L.K (VNTB) Đồng Tâm vẫn là một điểm nóng đang cần được tháo gỡ, nhưng rõ ràng, nó là hình ảnh tất yếu của mắc xích “sở hữu toàn dân”.
Trước đây, mắc xích này cũng đã từng gây nên cuộc chiến bảo vệ đất tại Tiên Lãng, giữa người nông dân Đoàn Văn Vươn và lực lượng hùng hậu dưới quyền ông Đại tá – Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng Đỗ Hữu Ca.
Trận đánh đẹp đó gây tiếng vang lớn, không phải vì tính thực thi pháp lý và công bằng, mà là sự trắng trợn có hệ thống cướp đất từ phía chính quyền. Rất nhiều người sau đó đã liên tưởng nó đến vụ án Nọc Nạn (1928) – cũng với mô-tuýp “thực dân cướp đất” và người nông dân đã vùng lên phản kháng, kết quả thiệt mạng 5 người. ĐCSVN sau đó vinh danh sự kiện này như là một trong những minh chứng chống lại bất công của người nông dân.
Khi hình ảnh đoàn quân cướp đất tại Tiên Lãng chưa lắng, thì tiếng súng Đặng Ngọc Viết lại nổ lên tại Thái Bình, và lần này, những cán bộ được cho là “chèn ép” thủ phạm trong vấn đề thu hồi đất đai 1 người bỏ mạng, 3 bị thương.
Mâu thuẫn không thể giải quyết bằng sự hài hòa, bởi sự cướp đất vô lối từ phía chính quyền dưới vỏ bọc hoàn hảo của khái niệm “sở hữu toàn dân” đã đưa đến sự bạo động, từ bom gas cho đến súng cá nhân.
Giờ đây, câu chuyện lại diễn ra tiếp tục tại xã Đồng Tâm, nhưng lần này không phải là một cá nhân bị “bóc lột”, mà là tập thể làng xã, đối diện với hạ là những quan lại xã đến huyện, thậm chí thành phố Hà Nội. Cách người dân biến làng thành “cụm chiến lược” trong đấu tranh đã cho thấy, người dân sẵn sàng trở thành Đoàn Văn Vươn, thậm chí là Đặng Ngọc Viết đổ máu để giữ đất, chống lại đến cùng tham nhũng và sự cướp trắng trợn đất đai của những kẻ quyền thế.
Đó là “trận đánh đẹp”? Liệu rằng có đổ máu? Không ai biết được! Nhưng rõ ràng, xã Đồng Tâm vào tháng 4/2017 đã trở thành mốc son chói lọi trong phong trào nông dân chống lại bất công, chống lại cái mưa đồ cướp đất của chính quyền Cộng sản qua nguyên lý “sở hữu toàn dân”.
Và chừng nào, chưa xóa bỏ “sở hữu toàn dân”, thì chừng đó, mọi cách giải quyết mâu thuẫn chỉ là tạm thời.
![]() |
Anh Viết ngồi rất lâu ở hòn đá này trước khi tự sát |