M. (2013). Looking like a state: techniques of persistent failure in state capability for implementation. The Journal of Development Studies, 49(1), 1-18.

Putnam, R. D. (2000). Bowling alone: America’s declining social capital. In Culture and politics (pp. 223-234). Palgrave Macmillan, New York.

Sheely, R. (2015). Mobilization, participatory planning institutions, and elite capture: Evidence from a field experiment in rural Kenya. World Development, 67, 251-266.

Tarrow, S. G. (2011). Power in movement: Social movements and contentious politics. Cambridge University Press.

Tsai, L. L. (2007). Solidary groups, informal accountability, and local public goods provision in rural China. American Political Science Review, 101(2), 355-372.

Tilly, C., Evans, P., Rueschemeyer, D., & Skocpol, T. (1985). War making and state making as organized crime. Violence: A reader, 35-60.

World Bank. 1997. The State in a Changing World. Washington, D.C. World Development Report. 

 

 

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.