Việt Nam Thời Báo

VNTB – Người bán hàng rong và trợ cấp thu nhập xã hội phổ biến.

Tôn Phi

(VNTB) – Chính phủ đã dùng tiền thuế của dân để lo việc nước, trong đó có an sinh xã hội. Sao lại để thế này?

 

Tiếp theo kỳ trước, bài Bất bình đẳng thu nhập- từ việc người phụ nữ bán hàng rong ở Hạ Long-Quảng Ninh đăng trên trang Việt Nam Thời Báo kỳ trước. Bài này được nhiều phản hồi của bạn đọc không chuyên và kể cả những nhà báo chuyên nghiệp. Đây là một chủ đề rất trọng đại, vì nó thuộc về dân sinh, do đó nhà báo cần thu thập ý kiến trong dân chúng cho những đồ án hành động tổ chức lại xã hội trong một tương lai rất gần. Do đó chúng tôi có bài thứ hai.

 

Một vài máy ATM gạo, hay vài đợt từ thiện son đẹt chỉ là giải pháp tình thế chứ không phải là giải pháp lâu dài cho toàn thể  xã hội. Nếu đối tượng được nhận không phổ biến thì đó không phải là chính sách an sinh có nguyên lý vững vàng, và do đó thường bị lợi dụng. 

 

Ông Đỗ Đăng Bắc, nhà báo, cũng là một người hội viên của Hội nhà báo độc lập Việt Nam nhận xét: “Khi chính quyền chưa làm được cái việc cho người chưa có công ăn việc làm ( một tình trạng mà đối với ở nước ngoài được gọi là thất nghiệp) hưởng một mức trợ cấp nào đó ( mà ở nước ngoài gọi là welfare, thì nên chấp nhận sự tồn tại của loại hình bán hàng rong. Chẳng có giải pháp nào là tốt, khi muốn đẹp …(mặt phố), mà nhiều người phải chết đói. Dù họ, những người bán hàng rong không nộp thuế cho nhà nước, không đóng góp gì cho GDP, nhưng ít nhất thì họ cũng nuôi sống bản thân và gia đình. Mặt khác, dù họ có thể làm ảnh hưởng phần nào tới cảnh quan đô thị, nhưng họ lại để lại hình ảnh đẹp về sự cần cù, nhẫn nại, tiết kiệm, hy sinh, và tình người…”

 

Trong bình luận này, nhà báo Đỗ Đăng Bắc đã nói lên một thực tế phũ phàng của xã hội, đó là nạn chọn lọc con người, ai mạnh thì sống, ai yếu thì để cho kẻ mạnh dẫm đạp lên trên. Những người yếu đó bị xã hội đào thải, và trong khi không có trợ cấp xã hội, welfare, mà gọi cho đúng là rong canh, thì họ chỉ còn cách sống như người phụ nữ ở Quảng Ninh. 

 

Bà Phạm Thủy Tiên, bạn của ông Đỗ Đăng Bắc viết:  “Không hiểu sao em xem clip đó mà thấy nước mắt chảy dài. Dân mình còn nghèo lắm tìm được bữa nay mất bữa mai. Nhà có 2 con ăn học mà chỉ nhìn vào sọt rau của mẹ thì thiếu thốn vô cùng.”

 

Ông Trần Đại Nghĩa, một người dân Bắc Giang viết: “Chính phủ đã dùng tiền thuế của dân để lo việc nước, trong đó có an sinh xã hội. Sao lại để thế này?” 

 

Câu hỏi này mang tầm triết lý chính trị cực kỳ sâu sắc. Là quan trong chế độ tự xưng là dân chủ thì phải nuôi được dân, nếu không nuôi được thì nên nghỉ để người khác làm quan. 

 

Giới chức địa phương thành phố Hạ Long nói chung và phường Bãi Cháy nói riêng vẫn  không nuôi được dân dù đã bán đất rất nhiều. Vì không nuôi được dân nên chị bán hàng rong rau củ quả bị đối xử không như con người- “Ơ con kia mày có bị điên không?”. Bán đất cho doanh nghiệp để phát triển kinh tế đưa đến tình trạng càng ăn càng đói, càng uống càng khát, ngày càng nhiều người bị hất ra bên lề xã hội và càng nhiều tội phạm. 

 

Chúng tôi có liên lạc với nhà giáo Phùng Hoài Ngọc, bút danh Giang Nam trên Việt Nam Thời Báo (đã công khai), đề nghị thầy giáo dạy văn làm một bài phân tích thấu triệt. Ông nói rằng không đủ lực để làm bài viết này. Quả như lời của thầy giáo Phùng Hoài Ngọc, đây là một chủ đề rất khó.  Chị bán hàng rau không hoàn toàn đúng, bà phó chủ tịch phường cũng không hoàn toàn sai. Cần nghiên cứu làm thế nào để dàn hòa lợi ích, giữa một bên là giới chức cầm quyền địa phương và một bên là những người bị bỏ lại phía sau của quá trình đô thị hóa.

 

Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

 

Chú thích:

(1) Bất bình đẳng thu nhập- từ việc người phụ nữ bán hàng rong ở Hạ Long-Quảng Ninh 

https://vietnamthoibao.org/vntb-bat-binh-dang-thu-nhap-tu-viec-nguoi-phu-nu-ban-hang-rong-o-ha-long-quang-ninh/

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Đất đai và chính trị

Phan Thanh Hung

VNTB – Nguồn tiền nào cho an sinh khẩn cấp khi Việt Nam công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc?

Phan Thanh Hung

VNTB – Tản bút: trong những khoang tàu chậm

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.