Việt Nam Thời Báo

VNTB – Phản ứng về việc cho mở lại rạp hát, nhưng vẫn đóng phòng tập gym

Nguyễn Huỳnh

 

(VNTB) – Chính quyền TP.HCM quyết định từ ngày 01-03, các trung tâm tiệc cưới, nhà hàng, phòng trà, rạp chiếu phim, điểm vui chơi… được hoạt động trở lại. Phòng tập gym tiếp tục đóng cửa.

 

Gym là từ viết tắt của từ Gymnastics, có nghĩa là Phòng tập thể dục. Người Việt gọi vắn tắt là ‘tập Gym’, và hiện nay đang là phong trào nở rộ của giới trẻ, nó giúp cho người gầy thành mập, người mập thành ốm, người yếu thành người cơ bắp.

Luồng ý kiến phản đối việc tiếp tục đóng cửa phòng tập gym với lý do để phòng dịch Covid lây lan cộng đồng, có lập luận như sau:

Thứ nhất, dân tập gym không đứng gần người khác trong phòng, lý do rất nguy hiểm vì tạ nặng. Và khi có người đang sử dụng máy tập, chẳng ai muốn đứng đó chờ cả, họ sẽ đi chỗ khác, tập cái khác.

Một lý do khác là mùi mồ hôi không mấy dễ chịu nên họ sẽ né.

Thứ hai, dân tập thường đeo găng tay, do các dụng cụ cứng và nặng, không đeo sẽ rất đau. Thứ ba, dân tập hay sử dụng khăn để lót sau khi có người khác dùng máy, vì không ai muốn nằm hay dựa vào vị trí vừa có người khác dùng.

Thứ tư, mở cửa phòng tập gym, yoga, finess… để mọi người tập luyện nâng cao sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật là rất cần thiết. Trong khi cho mở các dịch vụ khác mà TP.HCM vẫn bắt đóng cửa phòng tập là quyết định vô lý, không có tinh thuyết phục người dân và doanh nghiệp.

Trong khi đó, các nhà hàng tiệc cưới là nơi từng xảy ra ổ dịch.

Gần đây nhất là ở Hải Dương với bốn đám cưới bùng phát thành ổ dịch. Người đi ăn không thể nào đeo khẩu trang được, không thể ngồi giãn cách được, và họ còn dùng đũa để gắp cho nhau, cụng ly uống, ôm nhau chụp hình, nói chuyện gần nhau… Đây mới là loại hình kinh doanh cần tiếp tục đóng cửa, còn tập luyện thể thao nên mau chóng khôi phục để tăng cường sức khỏe mỗi người, nhằm giảm khả năng bị ảnh hưởng của nhiều loại bệnh, không chỉ Covid-19.

Luồng ý kiến trung dung có lập luận như sau:

Một. Nhà hàng là một chuỗi cung ứng nên ảnh hưởng rất nhiều người, như cung ứng thực phẩm, nhân viên nhiều, ăn uống thì không thể thiếu. Tập gym thì có ngưng thêm một tháng cũng chả sao, có xấu hơn tí nhưng mà an toàn.

Phòng gym khi tập thì mồ hôi, hơi thở bắn ra khá nhiều, bám vào dụng cụ.

Hai. Nên cho phép những phòng gym có khả năng mở cửa sổ, cửa ra vào để lấy khí tự nhiên không dùng máy lạnh, và giới hạn tối đa 20 người cho phòng tập lớn, và 10 người cho phòng tập nhỏ.

Ba. Chủ rạp có đảm bảo 100 con người trong rạp xi nê đeo khẩu trang trong suốt 2 hay 3 tiếng không? Chưa tính trong rạp còn bán đồ ăn nước uống nữa.

Còn tính về không gian kín và khoản cách thì rạp chiếu phim khó an toàn hơn so sánh với thể thao. Khi một người đi xem phim bị nhiễm Covid là f1, thì bao nhiêu f2 hay f3, liệu có ai thử tính giúp chưa?.

Xem phim chậm lại một ít có ảnh hưởng gì không ngoài yếu tố kinh tế?. Mà nếu chỉ yếu tố kinh tế thì những nghề khác cũng ảnh hưởng mà…

Bốn. Năm 2020 phòng gym cũng được phép hoạt động khi hết giãn cách với điều kiện mở hết các cửa ra vào. Vì sao năm 2021 thì lại không?

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức nói rằng sở dĩ trung tâm tiệc cưới, nhà hàng, phòng trà, rạp chiếu phim, điểm vui chơi… ở TP.HCM được hoạt động từ ngày 1-3, còn vũ trường, bar, karaoke, phòng gym tiếp tục đóng cửa là để phòng dịch; và “Việc mở cửa một số dịch vụ nhằm thực hiện mục tiêu kép chống dịch hiệu quả và phát triển kinh tế”.


Tin bài liên quan:

VNTB – Vương quốc Anh: không thể sử dụng các bộ xét nghiệm virus corona trị giá 20 triệu đô la

Phan Thanh Hung

VNTB – Xin đừng làm người dân thêm lo lắng, hoang mang

Phan Thanh Hung

VNTB – Việt Nam kết thúc “Zero-COVID” liệu có sớm quá?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo