VNTB – Nghị sĩ châu Âu Zahradil ‘xung đột lợi ích’ trong thỏa thuận thương mại EU-Việt Nam

VNTB – Nghị sĩ châu Âu Zahradil ‘xung đột lợi ích’ trong thỏa thuận thương mại EU-Việt Nam

Diên Vỹ biên dịch

(VNTB) – Ông Jan Zahradil, Phó chủ tịch Ủy ban thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu, người dẫn đầu các cuộc đàm phán về hiệp định Thương mại tự do EU với Việt Nam ( EVFTA) đã bị tố cáo có “xung đột lợi ích” với EVFTA khi không đếm xỉa gì tới các quy tắc của Nghị Viện Châu Âu về xung đột lợi ích. 

Mối tình nồng ấm 

Ông Zahradil là cố vấn danh dự của Hiệp hội người Việt ở châu Âu (FOVAE) từ năm 2016. 

Ông Zahradil cho rằng đây chỉ là chức vụ danh dự và ông không được hưởng lương bổng gì cũng như nhóm này không hoạt động nhiều dù rằng Nghị viện châu Âu đã nêu rõ nghị sí phải khai báo bất kỳ hoạt động nào dù có “được trả thù lao hay không”,

Nhưng mối quan hệ giữa Zahradil và Việt Nam không chỉ giới hạn ở FOVAE.

Ông Zahradil có mối quan hệ thân thiết với nhà cầm quyền Việt Nam thông qua một nhóm được gọi là “ nhóm nghị sĩ hữu nghị EU-Việt Nam” được ra mắt cách đây 4 năm ở Đại sứ quán Việt Nam tại Brussels và do ông Zahradil làm chủ tịch.

Tuy nhiên với vai trò như vậy, ông Zahradil đã gạt bỏ các quy tắc của Quốc hội Châu Âu khi có xung đột lợi ích và gây sự nghi ngờ về tính trung lập của một báo cáo viên cũng như liệu EVFTA sẽ có tác động thực sự đến việc cải thiện lao động và nhân quyền hay không.

Dù vậy ông Zahradil đã bác bỏ phần lớn việc liên quan của ông và tầm quan trọng của các tổ chức này khi nói rằng đây là chức vụ hữu danh vô thực.

Lý giải về nhóm nghị sĩ đặc biệt này, ông Zahradil cho biết: “Đây chỉ là một nhóm không chính thức các nghị sĩ của Nghị viện châu Âu quan tâm đến các vấn đề Việt Nam, vì vậy đây không phải là một tổ chức chính thức“, đồng thời lưu ý rằng nhóm này không có ban thư ký và điều lệ được thể chế hóa.

Tuy nhiên nhà cầm quyền cộng sản lại đánh giá rất cao hoạt động của Hiệp hội người Việt ở châu Âu (FOVAE) này. 

Cánh tay nối dài của Hà Nội ở Âu Châu 

Hồi cuối tháng 10, Hà Nội đã trao tặng cho ông Hoàng Đình Thắng người đứng đầu tổ chức này, huân chương lao động hạng nhì tại Prague vì những đóng góp của ông cho Hiệp hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc, một thành viên của FOVAE.

Trong số các thành viên cấp cao khác của FOVAE còn có ông Lê Hồng Quang, cựu đại sứ Slovakia tại Việt Nam, người được cho là có liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin hồi năm 2017.

Ông Thắng và ông Zahradil cũng được ca ngợi trên báo ở Việt Nam.

Bài báo của Mặt Trận Tổ Quốc (1) có nhắc đến việc ông Thắng biết ơn ông Zahradil vì đã cho phép các thành viên FOVAE tham dự các phiên họp của Nghị viện châu Âu tại Brussels và tại Strasbourg.

Trong đó ông Thắng còn tuyên bố Đại hội lần thứ 2 của Liên hiệp Hội người Việt ở châu Âu dự kiến sẽ được tổ chức tại nghị viện châu Âu ở Brussels vào năm tới.

Tờ báo Quân đội Nhân dân cũng trích lời ông Zahradil (2) ca ngợi công trạng của Nhóm nghị sĩ hữu nghị EU-Việt Nam và vai trò của họ trong việc ủng hộ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU.Ông Zahradil được báo Quân Đội Nhân Dân dẫn lời là nhóm nghị sĩ hữu nghị này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệp định EVFTA. 

Tù nhân lương tâm 

Bộ luật hình sự Việt Nam cho phép nhà cầm quyền hình sự hoá hành vi chỉ trích chính phủ và điều này dẫn đến việc gia tăng tù nhân chính trị và việc bắt giam nhà báo Phạm Chí Dũng vì ông đã lên tiếng phản đối việc ký kết hiệp định EVFTA cho đến khi Hà Nội thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các cam kết về nhân quyền. 

“Theo ước tính có khoảng 150 tới 300 tù nhân chính trị và người dân bị đi tù vì một bài đăng trên Facebook. Làm thế nào chúng ta mong đợi họ tiếp nhận và thực hiện vai trò này một cách tự do và độc lập”, ông Claudio Francavilla hỏi của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói.

Các tổ chức phi chính phủ đầu tháng 11 đã gởi một lá thư kiến nghị chung yêu cầu nghị sỹ Châu Âu hoãn thông qua thỏa thuận thương mại cho đến khi Việt Nam đáp ứng một loạt các tiêu chuẩn nhân quyền.

Lá thư lưu ý rằng EVFTA không có mốc thời gian hay hình phạt ràng buộc nào trong trường hợp Việt Nam không phê chuẩn một số công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế mà họ đáng ra đã  phải làm từ nhiều năm nay.

Và trong số những tổ chức đồng ký tên có Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, do ông Phạm Chí Dũng đồng sáng lập- ông Dũng hiện đang bị tù vì đã lên tiếng đề nghị hoãn phê chuẩn hiệp định thương mại.

Khi được yêu cầu bình luận về vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng, ông Vũ Anh Quang, đại sứ Việt Nam tại EU, nói rằng ông đã gửi một bản tin cho các nghĩ sĩ châu Âu giải thích về quyền lao động và nhân quyền ở Việt Nam.

“Tất nhiên trong bản tin đầu tiên, chúng tôi đã đề cập đến nhân quyền và quyền lao động trên một trang giấy;và trong bản tin tiếp theo, sẽ có nhiều thông tin chi tiết hơn”, ông nói.

Bản tin gồm bốn trang tuyên bố Việt Nam đã đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng kể về nhân quyền nhưng không đề cập đến ông Phạm Chí Dũng hay tù nhân chính trị.

Ông Zahradil đã tuyên bố rằng việc phóng thích tù nhân chính trị và nhà báo Việt Nam sẽ được coi là “hành động thiện chí” trước khi hiệp định EVFTA được phê chuẩn.

Ngày 09/12/2019 Đảng Xanh châu Âu đã gửi một bức thư đến Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli yêu cầu bãi nhiệm ông ấy ở vị trí Ủy viên Phụ trách Báo cáo của hồ sơ EVFTA, và hoãn lại quá trình phê chuẩn hiệp định EVFTA.

(1)https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/viet-nam-hoan-nghenh-dong-gop-tich-cuc-cua-eu-voi-hoa-binh-an-ninh-va-phat-trien-tai-dong-nam-a-590818

(2)http://m.mattran.org.vn/doi-ngoai-kieu-bao/hoi-nguoi-viet-nam-tai-sec-don-nhan-huan-chuong-lao-dong-hang-nhi-29431.html

 

https://euobserver.com/institutional/146829

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)