VNTB – Nhà máy sản xuất rơi vào khủng hoảng vì công nhân về quê

VNTB – Nhà máy sản xuất rơi vào khủng hoảng vì công nhân về quê

 

(VNTB) – Nhà máy sản xuất ở Việt Nam rơi vào khủng hoảng vì công nhân về quê trong khi kỳ mua sắm cho mùa lễ đang tới

 

Tác giả: Sen Nguyen và Giang Pham

 

Trong bốn tháng năm nay, khi Việt Nam đương đầu với biến thể Delta, anh công nhân Lê Văn Tèo ở lại căn phòng trọ chung tại khu công nghiệp phía Nam Bình Dương, anh sống sót được ở đó nhờ nguồn thực phẩm từ thiện.

Phong toả và đóng cửa tạm thời các nhà máy khi Việt Nam cố giảm ca nhiễm Covid-19 đồng nghĩa với việc thu nhập của người lao động không ổn định. Họ thấy tiền tiết kiệm bốc hơi và phải dựa vào hàng xóm hoặc chính quyền địa phương để có bữa ăn, một tình huống mà nhiều người cảm thấy đau lòng.

Tèo, 36 tuổi và là công nhân vận hành máy cắt tại một công ty sản xuất nhựa. Khi các hạn chế di chuyển được nới lỏng vào ngày 1 tháng 10, Tèo quyết định rằng anh đã hết chịu nổi. Tèo đã quyết định đi về quê cùng với hàng nghìn công nhân xuất thân từ những khu vực nghèo hơn đi về quê. Cuộc di cư này khiến chủ doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoảng sợ vì nhân công.

Theo báo cáo của báo chí nhà nước, trong số 3,5 triệu lao động nhập cư làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, có 2,1 triệu người muốn về quê. Hình ảnh những người đi về quê, nhiều người mang theo trẻ em ngồi trên xe máy chất đống đồ đạc tư trang, được chia sẻ rộng rãi trên Facebook và TikTok.

Việt Nam đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế tiêu dùng toàn cầu, cung cấp quần áo, giày dép và thiết bị điện gia dụng cho thế giới. Với việc chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn do thiếu lao động và chi phí vận chuyển cao do đại dịch, sản xuất tụt hậu ở Việt Nam dự kiến sẽ tấn công các nhà bán lẻ và người tiêu dùng từ khoảng Giáng sinh.

Trong những năm gần đây, chính phủ đã cố gắng thu hút các nhà sản xuất toàn cầu tìm cách di chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc do cuộc chiến thuế quan giữa Washington và Bắc Kinh, tình trạng thiếu công nhân có thể kéo giảm tăng trưởng kinh tế.

Nguyên, một kỹ sư làm việc cho các thương hiệu toàn cầu như Decathlon và Adidas, cho biết tình trạng thiếu lao động và nguyên liệu đã khiến các nhà cung cấp không thể quay trở lại mức năng suất trước khi bị phong toả.

Nguyễn 30 tuổi kỹ sư kiểm tra chất lượng sản phẩm, yêu cầu chỉ ghi lại họ vì không được phép trao đổi với truyền thông. Nguyễn làm việc với năm nhà cung cấp ở miền Nam Việt Nam để đảm bảo họ tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của bên mua. Thiếu hụt lao động đồng nghĩa với việc các nhà cung cấp này khó nhận các đơn đặt hàng mới, trong khi công nhân được yêu cầu làm nhiều việc trong nhiều dây chuyền sản xuất.

Bây giờ người lao động có thể tìm được một chủ lao động cung cấp phúc lợi tốt hơn khi họ biết [các nhà máy] phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân công,” Nguyễn nói.

Theo báo cáo hôm thứ Sáu do Văn phòng Tổ chức Thương mại Thế giới tại Hà Nội công bố Việt Nam xuất khẩu giày trị giá 700 triệu USD trong tháng 9, giảm 44% so với cùng tháng năm ngoái. Khoảng 80% nhà máy ở khu vực phía Nam đã phải đóng cửa do đại dịch, trong đó những doanh nghiệp này chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu của khu vực sản xuất giày.

‘Chính phủ không dự báo được tình hình này’

Tèo quê ở An Giang và chuyển đến Bình Dương từ đầu năm nay. Tèo từng kiếm được tới 10 triệu đồng một tháng (440 USD) nếu làm ca 12 giờ trong bảy ngày một tuần tại công ty sản xuất nhựa.

Hành trình đi xe máy 270km của anh vào tuần trước “đông như Tết”, anh nói khi nhắc đến chuyến về quê của những lao động nhập cư như thể đi về quê ăn tết Tết Nguyên đán cùng gia đình.

Anh nói thêm rằng anh đã hết tiền để ở lại Bình Dương, nơi có nhiều lao động nhập cư nhất Việt Nam, tiếp theo là Bắc Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tèo không có nhiều tiền tiết kiệm, vì anh thường gửi phần tiền lương hàng tháng cho mẹ và phần còn lại là để trả tiền thuê nhà và ăn uống. Trong thời gian bị phong toả, chủ nhà cho nợ tiền thuê nhà, và anh sống được nhờ thịt và rau của hàng xóm. Tèo cũng nhận được một khoản tiền mặt nhỏ và gạo của chính quyền địa phương và người chủ nhà trọ nhưng vẫn không thể sống được.

Những gì Tèo trải qua cũng là nhưnhững người lao động nhập cư khác ở Việt Nam Họ bị mất kế sinh nhai, họ nhận thấy rằng để phải sống được trong khi bị phong toả có tác động xấu đến sức khỏe tâm thần.

Mẹ tôi là người bảo tôi về nhà rồi thì tính sau. Sau khi tôi cách ly tại nhà xong, tôi sẽ tìm việc làm. Nhưng ở đây hay về Bình Dương thì tôi vẫn chưa quyết định được ”, Tèo nói.

Tinh thần bất ổn – và câu hỏi bao giờ, và liệu người lao động sẽ quay trở lại – đã làm dấy lên lo ngại rằng Việt Nam, một quốc gia thành công về kinh tế ngay cả giữa đại dịch, có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. Chính phủ gần đây dự báo GDP sẽ tăng 2,5%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 6-7% của những năm gần đây.

Ông Lê Đăng Doanh, cố vấn kinh tế cấp cao đã nghỉ hưu của 5 thủ tướng Việt Nam, kêu gọi chính quyền địa phương nên khuyến khích người di cư quay trở lại làm việc tại các trung tâm sản xuất.

Ông cho biết chính quyền nên gặp những người di cư trở về, thuyết phục họ và hứa sẽ giúp họ về chỗ ở và phương tiện đi lại.

Chính phủ đã có ba gói cứu trợ, nhưng triển khai chậm và không đủ nên người lao động vẫn bỏ đi vì họ mất kế sinh nhai,” ông nói và cho biết thêm rằng những người lao động phi chính thức như người bán vé số và nhân viên nhà hàng là những người bị ảnh hưởng lớn.

Đại dịch là một bài kiểm tra nghiêm túc về hiệu quả của hệ thống. Chính phủ đã không dự báo được tình hình, quá chậm trong việc chuẩn bị vắc-xin, quá trình thực hiện phong toả và giãn cách xã hội quá rộng và quá lâu, gây ra những thiệt hại kinh tế xã hội không cần thiết ”.

Bấp bênh

Nhưng Nguyễn Phương Tú, một nhà nghiên cứu tại Đại học Adelaide, cho biết đại dịch không phải là nguyên nhân duy nhất khiến người dân về quê, vì các điều kiện sống và làm việc của hầu hết người nhập cư đã bấp bênh từ trước Covid-19.

Bà cho biết họ đã phải chật vật mới đủ sống với mức lương thấp từ công việc không yêu cầu hoặc hạn chế về kỹ năng và trình độ, trong khi việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng và giáo dục cho con em họ ở các tỉnh, thành phố mà họ chuyển đến cũng rất khó khăn vì hệ thống đăng ký hộ khẩu.

Bà Tu đã nghiên cứu về lao động nhập cư tại Việt Nam từ năm 2014. Bà cho biết những người có hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội thông qua công việc chắc chắn có thu nhập tốt hơn so với lao động phi chính thức – nhưng thậm chí họ còn phải đối mặt với nguy cơ mất việc, việc toàn thời gian bị biến thành công việc thường, và các doanh nghiệp không tuân thủ luật lao động.

[Nhưng bất kể tình trạng bấp bênh của họ như thế nào], đại dịch kéo dài cùng quá nhiều bất ổn và rủi ro liên quan đến việc làm, sức khỏe và sinh kế của họ đã khiến họ cạn kiệt hết tiền của để tiếp tục sống ở các tỉnh và thành phố,” bà nói thêm rằng triển vọng không chắc chắn về nguồn cung lao động có thể khiến các nhà đầu tư cân nhắc kỹ lưỡng về việc đầu tư và chuyển hoạt động sản xuất của họ sang Việt Nam.

Trong một bài báo trên cổng thông tin của Chính phủ vào tuần trước, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết ba tháng cuối năm sẽ là “thời điểm cực kỳ khó khăn” đối với ngành dệt may, với rủi ro là khách hàng sẽ chuyển đến các quốc gia khác.

Tuy nhiên, Bloomberg đưa tin về các dấu hiệu cho thấy tình hình có thể đang được cải thiện, khi các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết khoảng 57% công nhân đã trở lại vào ngày 6 tháng 10, tăng so với 24% trước khi nới lỏng các hạn chế.

Số ca nhiễm hàng ngày của Việt Nam cũng đã giảm xuống còn khoảng 5.000 ca từ hơn 10.000 ca vào tháng trước, và chỉ 14% trong số 98 triệu người được tiêm chủng đầy đủ, Việt Nam có kế hoạch đạt 70% người được tiêm 2 mũi vào tháng 3 năm sau.

Trong bài viết tuần trước, Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang đã gọi tình trạng thiếu hụt lao động là “một thách thức rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp, khi không có phương án tối ưu để tuyển dụng lao động theo kiểu“ bình thường mới ””. Hiệp hội kêu gọi các doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm thực sự đến người lao động và giúp những người đủ điều kiện nhận được quyền nhận các chương trình hỗ trợ phúc lợi của chính phủ.

Báo cáo bổ sung của DPA và Bloomberg

Nguồn: SCMP


 

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Nguyễn Tuấn Anh 3 years

    Những trí thức nhà mềnh hay xem thường sức mạnh tổng hợp của giai cấp công nhân … This is the first taste of that power.