Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nghị định về phần mềm ngụy trang ghi âm, ghi hình: ngồi xổm pháp luật

Kỳ Lâm (VNTB) Bộ Công an, nơi chấp pháp liên tục ban hành các văn bản luật gây xôn xao dư luận trong những năm gần đây. Điều gì nếu không cho thấy đây là “siêu bộ”, thẳng thừng ngồi xổm lên pháp luật?

Ghi âm, ghi hình ngụy trang: chỉ dành cơ quan chuyên trách
Bộ Công an đang lấy ý kiến rộng rãi cho dự thảo Nghị định quy điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.
Theo Bộ Công an, trong những năm qua, tình hình kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị diễn ra rất phức tạp, gây bức xúc trong xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa quốc phòng, an ninh, trật tự của đất nước.
Do đó, chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.
Ngồi xổm lên pháp luật?
Nhà báo Phan Mai Lợi khẳng định, Nghị định này cho biết, “có người không muốn bị giám sát”, và vô hình chung khiến cho điều tra nhà báo trở nên khó khăn.
Hiểu theo hướng này thì có nghĩa, dù công tác báo chí điều tra của Việt Nam đạt nhiều thành tựu đáng tự hào, nhiều vụ trọng điểm được phanh phui nhờ “phần mềm quay lắng, nghe lắng”. Tuy nhiên, với cách Bộ Công an “độc quyền” sử dụng như Nghị định, thì công tác điều tra – vốn là cách thức để bẻ gãy các ung nhọt xã hội và phản biện xã hội đã chấm dứt.
Trong khi đó, tham nhũng trở thành một quốc nạn tại Việt Nam. Nhà nước nhiều lần kêu gọi “người dân tố cáo tham nhũng”, nhấn mạnh báo chí là mặt trận hiệu quả để đẩy lùi quốc nạn này. Tuy nhiên, với Nghị định này, thì sẽ khiến cho cuộc chiến này trở nên vô vọng, bởi, sẽ không có gì làm chứng cứ để tố giác!
Blogger Lê Nguyễn Hương Trà chia sẻ một quan điểm người dùng, theo đó: “Tôi là công dân, muốn tố cáo ai đó thì phải có bằng chứng, chỉ có ghi âm và camera là công cụ tạo bằng chứng hữu hiệu nhất. Tôi hy vọng dự luật này sẽ bị dẹp như luật muốn ghi hình CSGT làm nhiệm vụ thì phải xin phép họ.”
Nói một cách khác, Nghị định này ra đời nhằm bao che cho sai phạm của cán bộ công an đang làm nhiệm vụ, hay nói thẳng ra là “ngồi xổm lên pháp luật”.
Che giấu và trái luật
Trong khi đó, Facebooker Nguyễn Nhật Tâm bức xúc cho rằng, đây là cách mà Bộ Công an “che giấu tội phạm”. Bởi vì, “thói quen đã chuyển thành bệnh hoạn của chứng dối trá kinh niên. Mưu mô bảo vệ lợi ích bản thân ngành, nhưng lại tung hê lên là vì nhân dân,đất nước!”.
Luật sư Ngô Ngọc Trai chia sẻ trên facebook cá nhân đã khẳng định, Nghị định Bộ Công an đi ngược lại với Bộ Luật hình sự và Dân sự bởi việc quy định “chỉ có cơ quan chuyên trách” mới được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang ghi âm ghi hình là trái với Điều 94, Điều 95 (Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015), trong đó “tổ chức cá nhân có quyền thu thập tài liệu chứng cư bằng những biện pháp: Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;”. Cũng tại Điều 99 của Bộ Luật này, quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 cho biết, người dân “thu thập các dữ liệu điện tử làm chứng cứ để giải quyết các vụ án dân sự, hình sự là rất quan trọng đã được pháp luật quy định thành quyền của tổ chức cá nhân.”
Trụ sở Bộ Công an tại Hà Nội
Luật sư Ngô Ngọc Trai kết luận, dù dự thảo Nghị định của Bộ Công An điều chỉnh về “vấn đề kinh doanh”, nhưng nội dung điều chỉnh vấn đề “sử dụng” nên nó là trái luật.
Bộ Công an Việt Nam là nơi ban hành nhiều văn bản luật được xem là vi hiến, nếu Nghị định này được thông qua, thì Việt Nam sẽ tiếp tục vị trí dẫn đầu thế giới trong danh hiệu “Kẻ thù của tự do thông tin và báo chí”.

Tin bài liên quan:

VNTB – Tô Lâm lớn giọng dằn mặt phe quân đội

Bùi Ngọc Dân

VNTB – “Màu hoa đỏ”: nạn nhân của một thời ấu trĩ

Phan Thanh Hung

Phải trả tự do vô điều kiện cho anh Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo