VNTB – Mua bán dâm và tham vọng quyền lực

Giang Nam (VNTB) Đáng lẽ, nếu cần,chỉ nêu danh phê phán những “tú bà” hành nghề thu lợi mà trốn thuế, báo chí tha hồ mặc sức hành hạ bêu riếu những cô gái bán dâm. Điều này đáng suy nghĩ, để phân biệt giữa Chủ Nghĩa Nhân Văn thực sự và thói Đạo Đức Giả đang hoành hành.


Vừa qua, một loạt trang tin-báo Nhà nước đã cho đăng tải về đường dây mại dâm qua mạng xã hội của giới người mẫu ca sĩ. Trong đó có Vietnamnet, VOV, Một thế giới.

Bài viết này đặt vấn đề là có rất nhiều kẻ quan chức bán tài nguyên đất nước, bán và cho thuê ruộng đất của công, bán chức vụ – những thứ vốn không phải tài sản của họ.

Như bộ GTVT và BOT bán mặt đường vốn không phải tài sản của chúng.
Pháp luật bảo vệ “quyền” của bọn chúng và kiêng né khi có mâu thẫn xung đột lợi ích với nhân dân.

Tuy nhiên pháp luật cấm cản những cô gái bán cái quyền sở hữu của họ. 

Đám báo chí nhà nước bất lương cũng xúm xít chụp ảnh đưa tin, như đàn kền kền ăn theo hổ báo…

Và còn nhiều báo chí khác cũng đua nhau hăm hở đưa tin gái bán dâm với thái độ hả hê..

Xin giới thiệu ý kiến hai luật sư về sự việc trên.
Bao giờ mãi dâm được Pháp luật bảo vệ?

Theo blogger Hoàng Dũng ghi chú trong một bức ảnh được cho là “diễn viên Bảo An, người bị CA.HCM bắt vì bán dâm. Giá bán của cô là khoảng $ 2,500/lần.”

Tuy nhiên, sở dĩ blogger này không che mặt vì người được chụp đẹp. Và quan trọng hơn theo blogger này là, ông không nhận thấy mua bán dâm có điều gì xấu để che mặt.

“Tôi không thấy có điều gì xấu để phải che mặt. Bảo An bán cái cô ấy có và có thỏa thuận giá cả bình thường, thuận mua vừa bán. Người mua dâm cũng vậy, họ sẵn sàng bỏ ra từng đó tiền để được chiều chuộng, vui vẻ, dù có thể có người chẳng còn làm ăn được gì.
Đàn ông ít người không mua dâm. Nhưng chắc chắn là có người không mua. Tôi nói thế để các bà khỏi đánh đồng. Tôi có ít nhất 2 người bạn như vậy.
Bảo An chẳng có gì phải xấu hổ, em ạ. Hành vi của em có từ thời loài người mới ra đời. Nó chỉ đơn giản là bị cấm ở VN thôi. Rồi bọn bán nước kia sẽ sớm phải luật hóa mãi dâm, để còn bám háng các em. Ngày đó không còn xa.

Nhìn về Cai Lậy, mỗi ngày hàng trăm ngàn người phải trả tiền cho sản phẩm dịch vụ mà họ không hề sử dụng kìa. Bọn khốn ăn chặn đó mới đáng lên án, Bảo An em ạ.”

Ý kiến của luật sư Luân Lê vào ngày 18/08 cũng đã cho biết, “một xã hội kỳ lạ khi coi hành vi tình dục của con người (thông qua mua bán) là bất hợp pháp, trong khi đây là nhu cầu tự nhiên nhất của một con người từ thuở sơ khai. Nhưng họ lại coi nó là bất hợp pháp để xử phạt cả những người bán lẫn những người mua.

Trong khi các quốc gia phương Tây, hay như Thái Lan, Nhật Bản, họ coi việc mua bán dâm là một nghề kinh doanh, được pháp luật bảo hộ về thân thể, danh dự, nhân phẩm, được đóng bảo hiểm và khám sức khoẻ định kỳ, và họ phải nộp thuế như người có thu nhập khác trong xã hội.

Vậy nhưng xã hội họ có suy đồi, tha hoá hay các hành vi mang dấu hiệu tội phạm như dâm ô, hiếp dâm, cưỡng dâm có nhiều như ở đất nước chúng ta không? Vì hành vi tính dục của con người bỗng bị khống chế và hiểu sai bản chất của nó nên coi nó là bất hợp pháp cần ngăn chặn. Điều ấy chỉ có thể viện dẫn vì lý do “văn hoá và đạo đức”. Tuy nhiên, phạm trù văn hoá và đạo đức chỉ là thứ quan niệm chủ quan, phụ thuộc vào trình độ nhận thức của con người nơi nó được sinh ra. Khi con người không được đáp ứng cả về mặt tư tưởng (trói buộc và áp đặt người ta không được nghĩ khác, nghĩ khác là “tự diễn biến”) và ức chế cả về bản năng mang tính nhu cầu thì những con người trong trạng thái xã hội ấy sẽ nảy nòi ra vô cùng nhiều những thứ quái đản và nhiều trong số đó là các hành vi tội phạm ghê gớm.

Nhìn theo một khía cạnh khác, ở nơi nào mà lại có lắm diễn viên, người mẫu, hoa hậu và người đẹp bán dâm đến thế, cả thạc sỹ, sinh viên hay công nhân lao động chân tay, cũng đều có nhu cầu bán dâm, hoặc vì trang trải cuộc sống, hoặc vì nhu cầu cần được giải toả vì bản năng sinh học của họ.

Vậy nhưng một quan hệ mang tính tự nhiên, được hai bên đồng thuận để đáp ứng cho nhu cầu của mỗi bên, lại bị coi là bất hợp pháp và mỗi khi được bêu tên trên báo chí thì xã hội lại quay ra coi khinh hay xổ toẹt bãi nước bọt vào họ. Họ có lấy của ai đâu? Bao bọn có quyền lực tham nhũng, tìm cách vơ vét ngân khố, tìm mọi cách làm giàu bất chấp môi trường, giá trị con người, thậm chí câu kết để cướp đoạt các lợi ích của quốc gia, thì bọn chúng mới đáng khinh bỉ, ghê tởm và cần phải xử lý. Chứ không phải thấy chúng tàn phá thì lại im lặng và tặc lưỡi coi đó là chuyện bình thường và thậm chí lắm khi còn hùa theo chúng để kiếm chác lợi ích cho bản thân mình.

Cũng như đánh bạc, hành vi mua bán dâm là những mưu cầu đời thường của con người, và khi coi nó là hợp pháp thì sẽ có những quy định để điều chỉnh nó một cách văn minh và tiến bộ, từ đó tạo ra được nếp sống và lớn hơn là nhận thức chung cho một xã hội có một cách nhìn và đánh giá chuẩn xác cũng như tốt đẹp hơn.

Câu chuyện về giá trị của gái đĩ cũng nhiều và rất cảm động. Như Thuý Kiều truyện của cụ Nguyễn Du mà chúng ta vẫn học đó thôi. Người Việt Nam cảm thương và thông cảm với Kiều. Như mối tình lãng mạn của một triệu phú với một cô sinh viên buộc phải làm đĩ ở một đại lộ trên phố Manhattan đã được dựng thành phim “Pretty Woman” đó thôi. Như câu truyện nổi tiếng trong Trà Hoa Nữ giữa một gái điếm với một Nam tước giàu có quý tộc đó thôi.

Nên việc làm đĩ, không quan trọng, mà họ làm gì trong hoàn cảnh của họ mới là việc đáng để bàn tới.

Hành vi tình dục là một nhu cầu của con người, và nó cũng giống như tham vọng quyền lực của mỗi người chúng ta, nhưng cái chúng ta cần là điều chỉnh nó chứ không phải là triệt tiêu nó – tức bắt con người ta không được “tham vọng quyền lực” cũng như “bắt bớ hành vi mua bán dâm” vậy.

Ghi chú: bài viết thể hiện quan điểm tác giả, không thể hiện quan điểm của IJAVN.
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)