Phương Thảo (Hà Lan) dịch
(VNTB) – Quay trở lại Nam Ô, người dân chài đơn độc đứng lên thu dọn đồ nghề. Một chiếc thuyền đánh cá nhỏ đi ngang qua có treo một lá cờ Việt Nam tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Ông ta vẫy tay chào và rồi quay đầu đi về nhà dọc theo bờ biển vắng lặng.
(VNTB) – Quay trở lại Nam Ô, người dân chài đơn độc đứng lên thu dọn đồ nghề. Một chiếc thuyền đánh cá nhỏ đi ngang qua có treo một lá cờ Việt Nam tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Ông ta vẫy tay chào và rồi quay đầu đi về nhà dọc theo bờ biển vắng lặng.
Sự bình yên trên biển Nam Ô ngày nay. Ảnh: mucdong (xomnhiepanh) |
Nam Ô
Một người dân chài đơn độc dõi mắt theo những chuyển động của bóng râm. Với chiếc nón lá che nắng trên đầu. ông ta ngồi một mình trên bãi biển cách Đà Nẵng 14 km về phía bắc. Sau lưng ông, những đám ruổi bu kín những đống rác nằm trên bãi cát. Với nhiều người qua lại nơi đây, sẽ chẳng có gì đặc biệt để gợi nhớ câu chuyện đã xảy ra ở đây trước kia .
Chính ngay bãi biển Nam Ô này vào lúc 9:30 ngày 8 tháng 3 năm 1965, 3.500 thủy quân lục chiến Mỹ đã đổ bộ đến và trở thành những người lính Mỹ đầu tiên đặt chân đến Việt Nam.
Vào lúc đó, chính quyền Miền Nam Việt nam với sự hậu thuẫn của Mỹ đang phải gánh chịu sự tranh chấp về quyền lực giữa những người lãnh đạo và tướng lĩnh quân đội. Lực lượng Cộng sản Bắc Việt đang lợi dụng tình thể để tiến sâu vài miền Nam bằng đường mòn Hồ Chí Minh và giành được quyền kiểm soát các vùng ngoại thành. Du kich Việt Cộng đã tấn công vào các cơ quan của Mỹ ở miền Trung Việt Nam vào tháng Hai. Lúc đó họ đang tiến gần đến Đà Nẵng. Tướng William Westmoreland yêu cầu sự trợ giúp của hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ và vào lúc gay cấn nhất tổng thống Lyndon B Johnson đã chấp thuận yêu cầu này…
Việc đổ bộ đã được lên kế hoạch rất cẩn thận. Các binh lính Mỹ đã được một đoàn trẻ em và các thiếu nữ mặc áo dài truyền thống đón tiếp nồng nhiệt bằng các tràng hoa choàng cổ. Một trong các biển trưng lên có dòng chữ: “Nhiệt liệt chào mừng các anh hùng thủy quân lục chiến .” Thật là một sự khởi đầu trái ngược đối với các binh lính thủy quân lục chiến khi mà nhiệm vụ của họ ở đây là bảo vệ căn cứ không quân của thành phố trong chiến dịch Sấm Dền nhằm ném bom chống lại Bắc Việt. Không ai trên bãi biển ngày hôm đó lại có ý nghĩ đến những chuỗi mâu thuẫn kéo dài đầy đau đớn theo sau đó. Vào cuối năm ấy đã có đến 185 nghìn binh lính Mỹ được đưa đến đây khi chiến tranh leo thang. Một thập kỷ sau đó, khi Sài Gòn thất thủ và những người lính Mỹ phải rút ra khỏi Viêt Nam, đã có 540 nghìn lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam và hơn 58 nghìn người đã hi sinh.
Việt Nam đã bị bỏ rơi trong hoang tàn. Hồ Chí Minh đã cảnh cáo người Mỹ rằng “Các ông giết 10 người của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ giết một người của các ông, và cuối cùng thì các ông sẽ là những người phải mỏi mệt vì điều này,” và cuối cùng thì ông đã chứng minh rằng ông đúng. Việt Nam đã được thống nhất nhưng bằng một cái giá quá đắt. Gần 3 triệu người Việt đã thiệt mạng bao gồm 2 triệu thường dân. Hàng trăm nghìn người bị thương nặng và bị tàn tật suốt đời. Đất nông nghiệp bị nhiễm độc vì 43 triệu lít chất độc màu da cam. 14 triệu tấn đạn dược vẫn còn rải rác ở các vùng quê và một phần lớn trong số đó vẫn còn chưa phát nổ. Hàng triệu người đã bị di dời. Nạn đói và bênh dịch lan tràn.
Người ta không nói về chiến tranh
Quay trở về với phương Tây, qua một loạt các bộ phim trong suốt 50 năm qua được làm ở Mỹ về đề tài chiến tranh thì Việt Nam vẫn đồng nghĩa với cuộc chiến Việt Nam. Nhưng Việt Nam hôm nay đã khác xa rất nhiều.
Trong hai thập kỷ qua, từ một trong những quốc gia nghèo đói nhất châu Á, Việt Nam đã chuyển mình trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất trong khu vực. Quyết định của chính quyền Cộng sản áp dụng biện pháp cải cách kinh tế trên diện rộng, tức Đổi Mới hồi năm 1986, đã mở cửa “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ra thế giới. Hệ quả của việc phát triển kinh tế đã dẫn đến việc phát triển nhanh chóng điều kiện sống và giảm nghèo đáng kể. Năm ngoái đã có hơn 7,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt nam để du lịch và kinh doanh.
Về văn hóa cũng có nhiều thay đổi. Những du khách Mỹ có lẽ sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy McDonald, Starbuck và KFC. Các rạp chiếu bóng chiếu nhiều bộ phim Hollywood mới ra mắt, các trung tâm mua sắm bày bán các quần jeans Levi và giày thể thao Converse, ở đâu cũng thấy có ipad.
Trên nhiều phương diện, Đà Nẵng thể hiện sự phát triển về vi mô đáng kinh ngạc. Ngày nay Đà Nãng là một thành phố phát triển tốt với những tòa nhà cao tầng, với các đại lộ có các hàng cây xanh và các cây cầu lớn bắc qua sông. Dưới sự lãnh đạo với tầm nhìn tốt của ông Nguyễn Bá Thanh – một nhà lãnh đạo được đông đảo dân chúng yêu mến và cái chết của ông vào tháng trước đã làm cho nhiều người phải đau buồn – các căn nhà mái tôn cũ kỹ đã được thay thế bằng các tòa nhà văn phòng hiện đại, các phòng trưng bày xe máy, các trung tâm mua sắm lớn và các quán cà phê thời thượng. Bãi cát hoang vắng của vùng “Biển Trung hoa” vốn từng là nơi giải trí rất nổi tiếng cho lính Mỹ giờ đây là nơi tọa lạc của một loạt các khách sạn hạng sang và các sân golf 5 sao . Căn cứ không quân khi xưa giờ đã trở thành một sân bay quốc tế hiện đại nối liền Đà Nẵng với nhiều nước trên thế giới.
Chuck Palazzo là một cựu binh Mỹ đã từng đóng quân ở Đà Nãng trong những năm 1970-72. Năm 2008 ông đã quay lại Đà Nẵng và quyết định ở lại vùng này từ đó đến nay. Ông là thành viên của tổ chức Cựu chiến binh vì Hòa bình hoạt động giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam và nạn nhân chiến tranh. “Quay trở lại Việt nam là một cú sốc văn hóa lớn,” ông nói. “Được chứng kiến người dân đã đứng lên như thế nào từ những đống tro tàn theo nghĩa đen thật là một điều tuyệt diệu. Đặc biệt giới trẻ vẫn luôn hướng về tương lai. Họ rất quan tâm đến kỹ thuật, truyền thông xã hội,tài chính, kinh tế và đồng thời góp phần xây dựng cộng đồng . Đây là những điều đáng để chứng kiến.”
Giờ đây người ta ít khi đề cập đến các nỗi đau chiến tranh. Trong khi ngày Thống nhất đất nước được xem như là quốc lễ, ngày sinh của Hồ Chí Minh và ngày thành lập Đảng cộng sản cũng được đánh dấu mốc thì các ngày lễ lạt khác lại trôi qua rất thầm lặng. Sẽ không có một cuộc lễ kỷ niệm nào về 50 năm đổ bộ lên bãi biển Nam Ô được tổ chức. “Người ta không nói về nó [chiến tranh] một cách chi tiết, đặc biệt những điều về người Mỹ” – ông Nguyễn Quang Nam, một hướng dẫn viên du lịch của một công ty có thuê một số cựu quân nhân Quân lực Cộng hòa đưa du khách đi tham quan khắp nơi.
Ngay cả ở viện bảo tàng quân đội cũng hiếm thấy có thông tin chi tiết về các trận đánh đã từng diễn ra ở đây… Thay vào đó, các em học sinh lại được hướng dẫn tham quan các bộ sưu tập xe tăng, máy bay chiến đấu và các trực thăng Mỹ, tỏ vẻ ngạc nhiên trước các chiến lợi phẩm này trong khi đang lắng nghe nhân viên hướng dẫn thuyết minh về các chiến thắng hào hùng.
Dọc bờ biển vắng lặng
Dù cho có thiếu sự cởi mở, chiến tranh đã có ảnh hưởng nhiều đến thế hệ trẻ theo nhiều cách, Jonathan London- giáo sư chuyên nghiên cứu về vấn đề châu Á và quốc tế của trường Đại học Hồng Công phát biểu “Cuộc chiến Việt nam đóng một vai trò đáng kể trong cuộc sống của họ, đặc biệt là những nơi như Đà Nẵng nơi phải hứng chịu cuộc chiến và các hậu quả hủy hoại trên diện sâu và rộng”. Đây không phải là một trải nghiệm riêng về cuộc chiến quốc tế có liên quan đến nhiều siêu lực toàn cầu mà còn là một cuộc nội chiến đã làm phân hóa xã hội và thậm chí đến cả các gia đình. Rất nhiều phần của lịch sử đã bị lu mờ. Nhưng nó vẫn hiện hữu.”
Bề ngoài người ta có cảm giác rằng người Việt vẫn tiếp tục cuộc sống của họ. Ở một quán rượu trung tâm Đà Nẵng, một nhóm các nhân viên của một công ty truyền thông nhà nước gặp gỡ nhau để uống rượu sau giờ làm việc. “Chúng tôi không có vấn đề gì với người Mỹ cả,” anh Trần Ngọc Hao nói. “Mọi thứ đều đã rất cởi mở. Người Việt nghĩ nhiều đến tương lai hơn là về quá khứ”.
Palazzo đã rất ấn tượng về thái độ khoan dung này khi ông quay trở lại Việt nam lần đầu tiên . “Khi đặt chân đến sân bay Hà Nội tôi lo sợ rằng những người ở ban nhập cư đã cho tên tôi vào cơ sở dữ liệu và đánh dấu tôi là một thủy quân lục chiến. Tôi tháo hết cả mồ hôi khi tôi đi đến quầy làm việc của họ. Nhưng mà anh chàng hải quan chỉ nhìn vào hộ chiếu tôi và mỉm cười thật tươi, ‘ Xin chào mừng ông đến đất nước tôi.’ Kể từ đó lúc nào cũng như vậy. Tôi chưa bao giờ phải nhận lấy bất cứ một sự thù oán nào.”
Các mối liên hệ chính trị cũng đã phát triển vượt bậc kể từ khi quan hệ Việt Mỹ được bình thường hóa dưới thời tổng thống Clinton năm 1995 . Thương mại hai chiều dã đạt mức 36,3 tỷ đô la vào năm ngoái. Giờ đây hai quốc gia đang đàm phán về Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và người Mỹ đã dần thừa nhận Việt Nam như là một đối tác chính trong “trục xoay châu Á”. “Dù cho có nhìn nhận thế nào đi nữa thì Việt Nam và Mỹ đã và đang phát triển một mối quan hệ đặc biệt,” ông London nói. “Tôi nghĩ các nhà lãnh đạo hai nước đã chọn thiết lập các mối quan hệ đặc biệt vì các lý do chính đáng.”
Palazzo hi vọng rằng đồng bào ông sẽ thay đổi quan điểm của họ về Việt Nam. “Người Việt không giống như những người mà truyền thông Mỹ đã khắc họa [trong suốt 10 năm chiến tranh].
“Họ cũng là những con người, và tôi hi vọng một lúc nào đó người Mỹ sẽ nhìn về Việt Nam như họ giờ đây đang nhìn nhận người Nhật và các quốc gia Âu châu vốn là cựu thù của họ trước đây. Tốt hơn hết là họ hãy đến và chứng kiến tận mắt.”
Hoa và các đồng nghiệp của anh ta sẽ sẵn lòng đón tiếp họ với vòng tay rộng mở. “Dĩ nhiên chúng tôi muốn làm bạn với tất cả mọi người,” anh nói một cách rất nồng nhiệt. “Chúng tôi sẽ làm mọi thứ giờ đây để phát triển đất nước chúng tôi trong tương lai.” Nâng chai bia lên anh nói với một sự tự hào: “Vì hòa bình! Vì sự phát triển! Vì Việt nam!”
Quay trở lại Nam Ô, người dân chài đơn độc đứng lên thu dọn đồ nghề. Một chiếc thuyền đánh cá nhỏ đi ngang qua có treo một lá cờ Việt Nam tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Ông ta vẫy tay chào và rồi quay đầu đi về nhà dọc theo bờ biển vắng lặng.
Một người dân chài đơn độc dõi mắt theo những chuyển động của bóng râm. Với chiếc nón lá che nắng trên đầu. ông ta ngồi một mình trên bãi biển cách Đà Nẵng 14 km về phía bắc. Sau lưng ông, những đám ruổi bu kín những đống rác nằm trên bãi cát. Với nhiều người qua lại nơi đây, sẽ chẳng có gì đặc biệt để gợi nhớ câu chuyện đã xảy ra ở đây trước kia .
Chính ngay bãi biển Nam Ô này vào lúc 9:30 ngày 8 tháng 3 năm 1965, 3.500 thủy quân lục chiến Mỹ đã đổ bộ đến và trở thành những người lính Mỹ đầu tiên đặt chân đến Việt Nam.
Vào lúc đó, chính quyền Miền Nam Việt nam với sự hậu thuẫn của Mỹ đang phải gánh chịu sự tranh chấp về quyền lực giữa những người lãnh đạo và tướng lĩnh quân đội. Lực lượng Cộng sản Bắc Việt đang lợi dụng tình thể để tiến sâu vài miền Nam bằng đường mòn Hồ Chí Minh và giành được quyền kiểm soát các vùng ngoại thành. Du kich Việt Cộng đã tấn công vào các cơ quan của Mỹ ở miền Trung Việt Nam vào tháng Hai. Lúc đó họ đang tiến gần đến Đà Nẵng. Tướng William Westmoreland yêu cầu sự trợ giúp của hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ và vào lúc gay cấn nhất tổng thống Lyndon B Johnson đã chấp thuận yêu cầu này…
Việc đổ bộ đã được lên kế hoạch rất cẩn thận. Các binh lính Mỹ đã được một đoàn trẻ em và các thiếu nữ mặc áo dài truyền thống đón tiếp nồng nhiệt bằng các tràng hoa choàng cổ. Một trong các biển trưng lên có dòng chữ: “Nhiệt liệt chào mừng các anh hùng thủy quân lục chiến .” Thật là một sự khởi đầu trái ngược đối với các binh lính thủy quân lục chiến khi mà nhiệm vụ của họ ở đây là bảo vệ căn cứ không quân của thành phố trong chiến dịch Sấm Dền nhằm ném bom chống lại Bắc Việt. Không ai trên bãi biển ngày hôm đó lại có ý nghĩ đến những chuỗi mâu thuẫn kéo dài đầy đau đớn theo sau đó. Vào cuối năm ấy đã có đến 185 nghìn binh lính Mỹ được đưa đến đây khi chiến tranh leo thang. Một thập kỷ sau đó, khi Sài Gòn thất thủ và những người lính Mỹ phải rút ra khỏi Viêt Nam, đã có 540 nghìn lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam và hơn 58 nghìn người đã hi sinh.
Việt Nam đã bị bỏ rơi trong hoang tàn. Hồ Chí Minh đã cảnh cáo người Mỹ rằng “Các ông giết 10 người của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ giết một người của các ông, và cuối cùng thì các ông sẽ là những người phải mỏi mệt vì điều này,” và cuối cùng thì ông đã chứng minh rằng ông đúng. Việt Nam đã được thống nhất nhưng bằng một cái giá quá đắt. Gần 3 triệu người Việt đã thiệt mạng bao gồm 2 triệu thường dân. Hàng trăm nghìn người bị thương nặng và bị tàn tật suốt đời. Đất nông nghiệp bị nhiễm độc vì 43 triệu lít chất độc màu da cam. 14 triệu tấn đạn dược vẫn còn rải rác ở các vùng quê và một phần lớn trong số đó vẫn còn chưa phát nổ. Hàng triệu người đã bị di dời. Nạn đói và bênh dịch lan tràn.
Người ta không nói về chiến tranh
Quay trở về với phương Tây, qua một loạt các bộ phim trong suốt 50 năm qua được làm ở Mỹ về đề tài chiến tranh thì Việt Nam vẫn đồng nghĩa với cuộc chiến Việt Nam. Nhưng Việt Nam hôm nay đã khác xa rất nhiều.
Trong hai thập kỷ qua, từ một trong những quốc gia nghèo đói nhất châu Á, Việt Nam đã chuyển mình trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất trong khu vực. Quyết định của chính quyền Cộng sản áp dụng biện pháp cải cách kinh tế trên diện rộng, tức Đổi Mới hồi năm 1986, đã mở cửa “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ra thế giới. Hệ quả của việc phát triển kinh tế đã dẫn đến việc phát triển nhanh chóng điều kiện sống và giảm nghèo đáng kể. Năm ngoái đã có hơn 7,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt nam để du lịch và kinh doanh.
Về văn hóa cũng có nhiều thay đổi. Những du khách Mỹ có lẽ sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy McDonald, Starbuck và KFC. Các rạp chiếu bóng chiếu nhiều bộ phim Hollywood mới ra mắt, các trung tâm mua sắm bày bán các quần jeans Levi và giày thể thao Converse, ở đâu cũng thấy có ipad.
Trên nhiều phương diện, Đà Nẵng thể hiện sự phát triển về vi mô đáng kinh ngạc. Ngày nay Đà Nãng là một thành phố phát triển tốt với những tòa nhà cao tầng, với các đại lộ có các hàng cây xanh và các cây cầu lớn bắc qua sông. Dưới sự lãnh đạo với tầm nhìn tốt của ông Nguyễn Bá Thanh – một nhà lãnh đạo được đông đảo dân chúng yêu mến và cái chết của ông vào tháng trước đã làm cho nhiều người phải đau buồn – các căn nhà mái tôn cũ kỹ đã được thay thế bằng các tòa nhà văn phòng hiện đại, các phòng trưng bày xe máy, các trung tâm mua sắm lớn và các quán cà phê thời thượng. Bãi cát hoang vắng của vùng “Biển Trung hoa” vốn từng là nơi giải trí rất nổi tiếng cho lính Mỹ giờ đây là nơi tọa lạc của một loạt các khách sạn hạng sang và các sân golf 5 sao . Căn cứ không quân khi xưa giờ đã trở thành một sân bay quốc tế hiện đại nối liền Đà Nẵng với nhiều nước trên thế giới.
Chuck Palazzo là một cựu binh Mỹ đã từng đóng quân ở Đà Nãng trong những năm 1970-72. Năm 2008 ông đã quay lại Đà Nẵng và quyết định ở lại vùng này từ đó đến nay. Ông là thành viên của tổ chức Cựu chiến binh vì Hòa bình hoạt động giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam và nạn nhân chiến tranh. “Quay trở lại Việt nam là một cú sốc văn hóa lớn,” ông nói. “Được chứng kiến người dân đã đứng lên như thế nào từ những đống tro tàn theo nghĩa đen thật là một điều tuyệt diệu. Đặc biệt giới trẻ vẫn luôn hướng về tương lai. Họ rất quan tâm đến kỹ thuật, truyền thông xã hội,tài chính, kinh tế và đồng thời góp phần xây dựng cộng đồng . Đây là những điều đáng để chứng kiến.”
Giờ đây người ta ít khi đề cập đến các nỗi đau chiến tranh. Trong khi ngày Thống nhất đất nước được xem như là quốc lễ, ngày sinh của Hồ Chí Minh và ngày thành lập Đảng cộng sản cũng được đánh dấu mốc thì các ngày lễ lạt khác lại trôi qua rất thầm lặng. Sẽ không có một cuộc lễ kỷ niệm nào về 50 năm đổ bộ lên bãi biển Nam Ô được tổ chức. “Người ta không nói về nó [chiến tranh] một cách chi tiết, đặc biệt những điều về người Mỹ” – ông Nguyễn Quang Nam, một hướng dẫn viên du lịch của một công ty có thuê một số cựu quân nhân Quân lực Cộng hòa đưa du khách đi tham quan khắp nơi.
Ngay cả ở viện bảo tàng quân đội cũng hiếm thấy có thông tin chi tiết về các trận đánh đã từng diễn ra ở đây… Thay vào đó, các em học sinh lại được hướng dẫn tham quan các bộ sưu tập xe tăng, máy bay chiến đấu và các trực thăng Mỹ, tỏ vẻ ngạc nhiên trước các chiến lợi phẩm này trong khi đang lắng nghe nhân viên hướng dẫn thuyết minh về các chiến thắng hào hùng.
Dọc bờ biển vắng lặng
Dù cho có thiếu sự cởi mở, chiến tranh đã có ảnh hưởng nhiều đến thế hệ trẻ theo nhiều cách, Jonathan London- giáo sư chuyên nghiên cứu về vấn đề châu Á và quốc tế của trường Đại học Hồng Công phát biểu “Cuộc chiến Việt nam đóng một vai trò đáng kể trong cuộc sống của họ, đặc biệt là những nơi như Đà Nẵng nơi phải hứng chịu cuộc chiến và các hậu quả hủy hoại trên diện sâu và rộng”. Đây không phải là một trải nghiệm riêng về cuộc chiến quốc tế có liên quan đến nhiều siêu lực toàn cầu mà còn là một cuộc nội chiến đã làm phân hóa xã hội và thậm chí đến cả các gia đình. Rất nhiều phần của lịch sử đã bị lu mờ. Nhưng nó vẫn hiện hữu.”
Bề ngoài người ta có cảm giác rằng người Việt vẫn tiếp tục cuộc sống của họ. Ở một quán rượu trung tâm Đà Nẵng, một nhóm các nhân viên của một công ty truyền thông nhà nước gặp gỡ nhau để uống rượu sau giờ làm việc. “Chúng tôi không có vấn đề gì với người Mỹ cả,” anh Trần Ngọc Hao nói. “Mọi thứ đều đã rất cởi mở. Người Việt nghĩ nhiều đến tương lai hơn là về quá khứ”.
Palazzo đã rất ấn tượng về thái độ khoan dung này khi ông quay trở lại Việt nam lần đầu tiên . “Khi đặt chân đến sân bay Hà Nội tôi lo sợ rằng những người ở ban nhập cư đã cho tên tôi vào cơ sở dữ liệu và đánh dấu tôi là một thủy quân lục chiến. Tôi tháo hết cả mồ hôi khi tôi đi đến quầy làm việc của họ. Nhưng mà anh chàng hải quan chỉ nhìn vào hộ chiếu tôi và mỉm cười thật tươi, ‘ Xin chào mừng ông đến đất nước tôi.’ Kể từ đó lúc nào cũng như vậy. Tôi chưa bao giờ phải nhận lấy bất cứ một sự thù oán nào.”
Các mối liên hệ chính trị cũng đã phát triển vượt bậc kể từ khi quan hệ Việt Mỹ được bình thường hóa dưới thời tổng thống Clinton năm 1995 . Thương mại hai chiều dã đạt mức 36,3 tỷ đô la vào năm ngoái. Giờ đây hai quốc gia đang đàm phán về Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và người Mỹ đã dần thừa nhận Việt Nam như là một đối tác chính trong “trục xoay châu Á”. “Dù cho có nhìn nhận thế nào đi nữa thì Việt Nam và Mỹ đã và đang phát triển một mối quan hệ đặc biệt,” ông London nói. “Tôi nghĩ các nhà lãnh đạo hai nước đã chọn thiết lập các mối quan hệ đặc biệt vì các lý do chính đáng.”
Palazzo hi vọng rằng đồng bào ông sẽ thay đổi quan điểm của họ về Việt Nam. “Người Việt không giống như những người mà truyền thông Mỹ đã khắc họa [trong suốt 10 năm chiến tranh].
“Họ cũng là những con người, và tôi hi vọng một lúc nào đó người Mỹ sẽ nhìn về Việt Nam như họ giờ đây đang nhìn nhận người Nhật và các quốc gia Âu châu vốn là cựu thù của họ trước đây. Tốt hơn hết là họ hãy đến và chứng kiến tận mắt.”
Hoa và các đồng nghiệp của anh ta sẽ sẵn lòng đón tiếp họ với vòng tay rộng mở. “Dĩ nhiên chúng tôi muốn làm bạn với tất cả mọi người,” anh nói một cách rất nồng nhiệt. “Chúng tôi sẽ làm mọi thứ giờ đây để phát triển đất nước chúng tôi trong tương lai.” Nâng chai bia lên anh nói với một sự tự hào: “Vì hòa bình! Vì sự phát triển! Vì Việt nam!”
Quay trở lại Nam Ô, người dân chài đơn độc đứng lên thu dọn đồ nghề. Một chiếc thuyền đánh cá nhỏ đi ngang qua có treo một lá cờ Việt Nam tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Ông ta vẫy tay chào và rồi quay đầu đi về nhà dọc theo bờ biển vắng lặng.
undefined