Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nha Trang và bác sỹ Yersin

yersin - Nha Trang

Mắt Nâu

 

(VNTB) – Nguời dân NhaTrang gọi bác sỹ Yersin bằng cái tên rất bình dân và thân thiết “Ông Năm”. Ông Năm không chỉ yêu nguời, mà còn thể hiện tình yêu với với loài vật, với chim muông.

 

Nha Trang, thành phố ven biển, ở phía Đông đồng bằng Diên Khánh. Một đồng bằng đuợc bồi lấp bởi sông Cái Nha Trang, có địa hình đồng bằng bị phân hóa, bởi phía tây dọc sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn.

Và phía đông là địa hình tích tụ ở độ sâu duới 10m bị phân cắt bởi các dòng chảy.

NhaTrang, trung tâm chính trị, kinh tế,văn hóa, khoa học Kỹ thuật và Du lịch của tỉnh Khánh Hòa Việt Nam. Truớc khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của nguời Chàm, ngày nay vẫn còn thấy ở khá nhiều tại Nha Trang -Thành phố Nha Trang có diện tích tự nhiên là 251 km vuông. Dân số năm 2009 là 392.279 . Phía bắc giáp thị xã Ninh Hòa. Phía Nam giáp huyện CamLâm. Phía tây giáp huyện Diên Khánh. Phía đông giáp biển Đông.

Nha Trang đuợc mệnh danh là Hòn Ngọc Của Biển Đông. Viên ngọc xanh óng ánh vì giá trị thiên nhiên, vì khung cảnh đẹp và khí hậu.

NhaTrang là 1 trong các đô thị trực thuộc cấp tỉnh của nước Việt.

Địa hình Nha Trang khá phức tạp với độ cao trải dài từ 0 đến 900m so với mặt nuớc biển. Được chia thành ba vùng địa hình:

-1/Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái, chiếm 32% diện tích toàn thành phố.

-2/Vùng chuyển tiếp và các đồi thấp có đ65 dốc từ 3 độ đến 15 độ, nằm phía Tây và đông nam và trên các đảo nhỏ chiếm 36% diện tích.

-3/vùng núi có độ dốc 15 độ nằm ở 2 đầu Bắc,Nam thành phố, bao gồm đảo HònTre và 1 số đảo đá, chiếm 32% diện tích thoàn thành phố.

Nói đến Nha Trang, nguời yêu nhạc liên tuởng đến dòng nhạc tung tăng thuớt tha của “Nha Trang Chiều Mưa” sáng tác của  nhạc sỹ Minhnh Kỳ: “NhaTrang là miền quê huơng cát trắng/ Huơng quê dâng lên ngào ngạt/ Hoà cùng sức sống yên vui/ Ai ơi nguời về cho ta nhắn với/ NhaTrang quê huơng dịu hiền/ Ngàn đời lòng tôi mến thuơng//…NhaTrang cảnh đẹp nên thơ suối mát/ Ai qua NhaTrang một  lần/ Ngàn đời nhớ đến NhaTrang//

Và là vời vợi nhớ thuơng với “Nha Trang Ngày về” của Phạm Duy =”NhaTrang ngày về/Mình tôi trên bãi khuya/ Tôi đi vào thuơng nhớ/Tôi đi vào cơn gió/ Tôi xây lại mộng mơ năm nào// …Đêm xưa biển này, nguời yêu trong cánh tay/ Đêm nay còn cát trắng /Đêm nay còn tiếng sóng/ Đêm nay còn trăng soi/ Nhưng rồi/Chỉ còn tôi trên bãi đêm khóc nguời tình///=Nha Trang ngày về Ngồi đây tôi lắng nghe/ Đê mê hồn tôi khóc/ Như oan hồn trách móc/ Ôi trăng vàng le lói/Ôi đời/ Trời biển ơi không cố nuôi tình tôi//….

*Và nào phải đến đây một lần rồi nhớ mãi.  Mà  nguời Việt Nam còn chùng lòng nhớ vị bác sỹ có tên Yersin: Nguời bác sỹ khả kính,  một vị bồ tát, một nhà bác học, một nhà vi khuẩn học, một nhà thám hiểm nguời Pháp gốc Thụy Sỹ… từ bỏ vinh hoa phú quý, để hi sinh, cống hiến một đời cho khoa học và cho đất nuớc Việt Nam. Nguời đã dứt khoát chọn Nha Trang làm nơi yên giấc ngàn thu vĩnh cửu.

Alexandre Emile Jean Yersin, sinh 22/9/1863 tại Aubonne, Vaud, Thụy Sỹ. Mất 1/3/1943 tại Nha Trang Việt Nam, thọ 80 tuổi.

– Ông khám phá cao nguyên Lâm Viên, và vạch ra con đuờng bộ, từ Trung phần sang Cao Miên. Cũng là nguời thành lập và là hiệu truởng đầu tiên của truờng Y Khoa Đông Duơng (tức tiền thân của đại học Hà Nội.

– Bác sỹ Yersin tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch, mà về sau vi khuẩn này đặt theo tên ông: Yersinia Pestic.

– Cuộc đời bác sỹ Yersin đưa vào cuốn tiểu thuyết Dịch Hạch và Thổ Tả (Dernier Vol). Tác giả thể hiện tậm trạng luyến tiếc và sự dứt khoát của chàng thanh niên Yersin rằng: “Đó là chuyến bay cuối cùng của Yersin. Anh ấy sẽ không bao giờ trở lại Paris. Không bao giờ trở lại căn phòng của anh, trên tầng lầu 6 ở Lutetia nữa”.

– Từ khi sống xa nhà, Yersin thuờng xuyên viết thư cho mẹ và cho chị, khoảng 1000 bức thư, với những chi tiết về cuộc đời cống hiến của ông. Trong đó 1 bức thư thật dễ thuơng cho thấy tính hóm hỉnh, của  nhà khoa học đã viết từ Hong Kong về cho mẹ đại khái thế này: “Con còn nhiều điều nữa để thưa với mẹ, nhưng có 2 xác chết đang chờ con. Họ muốn ra nghĩa địa cho sớm. Tạm biệt  mẹ thân yêu. Mẹ nhớ rửa tay sau khi đọc thư này, kẻo bị lây dịch hạch, mẹ nhé!”

Nguời dân NhaTrang gọi bác sỹ Yersin bằng cái tên rất bình dân và thân thiết “Ông Năm”. Ông Năm không chỉ yêu nguời, mà còn thể hiện tình yêu với với loài vật, với chim muông.

– Ông thuờng thêm hai chữ “nguời ta” khi gọi con vật. Thí dụ “nguời ta Chó” “nguời ta Mèo” “nguời ta Két”. Ông Năm nói tiếng Việt rất chuẩn. -Tiếng Việt của ông là thứ tiếng Việt thực dụng, dễ hiểu và có hiệu quả, nhưng không mấy tinh tế. Ông thuờng xử dụng chữ “người ta” cho cả 3 ngôi số ít, và 3 ngôi số nhiều,  cả nguời lẫn vật.

– Yersin yêu trẻ, ông thuờng chiếu phim cho trẻ con Xóm Cồn xem. Một hôm, chúng vô ý đánh vỡ chậu hoa. Ông bảo nguời giúp việc rắng: “Đừng rầy đánh la, nguời ta sợ”.

– Vào tháng 11/1920, khi đáp tàu “Paul Le Cat” đi Marseille. Yersin bị nhân viên ngăn lại, không cho ông vào phòng ăn trên tàu, với lý do không đeo cà vạt. Ông quay về phòng, rồi trở lại hỏi nguời phục vụ rằng “Chiếc cà vạt này có đuợc cậu chấp nhận không?”, vừa nói vừa chỉ tay vào cổ áo, nơi ông đeo tấm huân chuơng Bắc Đẩu Bội Tinh.

Từ những năm của thế kỷ 20. Yersin là nguời lái những chiếc ô tô đầu tiên ra HàNội:

 —1/Chiếc thứ nhất hiệu Chevrollet 5 mã lực, chuyển từ Nha Trang ra.

—2/Chiếc thứ hai, Chevrollet đời mới nhất 6 mã lực, có thể chạy 100 cây số giờ, đặt mua từ Paris.

Suốt nửa thế kỷ sống ở Việt Nam, ông không ngừng nhập vào những máy móc tối tân nhất. Và ông còn có ý định xây cất 1 sân bay ở NhaTrang.

– Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang. Yersin yêu mến ngay vùng đất này và quyết định lưu trú tại đây. Ông viết cho bác sỹ  Émile Roux: “Hãy đến đây với tôi. anh sẽ biết ở đây thú vị như thế nào. Thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm. 1 khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm

Bác sỹ Yersin, sống gần gũi với cư dân trong vùng, và tận tụy giúp những nguời dân nghèo trong xóm chài nhỏ bé. Ông sống trong căn nhà cổ ba tầng. Trên tầng thuợng ông đặt 1 ống kính thiên văn để quan sát theo dõi báo tin Bão cho làng chài. Khi có bão, ông gọi dân chài tới trú ngụ ở nhà ông và cung cấp thực phẩm cho họ.

Yersin khám bệnh miễn phí cho nguời nghèo. Ông viết cho mẹ thế này: “Mẹ thuờng hỏi con có thích ngành y không? – Thưa mẹ, có và không- Con rất vui khi chữa trị cho những nguời đến nhờ con khám. Nhưng con không muốn biến y học thành cái nghề. Nghĩa là con không bao giờ có thể đòi nguời bệnh trả tiền chỉ vì chữa bệnh cho họ. Con coi y học là  thiên chức, là mục đích phục vụ. Đòi tiền khi chữa trị cho nguời bệnh, chẳng khác nào nói với nguời đó rằng Hãy đổi chác giữa đồng tiền hay mạng sống

Bác sỹ Yersin trân trọng những đóng góp của các phụ tá địa phương. Ông yêu quí và quan tâm đời sống của họ.- Ngoài vi khuẩn Yersinia Pestis đuợc đặt tên để vinh danh ông. Nhiều địa danh khắp nuớc VN, cũng đặt tên ông như truờng Yersin ở Dalat mà có lần trong chuơng trình này chúng tôi đã nhắc đến. Tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà lạt, Thủ Dầu Một, Saigon đều có những con đuờng đặt tên Yersin để nhớ ơn ông.

Trong khuôn viên viện Pateur NhaTrang, là bảo tàng viện Yersin, nơi lưu trữ nhiều kỷ vật của bác sỹ. Rồi công viên Yersin nằm dọc theo bờ biển NhaTrang, với tuợng Yersin cao 4m, đuợc xem là thắng cảnh của thành phố -Phần mộ của  Yersin tại Suối Dầu, cách NhaTrang 20km. Bài vị của ông đuợc đặt ở chùa Linh Sơn, chùa Long Tuyền (ở CamLâm). -Hàng năm có nhiều nguời đến viếng. Đến ngày giỗ ông, nguời dân cúng và dâng hoa  phần mộ của ông thành kính. Theo  tập quán dành cho  nguời có công và đuợc nhiều nguời yêu quý. Nguời dân ở đây xây miếu thờ ông. Làng Tân Xuơng Suối Dầu thờ ông như 1 vị Thành Hoàng (thần Đất). – Ngoại trừ mấy năm (1902-1904), Yersin ra Hà Nội mở truờng cao đẳng Y Khoa và về Pháp mấy lần thăm bác sỹ Émile Roux. Thời gian còn lại cho đến cuối đời, Yersin chỉ sống và làm việc tại viện Pasteur Nha Trang. Ở đây ông cùng các cộng sự viên quan sát súc vật và tìm ra thuốc phòng chống chữa bệnh trâu bò

Từ năm 1905-1918: ông làm giám đốc ở hai viện Pasteur Sàigon và Pasteur NhaTrang.

1925: ông là tổng thanh tra các viện Pasteur Đồng Tháp.

1933: sau khi các bác sỹ Roux và Calmette từ trần, ông đuợc mời về Pháp để nối tiếp chức vịện truởng Pasteur Paris lừng danh thế giới, nhưng ông từ chối vì đã quyết định chọn ở lại Việt Nam đến mãn đời.

Dù vậy, bác sỹ Yersin vẫn có trong danh sách Bác Sỹ Học Viện, Y Học Hàn Lâm Viện. Và đuợc huởng đệ nhị đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh cùng nhiều huy chương quốc tế.

 


Tin bài liên quan:

Chuyện ở tỉnh xin gạo cứu đói: “Vui lòng không xâm phạm” bờ biển Nha Trang!

Phan Thanh Hung

VNTB – Chùa Bà Đanh

Phan Thanh Hung

VNTB – Học viên Quân sự West Point

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo