VNTB – Mức độ tham gia của người dân Việt Nam vào việc lựa chọn Chính phủ?

VNTB – Mức độ tham gia của người dân Việt Nam vào việc lựa chọn Chính phủ?

Lynn Huỳnh

(VNTB) – Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), mức độ tự do bày tỏ quan điểm của người dân, mức độ tham gia của người dân vào việc lựa chọn Chính phủ (Voice and Accountability) còn thấp (chỉ đạt 10 trên thang điểm 100), và đặc biệt là chỉ số này giảm dần từ năm 1996 đến nay.

Yếu tố hàng đầu được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi đi tìm kiếm thị trường là gì? Câu trả lời chính là pháp luật. Bởi pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là một trong những cơ sở để đánh giá nền kinh tế. Vì lẽ đó, trên thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài thường sử dụng “Chỉ số chính phủ” (world governance indicators) của một quốc gia để đánh giá, dự đoán ảnh hưởng của tình hình chính trị, luật pháp tại các nước này nhằm đưa ra các quyết định đầu tư.

Đây là chỉ số được Worldbank tạo ra nhằm đánh giá 215 quốc gia trên thế giới với 6 chỉ số con: Chỉ số kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption); Chỉ số hiệu quả chính phủ (Government Effectiveness); Chỉ số ổn định chính trị (Political Stability and Absence of Violence/Terrorism); Chỉ số thực thi pháp luật (Rule of Law); Chỉ số xây dựng pháp luật (Regulatory Quality); Chỉ số tiếng nói người dân (Voice and Accountability).

Điều dễ nhận thấy là những chỉ số này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình pháp luật của một đất nước – tham khảo https://info.worldbank.org/governance/wgi/

Chỉ số tiếng nói người dân Việt Nam được Worldbank đánh giá dựa trên quyền lợi của người dân vào việc tự chọn bộ máy chính phủ của mình. Ngoài ra chỉ số này còn được tính theo các quyền tự do bao gồm tự do ngôn luận, tự do tổ chức và tự do báo chí. Với thang điểm 100, Voice and Accountability của Việt Nam là 10.84, của Trung Quốc là 4.93, của Singapore là 42.86, của Hoa Kỳ là 81.28, …

Chỉ số Voice and Accountability – Chỉ số tiếng nói người dân Việt Nam liệu có được cải thiện, khi sắp tới đây sẽ được Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV phê chuẩn EVFTA?

Thực ra cũng không nhiều hy vọng lắm. Tham khảo một nghiên cứu ở tài liệu http://eubg.eu/upload/files/801262982_DROITS%20DE%20L%E2%80%99HOMME%20ET%20ACTION%20EXTERIEURE.doc, đã cho thấy, EU không nhất quán khi áp dụng các quy định trừng phạt khi bên kia vi phạm các cam kết về nhân quyền.

Dường như EU đã và đang áp dụng chính sách mềm nắn rắn buông. Các biện pháp mà EU áp dụng đối với các quốc gia vi phạm nhân quyền mang tính phân tán, ngoại lệ, lựa chọn và không nhất quán.

Điều này cho thấy rằng các FTA, trong đó có EVFTA, mặc dù là các điều ước quốc tế về thương mại mang tính pháp lý, nhưng việc thực thi phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố kinh tế – chính trị. Vì vậy, bên cạnh việc hài hòa hóa các quy định của pháp luật quốc gia với các cam kết quốc tế, đòi hỏi Việt Nam cũng phải chuẩn bị cả các yếu tố về địa chính trị khi tham gia cuộc chơi kinh tế toàn cầu. Chính điều này hứa hẹn mang đến hy vọng Việt Nam sẽ giảm thiểu các hoàn cảnh bi thương của ‘tù nhân lương tâm’.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)