Việt Nam Thời Báo

VNTB – Người Mỹ đã quên Người Việt

Gary Silverman
Phương Thảodịch


(VNTB) – Khi người Mỹ nghĩ về Việt Nam giờ đây, người Mỹ chỉ nghĩ về chính bản thân họ: nỗi đau, sự mất mát của dân tộc Mỹ.

Các công dân Mỹ, dân sự và công lực, đã được di tản khỏi Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975.

Người Mỹ chúng ta đã có một mối quan hệ rất lạ đời với người dân Việt Nam. Trong một thời gian dài của thế kỷ trước, chúng ta đã rất quan tâm đến tâm tư, hi vọng và cả ý đồ của họ. Và rồi sau đó vài thập kỷ, chúng ta dường như chẳng buồn để ý gì đến họ nữa cả.

Năm nay đánh dấu 40 năm ngày Sài gòn sụp đổ, ngày Cộng sản Bắc Việt chiếm lấy thủ đô Việt Nam Cộng Hòa vốn được người Mỹ chống lưng, lót đường cho cự thống nhất đất nước sau một cuộc nội chiến đã lấy đi hàng trăm thậm chí có thể là hàng triệu mạng người.

Bất kỳ người Mỹ nào đủ lớn để có thể vừa đi vừa nhai kẹo cao su vào năm 1975 cũng sẽ nhớ ngày này. Tôi 15 tuổi khi các chiếc trực thăng cuối cùng cất cánh khỏi Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, và vào lúc đó, chiến tranh ở vùng Đông Nam Á đã kéo dài khá lâu. Tôi lớn lên và nghe nhiều đến việc thống kê số thương vong cũng như các cuộc tranh luận về cuộc chiến ấy; không có một cuộc hội họp gia đình nào mà không đề cập đến các sự kiện này.

Lúc ấy gần như là một cuộc đua tranh toàn quốc để xem ai là người quan tâm nhiều nhất đến người Việt và các nước lân bang Lào và Campuchia.

Một bên là những người Mỹ sẵn sàng hi sinh con cái họ để bảo vệ người Việt Nam  thoát khỏi bàn tay Cộng sản. Tổng cộng có đến 3 triệu binh lính Mỹ đã được đưa đến tham chiến ở vùng Đông Nam Á. Hơn 58 nghìn người Mỹ đã hi sinh. Hàng ngàn người quay trở về với những vết thương về hoặc thể chất hoặc tinh thần, hoặc cả hai.

Phía bên kia là những người Mỹ cảm thấy rằng có nhiều cách khác để biểu lộ sự cảm thông hơn là biểu dương sức mạnh của bom napalm. Nhiều người trong số họ lớn lên trong sự bất bình đến nỗi họ nổi loạn chống lại chỉ huy của họ, nguyện trung thành với chính quyền Hồ Chí Minh ở Hà Nội và đồng minh- Mặt trận Giải Phóng Nhân Dân ở miền Nam hay còn gọi là Việt Cộng. Tôi vẫn còn nhớ luôn nghe các tiếng hô to trong các chương trình tin tức: “Hồ Chí Minh! Mặt trận Giải Phóng Miền Nam sẽ thắng lợi!”

Nhưng ngay sau khi các máy bay lên thẳng cất cánh lên khỏi bầu trời Sài Gòn, thì người Mỹ dù là bất kỳ đảng phái chính trị nào cũng tìm đủ lý do để lãng quên người Việt. Ngay khi sự tàn bào của chính quyền cộng sản đã trở nên càng rõ rệt, những người chống đối chiến tranh lại chuyển sang chú tâm của họ vào những nơi khác, những nơi có sự áp bức đè nặng nhiều hơn. Những kẻ hiếu chiến trong lúc ấy lại tìm được kẻ thù mới ở khắp nơi trên thế giới, từ Grenada ở vùng Caribe cho đến Trung Đông, vàn thậm chí còn dấn thân cả vào cuộc chiến chống khủng bố.

Trong khi đó người Mỹ chưa bao giờ chấm dứt tranh cãi về trò của họ ở vùng Đông Nam Á, chỉ vì những điều chưa có được câu trả lời thỏa đáng, và vì sự rạn nứt trong xã hội Mỹ do chiến tranh gây ra chưa được hồi phục. Nhưng có điều nực cười xảy ra cho người Việt Nam đó là người Mỹ đã dần loại bỏ người Việt nam ra khỏi tầm nhìn của họ.

Lãng quên

Khi người Mỹ nghĩ về Việt Nam giờ đây, người Mỹ chỉ nghĩ về chính bản thân họ: nỗi đau, sự mất mát của dân tộc Mỹ. Điều đó gần giống với việc chiến tranh cũng chỉ là một loại thảm họa thiên nhiên – một cơn bão đi qua, và người Việt Nam thậm chí cũng không còn tồn tại ở đó.

Có lẽ ví dụ tốt nhất về những gì tôi đang đề cập đến có thể lượm lặt được qua những bộ phim về Việt Nam do Hollywood dàn dựng. Họ thường phản ánh quân đội Mỹ theo hai cách. Một là người Mỹ đổ bộ vào những cánh rừng, chiến đấu chống lại kẻ thù vô hình như trong phim Forrest Gump, hai là họ bị kẹt lại trong một vực sâu đâu đó, vật lộn với những bóng ma của cuộc chiến như trong bộ phim The Deer Hunter.

Người Việt Nam ít hiện hữu trong các bộ phim này và còn hiếm khi được chiếu cận cảnh hơn., Thậm chí là cả những người dẫn chương trình phát thanh của phe bảo thủ thuộc cánh tả cũng không có thực hiện được một bộ phim lớn nào về cuộc đời của ông Hồ Chí Minh hay là cuộc chiến của Việt cộng.

Không một ai buồn nhìn lại cuộc chiến Việt Nam theo quan điểm của người Việt.

Người Mỹ cũng không bày tỏ sự quan tâm nhiều đến những người Việt Nam đã phải từng hứng chịu hàng triệu lít chất độc màu da cam và các “chất khai quang” mà quân đội Mỹ đã trải xuống để triệt hại cây và thảm thực vật là nơi che chở cho Việt cộng.

Chất khai quang có chứa dioxin, một chất hóa học có liên quan đến bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh và hàng loạt các chứng bệnh khác. Các cựu binh Mỹ từng phục vụ ở Đông Nam Á và bị nhiễm bệnh đã được ưu tiên chữa trị. Nhưng tôi không thể nào nhớ được bất kỳ một chiến dịch quyên góp từ thiện nào cho các nạn nhân chất khai quang ở Việt Nam.

Nếu nói đến Việt Nam, chúng ta chỉ muốn lãng quên, như diễn giải của Jim Morrison, một ca sỹ nhạc rock nổi tiếng của nhóm The Doors và là con trai của một vị sỹ quan thủy quân Mỹ tham chiến ở vùng Vịnh Bắc bộ năm 1964 và sự kiện này đã dẫn đến việc leo thang của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam.

Cuối cùng thì Việt Nam chỉ được nhìn nhận như một chuyến đi bất thành. Như vậy thì lại dễ dàng hơn hết. Người Việt Nam không còn là những người phải đổ máu khi Mỹ ném bom nữa. Họ giờ đây trở thành những điều không tưởng trong bộ sưu tập tưởng tượng của chúng ta. Xa mặt, cách lòng và cuối cùng thì cũng không còn có hại gì nữa.

Nguồn: The US has forgotten about the Vietnamese

Tin bài liên quan:

Cựu Tổng bí thư Việt Nam ra sách bằng tiếng Hoa

Phan Thanh Hung

Phái đoàn Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam

Phan Thanh Hung

“Tôi từng khuyên Bộ trưởng Lê Huy Ngọ từ chức!”

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.