VNTB – Như vầy có là tội nói xấu chế độ?

VNTB – Như vầy có là tội nói xấu chế độ?

Nguyễn Việt Nam

(VNTB) – Dường như lằn ranh của ‘phản biện’ và ‘nói xấu’ là tùy thuộc vào một quyền lực chính trị phe nhóm nào đó.

Báo nhà nước đăng

Tạm gọi là ‘báo nhà nước’, khi tờ báo ấy thực hiện đầy đủ bộ thủ tục hành chính do nhà chức trách đưa ra về quy định cho tờ giấy phép báo chí.

Trong một bài viết của nhà báo Lại Trọng Tình đăng trên tờ báo nhà nước có tên VnExpress hôm 26-11-2019, có đoạn viết: “Những ngày Quốc hội đang họp, tôi nhớ câu nói được lưu truyền về hoạn lộ ở Việt Nam ta: “Tiến vi bộ, thoái vi ban, cơ nhỡ lang thang thì về Quốc hội”.

Và phần kết của bài báo, tác giả viết: “Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng nhìn vào thực tế hoạt động của Quốc hội, rõ ràng đòi hỏi chuyên nghiệp hóa đại biểu là việc không thể trì hoãn. Một Quốc hội với hai trăm nghị sĩ chuyên nghiệp, xem chính trị là một nghề, thì mức chi phí có thể vẫn thấp hơn một Quốc hội 483 nghị sĩ cơ cấu”. (https://vnexpress.net/goc-nhin/quoc-hoi-chuyen-nghiep-4017609.html)

Ai đã cơ cấu 483 nghị sĩ ấy? Câu trả lời chắc ai cũng rõ khi liên tưởng đến Điều 4, Hiến pháp 2013.

Giả dụ, cũng nội dung nhận xét và phản biện tương tự về một Quốc hội được cơ cấu như vậy, nhưng tác giả là nhà báo tự do Phạm Chí Dũng chẳng hạn, rất có thể bài báo này sẽ là một ‘tài liệu’ trong tập hồ sơ kết án cho tội danh ‘nói xấu chế độ’.

Lằn ranh nghiệt ngã

Phản biện, đừng phản diện” là câu nhắc nhở quen thuộc của nhà chức trách.

Nhà báo Trần Đăng Khoa – Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV, Đài Tiếng nói Việt Nam, phát biểu trên tờ báo Sức khỏe và Đời sống (Bộ Y tế), số phát hành 28-01-2019: “Ai có khả năng phản biện thì người đó mới là trí thức. Trí thức đích thực thì không a dua, ai nói chiều nào xoay theo chiều ấy như một ngọn gió hoang. Phải có tư duy phản biện, phương pháp phản biện, cái nhìn phản biện thì mới thực sự là một trí thức”.

Cũng theo ông Trần Đăng Khoa, “ở Việt Nam, phản biện hơi phức tạp một chút. Có người không thiện chí, lợi dụng phản biện để chống đối, làm mọi chuyện rối mù lên. Họ làm ảnh hưởng đến phản biện. Nhiều nhà quản lý dị ứng với cái gọi là phản biện, ngại phản biện cũng có lý của họ. Phản biện không phải là phá rối, chống đối. Phản biện là một tư duy khoa học cẩn trọng, lật đi lật lại một vấn đề được đưa ra vấn đề xã hội đang quan tâm với một cái nhìn không xuôi chiều nhìn cả mặt thuận và mặt nghịch để tìm ra chân lý”.

Cũng từ giả dụ về nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, cho thấy có thể trong đôi bài báo, ông Phạm Chí Dũng không tiết chế được cảm xúc nên viết ra những câu từ ‘nặng tai’ của lời thật mất lòng; song hơn ai hết, với xuất thân khoa bảng nghiệp vụ an ninh, nhà báo Phạm Chí Dũng hiểu điều mình đang làm là đang “lật đi lật lại một vấn đề được đưa ra vấn đề xã hội đang quan tâm với một cái nhìn không xuôi chiều nhìn cả mặt thuận và mặt nghịch để tìm ra chân lý” như nhận xét của nhà báo Trần Đăng Khoa.

Điểm chết’ ở đâu của lằn ranh sinh tử?

Việc vướng vòng lao lý hiện nay của nhà báo Phạm Chí Dũng cho thấy trong lằn ranh sinh tử của ‘phản biện – phản diện’ có nhiều ‘điểm chết’ bất ngờ.

Trên bài báo ở tờ Sức khỏe và Đời sống đã nói ở trên, phần cuối bài có cái kết khá khéo cho vấn đề nhạy cảm trong mùa cơ cấu nhân sự, nhà báo Trần Đăng Khoa nói: “Ở nước ta hiện nay, người dân trình độ khá cao rồi, tôi không lo về dân trí mà lại lo về quan trí. Nhiều quan chức trình độ không phù hợp vị trí công tác, không phù hợp với tình hình. Đặc biệt là tư duy nhiệm kỳ khiến vì lợi ích trước mắt, theo nhiệm kỳ của mình mà không lo cho tương lai đất nước”. (https://suckhoedoisong.vn/phan-bien-va-chuyen-phan-bien-n153261.html)

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)