VNTB: Nếu chịu khó so sánh những lý do tại sao “người Việt đang rất xấu” với một Việt Nam nằm ở vị trí đội sổ về đóng góp tổng thể cho nhân loại thì mới thấy quả tình người Việt chúng ta có đủ lý do để không cần phải tự hào, ít ra đến giờ phút này.
Vào tháng 6/2014, tác giả và cũng là nhà tư vấn chính sách Simon Anholt đã công bố Good Country Index là bảng xếp hạng các quốc gia có đóng góp cho nhân loại. Theo đó, Ireland đứng đầu thế giới, còn Iraq, Libya và Việt Nam “cùng xếp hạng dưới đáy”. Trong ba nước này, Việt Nam (thứ 124) đứng sau cả Iraq (123) và chỉ trên có Libya (125).
Các đánh giá đóng góp của 125 nước dựa trên 7 tiêu chí về thành tích như khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh quốc tế, trật tự thế giới, khí hậu, thịnh vượng, bình đẳng, sức khỏe…
Thế nhưng điều tréo ngoe là vào năm 2012, một số tờ báo Việt Nam ồn ào đưa tin về “người Việt thứ thứ nhì thế giới về chỉ số hạnh phúc” – dựa theo một khảo sát cũng của quốc tế.
Câu hỏi đặt ra là tại sao được coi là một trong những quốc gia “hạnh phúc nhất”, nhưng người Việt lại có quá nhiều tính xấu đã trở thành “thương hiệu” quốc tế và cũng thuộc loại ít đóng góp nhất cho nhân loại? Phải chăng người Việt quá ích kỷ hoặc được tượng trưng bởi từ ngữ mỹ miều hơn là “vô cảm”?
Câu trả lời hãy dành cho bạn đọc có lý trí bên cạnh trái tim.
——–
Người Việt đang rất xấu
Trong vài năm trở lại đây số lượng người VN đi du lịch nước ngoài mỗi năm một tăng nhanh, nhất là những ‘mùa’ du lịch như hè, Giáng sinh – tết Tây, tết ta… Và cũng từ đây, trong mắt của người nước ngoài, nhiều hình ảnh không hay của người VN đã xuất hiện và ngày càng rõ nét.
Một thói xấu thường thấy: tiểu tiện nơi công cộng – Ảnh: Diệp Đức Minh
|
|
Dép trong nhà vệ sinh công cộng cũng bị lấy cắp
|
Và một chuyện xấu nữa có thể kể đến là việc đi mua sắm. Người Việt đi du lịch và mua sắm nhưng gần như không có nhiều kiến thức về hàng hóa. Do đó khi mua sắm, nhiều người đã trở thành “trưởng giả học làm sang”, mua sắm vô tội vạ, đua nhau mua theo kiểu “anh có gì ả có đó”, khi mua, lấy hàng chọn hàng vứt bừa bãi lộn xộn, bới tung cả lô hàng… chưa kể chuyện “rình” để ăn cắp vặt.
Tháng 6.2013, một bức ảnh chụp biển cảnh cáo hành vi ăn cắp vặt có in tiếng Việt (dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật) gây xôn xao. Tấm biển cảnh cáo có nội dung: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức”.
|
Tiếng xấu ngày càng lan truyền mạnh mẽ
Tất nhiên không thể đánh đồng tất cả người VN đều mang những “tật” trên, nhưng đó cũng là một bộ phận không nhỏ. Và trong mắt không ít người ngoại quốc, nhiều trường hợp khách du lịch VN đã trở thành “con sâu làm rầu nồi canh”. Những tiếng xấu về ứng xử thiếu văn hóa của người VN ngày càng lan truyền mạnh mẽ. Sự thụt lùi về văn hóa đang trở thành một tệ nạn lớn đối với thế hệ trẻ của đất nước. Đầu tiên chỉ là sự thiếu tôn trọng cá nhân nhưng sau đó sẽ thành sự thiếu tôn trọng, phân biệt đối xử cho quốc thể. Thử hỏi, với những tiếng xấu về văn hóa đó, làm sao thế hệ trẻ có đủ tự tin để hòa nhập và phát triển đất nước?
Tính cách có một phần yếu tố di truyền, song một phần lớn khác là do ảnh hưởng của sự giáo dục (trong gia đình, nhà trường) và môi trường xã hội tác động đến. Do đó, tính cách ấy không thể bất biến được. Muốn thay đổi tính cách, con người cần phải đặt trong môi trường nhất định. Nếu như trong một cộng đồng, một xã hội được thắt chặt kỷ cương, đạo đức xã hội, pháp luật nghiêm minh, người thực thi pháp luật không nể nang bất cứ ai, tạo ra xã hội thực sự dân chủ, minh bạch thông tin thì những thói xấu như tham ăn, háo danh, sĩ diện, tùy tiện… sẽ khó có đất mà tồn tại.
Ngoài ra, xã hội cần có sự tuyên truyền mạnh mẽ về việc chống lại các thói quen xấu đã, đang và có xu hướng được hình thành. Bản thân mỗi cha mẹ cần là một tấm gương sáng để con cái noi theo. Nhà trường cần chú trọng khâu rèn luyện đạo đức, nếp sống, thói quen cho trẻ. Bên cạnh dạy kiến thức, nhà trường và gia đình cần dạy dỗ nhiều hơn về văn hóa giao tiếp và ứng xử. Có như vậy mới góp phần đưa văn hóa VN trở thành một điểm sáng trong mắt bạn bè thế giới.
|
(Phó chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội VN)