VNTB – Mỹ còn lệ thuộc Trung Quốc, huống hồ Việt Nam…

VNTB – Mỹ còn lệ thuộc Trung Quốc, huống hồ Việt Nam…

Hiền Lương

(VNTB) – Chiến dịch vận động tranh cử nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa được công bố với những lời hứa về việc làm, vắc xin Covid-19 và chính sách chấm dứt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Cụ thể sẽ mang 1 triệu công việc của ngành sản xuất từ Trung Quốc trở về Mỹ, trong đó sẽ hỗ trợ thuế cho các công ty mang sản xuất từ Trung Quốc về lại Mỹ. Chiều ngược lại, các công ty giao các công đoạn xử lý (outsource) cho Trung Quốc sẽ không được ký hợp đồng liên bang ở Mỹ.

Trong một diễn biến khác, từ tuyên bố trong chiến dịch vận động tranh cử nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho thấy Trung Quốc càng bị Mỹ làm găng thì Hàn Quốc càng thêm khó xử.

Quá trình đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Triều Tiên càng bế tắc thì Hàn Quốc càng phải dựa nhiều hơn vào Trung Quốc. Cả Trung Quốc lẫn Hàn Quốc đều phải lo chuẩn bị ứng phó với mọi kịch bản có thể xảy ra với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới, quan hệ của họ với Mỹ cũng như giữa Mỹ và Triều Tiên sau cuộc bầu cử mà chỉ với thống nhất quan điểm và phối hợp hành động thì họ mới có thể cùng ứng phó hiệu quả nhất.

Vậy thì Việt Nam sẽ như thế nào trong bàn cờ này của thế giới?

Có ý kiến bình luận thế này: “40 năm trước Mỹ dẫn đầu khối tư bản bắt tay với Trung Quốc, thế là đại bàng thi nhau đến đậu ở nước này. Giờ Mỹ – Trung trở mặt thì đại bàng bỏ đi. Nhưng cái đáng tiếc và tất yếu là đại bàng sẽ đa phần chọn Ấn Độ và các nước khác hơn là Việt Nam. Lý do thì đơn giản thôi, Mỹ và các đồng minh tư bản cần nâng đỡ Ấn Độ và các xứ nằm trong “vành đai thứ nhất ở Indo-Pacific” ngay lúc này và ít nhất 30 năm sau này.

Chúng ta đã nói nhiều về việc Mỹ và Ấn cần nhau trong hợp tác chiến lược quân sự để bao vây Trung Quốc lâu dài, thế thì Ấn Độ cần tiền để nuôi binh lính của họ. Vợ con gia đình binh sĩ Ấn Độ cũng cần công ăn việc làm ổn định để đàn ông yên tâm cầm súng ra biên giới Ấn – Trung. Thế nên tất yếu là các đại bàng tư bản nên hạ cánh ở đây. Chuyện tiếp theo là các đại bàng đậu ở Ấn sẽ yên tâm là trong ít nhất 50 năm, vì cần Ấn nên Mỹ sẽ góp phần giữ ổn định chính trị tại xứ này. Máy bay Trung Quốc sẽ bị Mỹ và các đồng minh ngăn cản khi muốn ném bom lên đầu các đại bàng ở Ấn Độ”.

Trong bối cảnh ấy, nếu như một lãnh đạo nào đó của Việt Nam sử dụng chiêu bài “thoát Trung” cho tìm kiếm lá phiếu tín nhiệm trong nội bộ Đảng, liệu có khả năng thực thi?

Rõ ràng là giờ đây không thể dừng ở tuyên bố chung chung về “thoát Trung”, mà cần sự cụ thể và những cam kết về tiến trình thực thi. Đây là điều mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang áp dụng.

Giả dụ, với những thỏa thuận của các FTA như CPTPP, EVFTA, các lãnh đạo trong nhiệm kỳ mới của Đảng, của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam sẽ rốt ráo đáp ứng về hoàn thiện hệ thống pháp luật mà những FTA này đặt ra, để qua đó sẽ có thể mạnh miệng cho tuyên bố trước quốc dân, là bước đầu, một số ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam không còn phải lệ thuộc vào Trung Quốc.

Tiếp theo, Việt Nam sẽ chấm dứt việc xuất khẩu nông sản qua đường tiểu ngạch, và những hợp đồng ngoại thương ưu tiên cho giao dịch bằng đồng đô la Mỹ (USD), thay cho việc chấp nhận cả đồng Nhân Dân tệ (CNY) của Trung Quốc như lâu nay. Vấn đề này hiện tại Việt Nam đang thấm đòn khá rõ từ chuyện giao dịch bằng CNY, qua việc Trung Quốc liên tục hạ giá CNY nhằm đối phó với Mỹ trong cuộc chiến thương mại, đã ảnh hưởng khá nhiều đến xuất khẩu của Việt Nam, nhất là nông sản.

Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá đồng CNY sẽ tạo ra chênh lệch rất lớn giữa đồng tiền của nước này so với VND, vì thế, giá trị của VND so với CNY đã tăng lên. Điều này, dẫn đến giá hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam nói chung, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu nói riêng sang Trung Quốc sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc xuất khẩu của Việt Nam.

Đơn cử, trong cơ cấu hàng thủy sản, mặt hàng tôm của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với các đối thủ tại thị trường Trung Quốc. Hiện nay, tại thị trường Trung Quốc, Ấn Độ cũng có nguồn cung tôm giá rẻ trong khi đồng Rupee cũng bị phá giá sâu so với USD, nên chênh lệch mất giá với CNY ít hơn so với VND. Khi Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, hàng hóa của Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh mạnh hơn…

Dĩ nhiên sẽ có ý kiến rằng IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) đưa vào rổ tiền thanh toán quốc tế, đồng CNY đã và đang được quốc tế hóa ngày càng rộng rãi hơn, để tiến tới phá vỡ dần vị thế độc tôn của đồng bạc xanh.

Song, vị thế độc tôn của đồng bạc xanh trước mắt vẫn sẽ rất khó thay đổi. Nhiều tổ chức đã số hóa USD. FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) đã tuyên bố có khả năng phát hành USD kỹ thuật số.

Ngoài ra, với tỷ trọng thanh toán thương mại quốc tế bằng USD chiếm 90%, dự trữ ngoại hối trung bình toàn cầu hơn 50%, sẽ còn rất lâu ngôi vương của USD mới có thể suy suyển, chứ chưa nói tới một năm tới, kể cả khi nước Mỹ đang tạm thời gánh những áp lực như hiện tại. Lưu ý, Mỹ hiện chiếm tới gần 1/3 nợ công toàn cầu, nên việc thay thế ngôi vương của đồng USD là bất khả. Ít nhất trong 10 năm tới, USD vẫn còn yên ổn, có thể có thêm phiên bản kỹ thuật số, thậm chí còn tăng giá.

Vượt lên trên tất cả, từ đại dịch Covid cho thấy cuộc sống cũng đã và đang là một lời nhắc nhở: Không có gì là không thể xảy ra…

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (2)
  • comment-avatar
    Tam Luong Hong 4 years

    Thế giới còn lệ thuộc huống chi là Hoa Kỳ và Việt Nam ….

  • comment-avatar
    Dien Vu 4 years

    Cac anh o VN. co hieu the nao la nguoi MY le thuoc vao nguoi TAU ? va le thuoc cai gi ? cac anh co hieu ? hay mo cai bo oc eo hep cua minh ra de ma dung chu le thuoc ,con VN. cac anh le thuoc cua nguoi TAU moi thu nhu : chu nghia xh van hoa lua dao va thich lam nhung dieu toi den v.v. co dung kong 100% . quy vi se chui toi phan dong ? phan dong moi thu khi noi xau VN.