Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ông Tạ có điện nước từ năm nào?

Cù Mai Công

Những ngày đầu tiên Bắc 54 Ông Tạ trên vùng đất đầm lầy, kinh rạch, nghĩa địa… của đại đồn Chí Hòa 1861 xưa không phải thịt chó, giò chả, tiệm vàng… mà là những cánh đồng, ao rau muống mọc khắp nơi.

Những ngày đầu tiên ấy, nhà nào khá lắm thì mái lá lều tranh, còn toàn những căn lều dựng ở mặt tiền dọc đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai) ra Phạm Hồng Thái/Lê Văn Duyệt nối dài (nay là Cách Mạng Tháng Tám, Thánh Mẫu (nay là Bành Văn Trân)… Trong đó có dãy nhà sau này là nhà ca sĩ Giang Tử, MC Nguyễn Ngọc Ngạn… Mưa to gió lớn, các lều xiêu ngả, cả gia đình bố mẹ, con cái cùng trụ chống mỏi mê.

Không điện đóm, đêm đêm cả ngôi làng Ông Tạ lúc ấy mới chỉ có tám giáo xứ chính le lói ánh đèn dầu, tối mù mù những đêm không trăng. Ai cũng ngại ra đường. Nói dại miệng, chẳng may lại gặp trộm cướp, có kêu cũng chẳng ai dám ra cứu. Cũng chẳng cứ gì đêm hôm, ngay buổi trưa, mẹ tôi đứng ở bancông gỗ nhà mặt tiền đường Thoại Ngọc Hầu, thấy cướp chặn người đi đường ở cái vũng trâu bò đằm vài năm sau là rạp hát Đại Lợi chỉ dám ú ớ, không thốt nên lời…

Nước nôi có khu nhà lấy từ nước giếng ở ngay cạnh mồ mả khu nghĩa địa Ông Tạ, sau khu chợ Ông Tạ. Nhà tôi cách khu nghĩa địa Thánh Minh mênh mông mấy ngàn mộ chỉ 50m, nước giếng đục ngầu, không dám ăn. Mẹ tôi ngày ngày gánh nước giếng của ông bà Sáu Giếng trong khu nhà thờ Tân Chí Linh cách nhà hơn 100m về nấu ăn. Khu Ông Tạ vốn là vùng đầm lầy, kinh rạch, một số giếng nước rất trong và ngọt, phun trào lên mặt suốt ngày đêm, nhất là mùa mưa. Cây cỏ trong vùng cứ xanh mơn mởn…

Trạm điện đầu tiên có mặt gần cầu Ông Tạ, xéo ngõ Cổng Bom năm 1962 (nay vẫn còn – ảnh); thuộc khu vực có điện sớm hơn nhiều so với các khu vực xung quanh như Nguyễn Văn Thoại (nay là Lý Thường Kiệt – 1966), đại lộ Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu – 1964)…

Mặt tiền trạm điện này đúc chữ nổi CEE 1962. Có người nói CEE là νiết tắt ᴄủa Cᴏmρaɡniе dеs Eaᴜx еt d’Élеᴄtɾiᴄité dе Saiɡᴏn (Cônɡ ty Điện Nướᴄ Sài Gòn); có người lại bảo là Cᴏmρaɡniе dеs Eaᴜx еt d’Élеᴄtɾiᴄité d’Indochine (Công ty Điện Nước Đông Dương). Cônɡ ty này đượᴄ thành lậρ hơn 120 năm tɾướᴄ, cung ᴄấρ điện nướᴄ ᴄhᴏ Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn, Sài Gòn νà ᴄả Nam Vanɡ (Phnᴏmρеnh), Campuchia.

Dù Pháρ ᴄhấm dứt sự quản lý của mình ở Việt Nam từ 1955, nhưnɡ CEE νẫn hᴏạt độnɡ đến năm 1967. Sau đó bàn giao điện cho Cônɡ ty Sài Gòn Điện lựᴄ (thành lậρ năm 1967). Vậy nên các tɾạm biến áρ xây dựng từ 1967 tɾở νề tɾướᴄ đềᴜ ɡhi là CEE, ᴄòn từ 1968 νề saᴜ thì đượᴄ ɡhi là SĐL (Sở Điện Lựᴄ) hoặc CĐL (Công ty Điện lực).

Điện về. Ánh sáng đô thị đã bắt đầu le lói vùng Ông Tạ, dù nhiều nhà như nhà tôi chẳng hạn, mặt tiền đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai, Tân Bình) giữa thập niên 1960, cơ bản vẫn đèn dầu, đèn măngxông (manchon). Chưa nhiều nhà có điện trực tiếp, đa số vẫn “hắt hiu vàng ánh điện câu”, nhất là trong các ngõ hẻm.

Ngày 12-12-1966, chính quyền Sài Gòn khánh thành Nhà máy lọc nước Thủ Đức. Ngay lập tức, suốt năm 1967, đường sá khu vực Ông Tạ được đào, lắp đặt đường ống nước. Đường Thoại Ngọc Hầu “ngổn ngang gò đống kéo lên”. Mưa xuống, đường ngập, đã có em bé té rãnh chết.

Đường nước kéo về tận từng nhà, rất mạnh. Hồ trữ nước nhà tôi trên sân thượng, cao cả chục mét, trưa và tối nước vẫn tự lên ào ào. Nhiều nhà khác cũng vậy. Không nhà nào phải xài máy bơm.

Cũng ngay lập tức, đầu hẻm Tám Thơm vào nghĩa địa Ông Tạ, cách ngã ba Ông Tạ về phía Bảy Hiền vài chục mét, gần bún chả Ngọc Hà mọc lên một cửa tiệm làm răng ống nước (lúc đó ống nước bằng hợp kim, gọi là ống gang chứ không bằng nhựa như hiện nay, dày đến mấy ly – mm, khá nặng), lắp đặt ống nước. Đây là tiệm làm răng ống nước gang đầu tiên khu Ông Tạ. Chủ là ông Phạm Ngọc Tư. Thoạt đầu ông Tư làm răng bằng tay, sau khách đông, bà vợ sắm một chiếc máy làm răng.

Bà chủ tiệm này khẳng định: “Cả Sài Gòn lúc đó chỉ có hai cái: một ở Chợ Lớn và một ở Ông Tạ” (?). Chiếc máy này cố định ống nước; ba ngàm thép xung quanh kẹp vào và xoay tròn tạo răng, làm mát bằng nước. Phần “ba vớ” sau khi tiện răng thải ra sắc như dao cạo, sờ vào đứt tay như chơi.

Không rõ thực hư ra sao, chỉ biết là dân Ông Tạ lao vào nhịp sống đô thị rất nhanh. Sau này, nhiều tiệm ở khu Ông Tạ cũng có, như tiệm Phúc Hiền làm ống nước xéo cửa nhà tôi, xóm Đại Lợi.

Cũng dễ hiểu thôi khi các cửa ngõ ra vô Ông Tạ, từ đường Phạm Hồng Thái/Lê Văn Duyệt nối dài (nay là Cách Mạng Tháng Tám); trên đường Trương Minh Ký (nay là Lê Văn Sỹ), đường Cách Mạng 1-11 (nay là Nguyễn Văn Trỗi), Nguyễn Văn Thoại (nay là Lý Thường Kiệt) đều là các cửa ô ra vô Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Trăm năm làng nhang Bình Chánh, Sài Gòn  

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Chiến dịch “Gió lốc” và tuỳ nghi di tản

Do Van Tien

VNTB – Người Sài Gòn bình tĩnh chống dịch

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.