VNTB – Người Thái đánh bại dư luận viên Trung Quốc ra sao?

VNTB – Người Thái đánh bại dư luận viên Trung Quốc ra sao?

Diễm Thi biên dịch

(VNTB) – Bất kể là gì, người Thái  thích miêu tả đối thủ của họ là cứng ngắt, không thành thật và không có óc hài hước

Nguyên do: Từ “đường chân trời”

 

Vachirawit Chivaaree hay Bright là diễn viên Thái Lan trước đó đang nổi tiếng ở Trung Quốc nhờ vai diễn trong bộ phim tình cảm Thái Lan 2gether:The Series.

Tuần trước, Bright chia sẻ hình ảnh đường chân trời ở bốn quốc gia, trong đó có Hồng Kông. Người hâm mộ Trung Quốc bực bội vì cho rằng Hồng Kông thuộc Trung Quốc, và họ yêu cầu Bright phải xin lỗi. Bright đã xin lỗi ngay theo yêu cầu người hâm mộ.

Ngay sau khi cuộc tranh cãi dường như đã lắng xuống, người được cho là bạn gái của Bright, Weeraya Sukaram hay Nnevvy trên Twitter, đã đăng lại một tweet bằng tiếng Thái đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc không cho người nước ngoài điều tra xem virus corona chủng mới có bị lọt ra từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc hay không trong khi lại còn đồng thời cáo buộc người nước ngoài đã mang virus corona vào Trung Quốc.

Điều đó đã khiến người hâm mộ Trung Quốc đổ xô vô lăng mạ những ai nói xấu Trung Quốc trên Twitter và Instagram. Dư luận viên Trung Quốc đã xúc phạm Đức vua Thái Lan, thủ tướng Thái Lan và cho Thái Lan là đất nước nghèo nàn và lạc hậu.

 

Phản ứng ngược

 

Dư luận viên Trung Quốc ngạc nhiên khi thấy người Thái dường như không quan tâm gì đến chuyện đó họ xúc phạm chính phủ và Đức Vua. Trên thực tế, nhiều người đã rất vui mừng khi có người khác giúp họ chỉ trích chính phủ Thái vì họ vốn không ưa thích gì chính phủ hay nhà vua.

Chẳng mấy chốc, hashtag #nnevvy, hiện với hơn 2 triệu lượt đăng, đã được rất nhiều người dùng Twitter Thái Lan sử dụng để tự phê phán và chế giễu.

Để đối phó với lời chế nhạo của Trung Quốc về “NMSL”, có nghĩa là gần giống như “ mẹ mày chết đi”, thì người Thái đã vặn lại rằng họ có 20 người mẹ, ám chỉ đến nội cung của của Vua Thái Lan. Người dùng Trung Quốc đã sốc vì điều này, và có người đã cố gắng giảng cho người Thái Lan hiểu ý nghĩa của lòng yêu nước.

Ngoài sự cố trên Twitter, người hâm mộ Trung Quốc đã khai quật được một trong những tin đăng trên Instagram của Weeraya từ vài năm trước, trong đó cô đã trả lời “Đài Loan” cho một bình luận hỏi cô đang mặc trang phục kiểu gì.

Việc thừa nhận Đài Loan tách biệt khỏi Trung Quốc đã được coi là một bằng chứng khác chống lại Bright. Người Thái Lan đã trở thành những người ủng hộ chủ quyền của Đài Loan và Hồng Kông vùng lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền.

Cảm động trước sự đoàn kết này, cư dân mạng Hồng Kông và Đài Loan, cũng như Philippines, Malaysia, Việt Nam và các nước châu Á khác từ lâu đã lo ngại về việc Trung Quốc tranh giành lãnh thổ, đã tham gia cuộc chiến #nnevvy. Một hình chế được chia sẻ nhiều đã lấy một bức ảnh từ bộ phim hoạt hình kinh điển Thủy thủ mặt trăng và có hình quốc kỳ của các quốc gia châu Á.

Cuộc chiến #nnevvy phản ánh nhận thức và sự phẫn nộ ngày càng tăng bên ngoài Trung Quốc, ít nhất là ở châu Á, về việc Trung Quốc tìm cách gây ảnh hưởng đến diễn ngôn công khai ra sao.

 

Chiến thắng bằng sự hài hước

Bất kể là gì, người Thái vui vẻ thích miêu tả đối thủ của họ là cứng ngắt, không thành thật và không có óc hài hước. Một ảnh chế phòng máy tính của dư luận viên mệt mỏi, cặm cụi gõ “Cha già Tập Cận Bình là số 1”, Dân chủ là rắc rối”, “Nhận tiền của CIA”, “Chê chính phủ là không yêu nước”, ” Về mà lo cho nước của mày” …; có hình chỉ đơn giản là thay đổi các ngôi sao trong quốc kỳ Trung Quốc bằng các chữ NMSL.

Nhìn chung, các hình chế đã thể hiện một bức tranh về một Trung Quốc đơn giản là không được trang bị đủ để chống lại các cuộc chiến bên ngoài tường lửa, họ đã bị mã hóa cả đời bởi ý thức hệ một chiều méo mó của internet Trung Quốc.

Một số tweet chế giễu tiếng tiếng Anh kém cỏi của người Trung Quốc và những lời lăng mạ không sáng tạo. Dần dần, các dư luận viên Trung Quốc đã bị bóc mẽ khi nhắc đến sự độc lập Đài Loan, vụ thảm sát Thiên An Môn hay virus corona có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Cuộc chiến #nnevvy thất bại đã được chú ý quốc nội. Trong khi hashtag #ThailandInsultsChina trên Weibo lại đầy những bài đăng về chủ nghĩa dân tộc bị xúc phạm thường thấy, cũng giống như nhiều bài đăng chia sẻ các hình chế từ Twitter, ca ngợi khiếu hài hước của người Thái và thừa nhận rằng đó phần nào là sự thật.

 

Chỉ có người Trung Quốc mới không dám chửi rủa chính phú

Ngay cả những Trung Quốc người yêu nước cũng nhận thấy dư luận viên đã sử dụng chiến thuật không văn minh. “Vượt qua tường để bảo vệ tổ quốc mà chỉ có biết nói ‘NMSL, thì ai mới thực sự là người làm cho Trung Quốc xấu hổ?” Những người khác khiển trách đồng bào của họ “quá nhiệt tình, hay nông cạn”, và rằng “thế giới có 7 tỷ người, nhưng không phải ai cũng phải yêu Trung Quốc.”

Vụ việc phản ánh về văn hóa internet Trung Quốc trên Weibo. Nhiều người mắng dư luận viên vì không hiểu cách diễn ngôn trực tuyến bên ngoài, vì việc Trung Quốc có báo cáo các hình chế Thái Lan cho chính phủ Thái Lan là vô ích vì internet nước ngoài không được giám sát chặt chẽ như internet Trung Quốc. Một người mỉa mai rằng: “Tôi cho rằng chúng ta thực sự đang xuất khẩu các giá trị của mình’”.

Hơn nữa, cư dân mạng Trung Quốc giải thích, việc người Thái nói bất cứ điều gì họ muốn về chính phủ của họ là điều bình thường. Nhiều người đã chia sẻ với nhau một video clip của Prathet Ku Mee, một rapper Thái Lan nổi tiếng của Thái Lan chửi rủa chính phủ để chứng minh điều này. Và dù là nhóm các rappers này có bị doạ sẽ bị bắt giam nhưng điều đó không xảy ra.

Chỉ có người Trung Quốc và Bắc Triều Tiên mới không dám chửi rủa chính phủ”. Trên thực tế, các phương tiện truyền thông xã hội Thái Lan chỉ kiểm duyệt những gì liên quan đến Đức Vua. Tuy nhiên, các bài đăng trên Weibo cho thấy nhận thức ngày càng tăng rằng bất đồng chính kiến ​​không phải là điều cấm kỵ ở các quốc gia khác như ở Trung Quốc.

 

Lặng lẽ rút lui

 

Khác với cuộc tấn công trên mạng xã hội vào Hồng Kong hồi tháng Tám năm ngoái, lần này chính phủ Trung Quốc dường như đang khuyến khích cư dân mạng kiềm chế. Trên Weibo và hashtag # ThailandInsultsChina đã biến mất khỏi thanh tìm kiếm và Diba, một mạng tương tự như Reddit đã từng tham gia vào cuộc tấn công Hồng Kong tháng 8, đã lên tiếng yêu cầu người Trung Quốc không nên tham gia và nói rằng điều đó chỉ càng củng cố thêm về việc ly khai của Đài Loan và Hong Kong.

Cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc hẳn cảm thấy đó là một cuộc chiến không đáng có, nhất là vào thời điểm chính quyền đang đương đầu với nhiều mặt trận quan hệ công chúng, từ việc ngược đãi người châu Phi ở miền nam Trung Quốc đến sự tàn ác của Đảng Cộng sản khiến cho dịch bệnh lây lan, sang bài viết tuyên bố Kazakhstan thuộc Trung Quốc.

Việc tự phản ánh của công dân Trung Quốc bình thường trên Weibo có thể không đạt đến mức cao nhất của nhà nước Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc chỉ trở nên ngày càng hung hăng hơn, và họ đang đầu tư ngày càng nhiều vào việc tuyên truyền ở nước ngoài. Nhưng cuộc chiến #nnevvy cho thấy rằng không có khoản đầu tư tuyên truyền nào có hiệu quả nếu không đi đôi với sự hiểu biết tinh tế về sự sôi nổi của mạng internet bên ngoài Trung Quốc. Có lẽ đã tới lúc họ cần phải có người tư vấn làm hình chế.

Nguồn: https://foreignpolicy.com/2020/04/17/nnevvy-bright-firewall-thailand-china-online-army/

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)