VNTB – Nỗi lo sau đại dịch: đi đâu và về đâu

VNTB – Nỗi lo sau đại dịch: đi đâu và về đâu

Mỹ Tho

(VNTB) – Người Việt ghét Trung Quốc, dĩ nhiên điều này xuất phát từ mưu đồ bành trướng của Hoa Hạ đối với các tộc man di trong mắt nhà cầm quyền phương Bắc.

1000 năm nô lệ giặc phương Bắc không khiến vùng đất phía nam, nay là Việt Nam không chịu khuất phục. Thời thế có thể là chư hầu, nhưng hoàn toàn không là một phần lãnh thổ của phương bắc, nhất là về mặt tâm thức dân tộc.

Căn tính không cam chịu làm nô lệ không khiến Bắc Kinh từ bỏ dã tâm. Bài học lịch sử vệ quốc hàng nghìn năm cho thấy, bất cứ khi nào chính quyền phương Nam suy yếu, nội bộ lủng củng, xã hội loạn ly, kinh tế suy tàn thì Bắc Kinh thừa cơ lấn đất.

Khi Việt Nam đang gồng mình chống dịch Covid-19, Trung Quốc không bỏ quên nhiệm vụ tại Biển Đông. Chính quyền Bắc Kinh đang đẩy nhanh hoàn tất cơ sở hậu cần, tiền đồn tại các đảo nhân tạo và các đảo mà nước này cưỡng chiếm trái phép của các quốc gia trong khu vực. Hành động này, cùng với húc vỡ tàu cá ngư dân Việt Nam trong những ngày gần đây gợi nhớ trạng thái cấp thiết so với thời kỳ biển đảo năm 2014. Trong lúc, nhu cầu xuất khẩu bất ổn ra bên ngoài Biển Đông trong đại dịch Covid-19 của Bắc Kinh càng trở nên khẩn trương hơn.

Bắc Kinh đang xem xét Biển Đông như là một mục tiêu gần gũi, sát thực trong hun đúc chủ nghĩa dân tộc Đại Hán. Rõ ràng nếu xét Biển Đông so với Hồng Công, Đài Loan, thì mục tiêu “chủ nghĩa lãnh thổ” dễ dàng đạt được hơn tại vùng biển sôi động này, khi Bắc Kinh đang hoàn tất những mục tiêu cuối cùng cho trận địa Biển Đông.

Việt Nam một lần nữa phải đứng trước nguy cơ về chủ quyền quốc gia bị xâm hại, trong bối cảnh nền kinh tế và tiềm lực quốc gia bị suy yếu nghiêm trọng. Điều này không phải là sự phóng đại, mà thực tế cho thấy nền kinh tế với quy mô 200 tỷ USD, quá nhỏ so với nền kinh tế Trung Quốc, càng nhỏ so với các quốc gia Tây Âu, trong khi thâm hụt thương mại với Bắc Kinh lớn.

Một dự đoán của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) trên 1.200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của Covid-19 tới hoạt động kinh doanh cho thấy một kết quả kinh hoàng: nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản.

74% sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam khó gượng dậy sau đại dịch, mặc dù Việt Nam đang cố gắng tận dụng lợi thế của EVFTA. Suy yếu của Việt Nam sẽ là cơ hội của Trung Quốc khi bằng sức mạnh kinh tế của mình, Bắc Kinh tiếp tục lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo phụ thuộc, và catm hứng giúp Bắc Kinh bạo dạn hơn trong các hành động Biển Đông.

Trong lúc đấy, dù chưa có một thống kê chính thức về niềm tin của người dân đối với nhà nước. Thế nhưng câu chuyện quyên góp chống dịch dù tiến hành khẩn trương vẫn cho ra kết quả quá nhỏ so với nguồn dân số quốc gia, nguồn quyên góp hàng trăm tỷ đồng chủ yếu đến từ các ông lớn doanh nghiệp trong nước, nổi bật là tập đoàn Vingroup. Điều này cho thấy tinh thần đồng hành về tài chính đối với nhà nước so với không khí hồ hởi đóng góp tiền vàng sau năm 1945 vẽ nên bức tranh với hai mảng màu khác lạ. Vì vậy, có thể xem kết quả quyên góp tài chính lần này như là phép thử về lòng tin, niềm yêu mến của người dân đối với nhà nước.

Nguy cơ suy yếu kinh tế, rủi ro chủ quyền Biển Đông sẽ ảnh hưởng gì cho các quyết định trong tương lai của lãnh đạo nhà nước? Hai yếu tố này sẽ nằm đâu trong nghị trình bữa tiệc sắp tới của Đảng cộng sản Việt Nam?

“Nếu không có tinh thần đổi mới toàn diện về tất cả các mặt, trọng tâm là chính trị – kinh tế để khơi thông vốn xã hội, vực dậy niềm tin của người dân đối với chính quyền thì khó hình dung số phận của dân tộc Việt Nam và đảng cầm quyền sẽ đi đâu, về đâu” – một quan điểm của nhà nghiên cứu xã hội học giấu tên tại Sài Gòn cho hay.

Sau đại dịch này Việt Nam sẽ đi đâu về đâu nên là mệnh đề cần được giải quyết triệt để bởi chính những người Bắc có lý luận.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)