Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nữ sinh bị bỏng và sự khốn nạn tận cùng của hư danh giáo dục

Anh Văn (VNTB) Giáo dục Việt Nam đã đạt thành tựu nào lớn nhất ngoài thói: hư danh? Hư danh ngay cả đối với thầy cô giáo lẫn thế hệ học sinh.


Nữ sinh Phan Đình Phùng bị bỏng
Một nữ sinh lớp 12 trường THPT Phan Đình Phùng bị bỏng cấp độ 3 trong giờ thí nghiệm, trong một tâm sự trên trang Thú tội của trường (PDPconfession), em đã chia sẻ. Sự vắng mặt của cô giáo được ủy thác trong giờ thí nghiệm, cùng sự nghịch phá của một người nam trong lớp đã khiến cho em bị bỏng cấp độ 3. Nhưng trong suốt ròng rã một tháng trời với vết bỏng, nam sinh đã không bị kỷ luật, cô giáo được ủy thác từ chối trách nghiệm; hiệu trưởng trường Phan Đình Phùng bảo vệ cho cái sai của cô giáo. Kết quả, tất cả sự việc đã được nhóm người lớn, những người đang làm nhiệm vụ và nghĩa vụ giáo dục thanh niên đẩy chìm vào im lặng. Phải hơn 1 tháng, và chỉ sau khi tâm sự của nữ sinh đánh động dư luận, Trường THPT Phan Đình Phùng mới bắt đầu “rục rịch” xử lý. Một “cách xử lý” mà em cho rằng, nó biểu hiện cho một xã hội thối tha, và một cách xử lý “vô nhân tính”.
Lời chia sẻ của nữ sinh Diệp Anh đã thu hút hơn 5.000 lượt chia sẻ, 1.3 ngàn lượt phản hồi, và vào sáng 7/2. Sức lan tỏa cộng đồng mạng mạnh đến độ, lôi cuốn báo chí truyền thông là trang tin Infonet (thuộc Bộ TT&TT đã lên tiếng). Trong bài viết có dẫn trích trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Nhâm Huyền – Hiệu trưởng trường THPT Phan Đình Phùng: “Chúng tôi cũng đã họp hội đồng kỉ luật nhà trường ngay sau khi sự việc xảy ra và sẽ sớm có quyết định kỉ luật các cá nhân liên quan. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã có báo cáo sự việc lên Sở GD&ĐT Hà Nội”. 
Nhưng không dừng tại đó, theo chia sẻ của nữ sinh bị bỏng, “họ” [lãnh đạo trường Phan Đình Phùng] đã ép nữ sinh này phải viết 1 bài gửi báo chí rằng, nhà trường không bao che ai cả. Nữ sinh này căm phẫn, “danh dự nhà trường quả thật là 1 thứ quý giá, hơn cả mạng sống của một con người”. Và trong quan điểm của bà Hiệu trưởng, cũng như một số giáo viên trường vẫn tìm mọi cách bảo vệ cho cô giáo Mai Anh (là người ủy thác trông coi lớp thí nghiệm nhưng đã không thực hiện) và buộc nữ sinh này “im lặng”.
Trường Phan Đình Phùng và căn bệnh háo danh giáo dục
Suy cho cùng, sự “im lặng” và đổi trắng thay đen từ phía lãnh đạo, nhân viên trường Phan Đình Phùng (Hà Nội) là biểu hiện đậm nét cho cái bệnh háo danh trong giáo dục. Người ta e ngại sai phạm có thể khiến cho thành tích thi đua cũng trường bị đánh rớt hoặc trường xâu trong mắt phụ huynh. Mọi yếu tố mất đoàn kết, sai phạm đều được giải quyết mang tính chất nội bộ, vì cái gọi là “đại cục thi đua”.
Thậm chí, hình thức kỷ luật phải đợi khi em Diệp Anh lên tiếng trên trang Confession mới được nhà trường tiến hành. Báo VNN đã đặt câu chất vấn hết sức nhân văn: “Và câu hỏi đặt ra là nếu người gặp tai nạn là em D.A không đăng tải những tâm sự của mình và được chia sẻ trên mạng xã hội thì trường có quy trách nhiệm rõ trong vụ việc hay không?”
Lãnh đạo nhà trường vì sự hư danh giáo dục mà tìm cách bịt miệng, chìm xuồng sự việc.
Còn cô giáo Mai Anh, bà Hiệu trưởng và những người đồng nghiệp, lẫn học sinh – cựu học sinh đang muốn nữ sinh Diệp Anh im lặng liệu còn tư cách để đứng trong vai trò của một người giáo dục – truyền dạy đạo đức lẫn kiến thức cho học sinh? Khi mà sự nhân tính trong họ đã không còn tồn tại, sự sa hóa đạo đức sẽ được hiểu như thế nào nếu như mọi chuyện cứ chìm xuồng, dù tai nạn và hệ quả mà nữ sinh Diệp Anh đã và đang gánh chịu vẫn tiếp tục tồn tại như một dấu chấm hỏi?
Không dừng tại đó, ngôi trường giáo dục mang tên Phan Đình Phùng tiếp tục “giáo dục suy đồi đạo đức” khi lãnh đạo tìm mọi cách “bịt miệng” câu chuyện để giữ điểm thi đua.
– Ngày 6/2/2017, 1 ngày sau chia sẻ của Diệp Anh, trường gửi 1 công văn tới Bộ Thông tin truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Vụ Báo chí Xuất bản, 1 công văn tới Đài truyền hình Hà Nội về vụ việc, kèm đề nghị “không đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng”. 
– Ngày 5 và 6/2/2017, thầy chủ nhiệm lớp 12A2 Nguyễn Như Tùng yêu cầu cô bé gỡ bài, đính chính bài viết trên Pdp Confessions.
– Chỉ khi bị cô bé từ chối, thầy Nguyễn Như Tùng mới đề nghị lập hội đồng kỷ luật và mới yêu cầu 4 cậu học sinh viết bản kiểm điểm vào sáng ngày 7/2/2017. (*)
Hình ảnh bỏng nặng cấp nữ 3 mà nữ sinh Diệp Anh đã hứng chịu từ chính sự vô lương tâm và trách nhiệm của nhóm người lớn, những người đang đứng trên vai trò “gieo chữ”.
Cách hành xử đó liệu xứng đáng là thầy giáo, cô giáo, lãnh đạo của một cơ sở giáo dục hay không?
Một người dùng tên Xuân Trường trong trang confession bày tỏ quan điểm: Trường chuẩn quốc gia để làm gì khi quan trọng nhất là học sinh của mình còn không bảo vệ được. Hay các người bảo vệ vị trí của mình đã quá đủ mệt mỏi rồi. Để học sinh tự đấu tranh vì cái nó cho là công bằng, lẽ phải, giáo viên chắc tự hào lắm với thành tích “trồng người” của mình nhỉ.

Trong khi đó, dì của nữ sinh bị bỏng trên Facebook cá nhân, đã phẫn nộ rằng: “Với tôi, sự hèn nhát của những kẻ gây ra tai nạn và phải chịu trách nhiệm về tai nạn này đã khắc sâu một vết sẹo không thể xoá nổi về đạo đức người làm thầy. Họ đã muốn dạy học sinh trở thành những con người dối trá!”.

Giáo dục hảo giết chết con người
Vijaya Lakshmi Pandit, nữ chủ tịch đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quan điểm rằng: Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện. Qua trường hợp nêu trên, có lẽ, lãnh đạo trường Phan Đình Phùng đã bỏ qua cái mục đích đó, thay vào đấy họ làm mọi cách để đạt ngưỡng danh vọng. Cả toàn bộ trường dường như chạy theo tôn chỉ vun lợi cá nhân dưới cái mác “giáo dục con người”.
Vì giữ “tiếng” cho trường, tìm mọi cách để sự việc chìm xuồng.
Một người dùng khác là Chu Ánh Nguyệt khẳng định, qua phản hồi trên trang confession của nhiều cựu học sinh, cô nhận ra, đến cựu học sinh còn không chấp nhận được việc trường mình bị mất thành tích từ xưa đến nay thì bảo sao thầy cô còn đang dạy tại trường cố gắng giữ cho trường “trong sạch, vững mạnh” bằng mọi giá. Bạn Chu Ánh Nguyệt kết luận: “Đúng là bệnh thành tích là bệnh giết chết nhiều người nhất ở Việt Nam.”
Câu chuyện của nữ sinh bị bỏng không khác gì câu chuyện của cô nữ sinh Gia Khôi, người từng bị Lan Thy “hotgirl thụ tinh ống nghiệm” trắng trợn cướp đoạt ý tưởng về máy phát hiện đột quỵ và giành lấy học bổng Đại học Quốc tế Tokyo. Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong đứng về phía Lan Thy vì “danh dự của nhà trường trước Sở giáo dục”, và tránh điều tiếng mà trường sẽ phải mang. 
Câu chuyện của nữ sinh Diệp Anh liệu có chìm xuồng giống như câu chuyện của nữ sinh Gia Khôi? Liệu nó có sẽ khiến mọi người nhận ra bệnh thành tích và danh hảo giáo dục nó đã nặng đến mức độ nào đó như nhiều người trông đợi, hay là vẫn trong vòng “nội bộ” như lãnh đạo trường Phan Đình Phùng và những người “ưa hư danh” mong muốn. 
Lương tâm nào, nhân cách nào cho những người muốn chìm xuồng sự việc?
Trong một diễn biến có liên quan, nữ sinh bị bỏng nặng khi phản hồi báo chí đã khẳng định, không muốn 4 bạn học bị đình chỉ học. Liệu rằng, khi đọc sự thổ lộ này, phụ huynh em gây ra tai nạn, em học sinh gây ra tai nạn, và lãnh đạo – giáo viên trường Phan Đình Phùng có hổ thẹn với chính lương tâm của mình? Khi mà, học vị đã không cho họ bài học về nhân cách và đạo đức.
Nữ sinh bị bỏng trường Phan Đình Phùng (Hà Nội), một lần nữa gióng hồi chuông về nền giáo dục trở thành nền giáo dục vô nhân tâm. 
(*) Theo chia sẻ của FB Phạm Huyen, là dì của em Diệp Anh: https://www.facebook.com/pham.huyen.9083/posts/10203150477758503?hc_location=ufi

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.