Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nạn buôn người ở Việt Nam đến khi nào mới giảm thiểu?

Therèse Ng tổng hợp

 

(VNTB) – Nhà nước Việt Nam chỉ còn 11 tháng rưỡi có để chứng minh thực tâm phòng, chống nạn buôn người nếu muốn tránh bị Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp chế tài

 

Tình trạng buôn người của chính phủ Việt Nam đã bị phanh phui trước quốc tế từ lâu.  Đến hôm nay, nhà nước Việt Nam chỉ còn 11 tháng rưỡi có để chứng minh thực tâm phòng, chống nạn buôn người nếu muốn tránh bị Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp chế tài: cắt viện trợ, ngăn các khoản vay ngân hàng quốc tế, cấm visa và đóng băng tài sản (nếu có ở Hoa Kỳ) của các thủ phạm.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: “Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị buôn bán tình dục khắp châu Á thường bị các tổ chức đưa người đi lao động lừa và bị bán cho các nhà thổ ở biên giới Campuchia, Trung Quốc và Lào, một số khác bị đưa sang các nước khác như Thái Lan và Malaysia. Một số phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị ép làm gái mại dâm ở Hàn Quốc, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Nga”. 

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu Coalition To Abolish Modern Day Slavery In Asia ( CAMSA)  đã trực tiếp giải cứu hơn 3.000 nạn nhân Việt Nam bị buôn bán, và hỗ trợ hoặc tạo điều kiện để giải cứu 8.000 nạn nhân khác. Nhiều người khác đang tuyệt vọng được xác định và giải cứu.

Từ năm 2008 đến nay, qua chương trình CAMSA, đã giải cứu trực tiếp hoặc gián tiếp 11,000 nạn nhân ở 24 quốc gia. Tuy nhiên, cứ mỗi người được giải cứu thì lại có nhiều nạn nhân mới. Cách bài trừ nạn buôn người tốt nhất là đừng để có thêm người trở thành nạn nhân

Ngày 8 tháng 7 vừa qua, thêm một nữ lao động người Việt ở Ả Rập Xê-Út được cảnh sát giải cứu và đưa vào khu tạm trú của trung tâm bảo trợ xã hội SAKAN tại thủ đô Riyadh.

Chị Nguyễn Thị Thuý bị gia chủ đánh đập, ngược đãi và được cảnh sát đưa vào trung tâm Bảo Trợ Xã Hội Sakan tại thủ đô Riyadh. Chị không mang theo được hành lý, đồ dùng cá nhân hay điện thoại, chỉ mỗi bộ đồng phục Ôsin rách. Người chủ còn giữ 10 triệu VNĐ tiền mặt của chị dành dụm được.

Chị Thuý sinh năm 1989, thường trú tại Ấp Xóm Lò, Xã Tiên Thuận, Huyện Bến Cầu, Tỉnh Tây Ninh. Chị sang Ả Rập Xê Út làm việc vào ngày 22 tháng 9 năm 2019.

Khi được tin về chị Nguyễn Thị Thuý ở Ả Rập Xê-Út, một số tín đồ Đạo Cao Đài gốc (1926) đã nhanh chóng đến thăm gia đình của chị Thuý ở Huyện Bến Cầu, Tây Ninh. Vì thấy gia cảnh khó khăn, họ đã góp tiền để tặng gia đình này một tạ gạo và hứa sẽ tiếp tục hỗ trợ gia đình đòi công lý và đòi người về.

CAMSA đang lập hồ sơ để chuyển LHQ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, cơ quan quốc tế IOM, và chính quyền Việt Nam. Công ty đã đưa chị Thuý đi lao động ở Ả Rập Xê-Út có trách nhiệm phải đưa chị về nước, đòi lại số tiền mà người chủ đang giữ của chị, và đòi người chủ phải bồi thường mọi thiệt hại đã gây cho chị về thể xác lẫn tinh thần.

Chính phủ Việt Nam đã sử dụng các công ty sân sau của họ tuyển dụng, đưa người ra nước ngoài lao động. Khoản tiền họ thu quá mức ấn định trên mỗi người đi lao động này rất lớn. Các công ty xuất khẩu lao động thả những lời đường mật dụ dỗ người đi lao động nước ngoài, nói dối về cơ hội có việc làm, hứa hẹn một cuộc sống tốt hơn cho người lao động.

Người đi lao động xuất khẩu hầu hết là người nghèo khó, ít học. Họ phải cầm cố gia tài, mượn nợ để có thể mua đơn xin xuất khẩu, theo học một khóa sơ đẳng về tiếng nước sẽ đến, đặt cọc cho thời gian lao động và khi đến nơi, dưới quyền các chủ nhân, nhiều người trong số lao động này bị ép buộc phải làm những việc không đúng với bản hợp đồng đã ký, hoặc làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt, có hại cho sức khỏe, có người bị lợi dụng tinh dục, thậm chí bị bắt làm mãi dâm. 

Nạn nhân Việt nam của việc buôn bán người có thể là bất kỳ ai, độ tuổi và giới tính. Nạn nhân, là mỗi cá nhân hay cả nhóm người  thường âm thầm chịu đựng. Rất hiếm khi họ nghĩ tới việc tìm kiếm sự giúp đỡ vì nhiều lý do như lúc nào cũng sợ hãi, yếu đuối, không rành ngôn ngữ bản xứ, thậm chí họ còn sợ cả người trong xứ, sợ cảnh sát. Cũng có khi họ không nghĩ họ là nạn nhân, có thể họ còn luôn nghĩ phần lỗi thuộc về họ. Họ cũng có thể bị chủ giữ giấy tờ tùy thân, giấy tờ nhập cảnh, tiền hoặc điện thoại di động khiến không thể đi ra khỏi chỗ làm việc để trốn tránh, cáo giác. 

Từ 2008 đến 1011, tổ chức CAMSA đã tìm ra 32 công ty là sân sau của chính phủ Việt Nam đã dính dự vào các vụ buôn người lao động và khuyên người trong nước có ý định đi xuất khẩu lao động tránh xa các công ty này.   

 

Tổng hợp từ CAMSA và https://www.dhs.gov/


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Việt Nam lừa Mỹ về nạn buôn người

Do Van Tien

VNTB – ‘Xuất khẩu lao động’: hi sinh đời bố… ( Phần 2)

Do Van Tien

VNTB – Những điều trông thấy ( bài 1)

Trương Thế Tử

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo