Diễm Mi
(VNTB) – Chế độ do Tập Cận Bình lãnh đạo tìm cách tăng cường chiến lược tại các quốc gia bị suy sụp kinh tế sau đại dịch Covid-19.
EU chịu áp lực từ Trung Quốc và buộc phải bớt gay gắt trong bản báo cáo về Covid-19. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng thương mại mà Bắc Kinh áp đặt lên các nước.
Tập Cận Bình tận dụng đại dịch Covid-19 như là cơ hội để định hình các hình thức quan hệ với các quốc gia mà nền kinh tế đang suy yếu.
Với ngoại giao khẩu trang, đã khiến kế hoạch gây ảnh hưởng của Bắc Kính đối các quốc gia trở nên đơn giản, giá rẻ và hiệu quả hơn. Rõ ràng nhất là giúp Tập Cận Bình xoa dịch chỉ trích trong nước và làm sạch lại hình ảnh sau những sai lầm trong xử lý dịch bệnh thời kỳ ban đầu.
Chính sách đối ngoại này có nguồn gốc từ nguồn lực kinh tế mà Bắc Kinh xây dựng trong hơn ba thập niên qua, trong thời kỳ mà thế giới phương Tây nhượng bộ, ngây thơ trông chờ một đối tác thương mại Bắc Kinh mạnh về thương mại nhưng tự do về chính trị.
Bắc Kinh vận dụng khá tốt chính sách đối ngoại khẩu trang, đặc biệt là những nơi mà tính minh bạch là điều xa xỉ. Mỹ Latinh và Châu Phi và một số quốc gia tại Châu Á đứng đầu danh sách này.
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên, trước đó Bắc Kinh đã có một quá trình dài thể hiện kiểm soát các quốc gia dân chủ lẫn phi dân chủ.
EU, dù mạnh mẽ hơn và với các thể chế đầy đủ, cũng lần lượt rơi vào vòng tay Tập Cận Bình, dưới sức mạnh của đồng tiền. Những lĩnh vực nhạy cảm như mạng 5G chỉ được một số quốc gia trong khối EU đánh giá lại khi Covid-19 tàn phá nền kinh tế, xã hội và Bắc Kinh liên tục tìm cách đổi trắng thay đen trong ngôn ngữ ngoại giao. Trước dịch, lục địa già bị hấp dẫn bởi thị trường hoành tráng, và các doanh nhân nhà nước Trung Quốc đã đến và bắt đầu mua lại các công ty và sao chép trí tuệ doanh nghiệp của họ. Người Hà Lan, Hy Lạp và Bỉ, Anh, Đức biết đằng sau điều đó là gì nhưng các quốc gia này không cưỡng lại được sức mạnh của đồng tiền đầu tư đầy hào phóng từ người Trung Quốc.
Tại các quốc gia đang phát triển tại Châu Á, Mỹ Latinh, Châu Phi,… các khoản vay khổng lồ và dễ thở trong thủ tục hành chính từ Bắc Kinh gây choáng ngợp đối với các nhà lãnh đạo và hoa hồng cho người ký quyết định là điều không thể thiếu.
Trong trường hợp quốc gia vay nợ bị vỡ nợ như – Venezuela – Trung Quốc sẽ càng dễ dàng tiếp quản các lĩnh vực chiến lược hơn. Mỗi quốc gia có một thứ gì đó hấp dẫn để cung cấp cho Bắc Kinh: cảng, khí đốt, nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện, đường thủy, đường sắt, dầu thô, khai thác mỏ. Đáp lại sau mỗi lần đầu tư, quyền lao động, môi trường, sức khoẻ nhân công bị bỏ rơi. Bắc Kinh không thèm quan tâm những quyền đó, điều Trung Quốc nhìn thấy qua công việc hoặc đầu tư là mục tiêu địa chính trị. Covid-19 tiếp tục cho Bắc Kinh làm điều đó thông qua chiến dịch ngoại giao khẩu trang.
Bắc Kinh chào hàng đầy hào phóng dưới mác viện trợ nhân đạo, nhưng đằng sau chính sách này là điều kiện kèm theo, hoặc tiền hoặc một nhượng bộ đầu tư nào đó.
Chẳng hạn, Venezuela, Bolivia, Peru, Ecuador và Argentina là một số quốc gia nơi đồng nhân dân tệ thao túng.
Agentina – quốc gia mà Tổng thống Macri đã ủng hộ và tham gia vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
“Tính đến năm 2018, hơn 50 công ty Trung Quốc đang hoạt động tại Argentina, bao gồm Huawei, ZTE, Shanghai SVA, China TCL Group, Nanjing Jincheng, Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.” (*)
Tại chế độ độc tài do Nicolás Maduro lãnh đạo, chẳng hạn, là một đối tác và con nợ tuyệt vời. Theo Cơ sở dữ liệu tài chính của Trung Quốc và châu Mỹ Latinh, các khoản tín dụng đổ bộ vào Caracas trong mười năm qua đạt khoảng 62 tỷ USD, và nguồn tài nguyên dầu mỏ trở thành con tin cầm cố.
Tại Anh Quốc – quốc gia gạt bỏ cảnh báo an ninh về mạng 5G do Huawei triển khai cho đến khi bừng tỉnh sau cú sốc nặng Covid-19.