VNTB – Pháp luật đang trên giấy đây, thưa ngài chủ tịch Quốc hội

VNTB – Pháp luật đang trên giấy đây, thưa ngài chủ tịch Quốc hội

Thới Bình

 

(VNTB) – Xuyên suốt trong quá trình lập pháp cần bảo đảm bằng được nguyên tắc pháp quyền và dân chủ.

 

Sau khi coi qua ‘livestream’ có tên “Trực Tiếp Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ | Tịnh Thất Bồng Lai 04/11/2021 Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc kết luận: “Tư tưởng Hồng vệ binh đã trỗi dậy! Bóng ma của đấu tố trong cải  cách ruộng đất và Nhân văn giai phẩm đang xuất hiện!”

Dễ dàng kiểm chứng sự đa chiều tin tức, khi xem một ‘livestream’ khác cùng chủ đề này từ góc quay của phía có tên Thiền An Bên Bờ Vũ Trụ, cũng như từ chính bà chủ của Trường đua Đại Nam với lời lẽ đầy đe dọa của khủng bố tinh thần.

Mỉa mai ở đây là vài hôm trước đó, vào sáng 2-11-2021, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì tọa đàm chuyên gia về một số nội dung phục vụ việc xây dựng chuyên đề “Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Sau cuộc tọa đàm này, vào ngày 3-11-2021, Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để triển khai chuyên đề, mà theo ông Vương Đình Huệ, Đảng đoàn Quốc hội đã xin ý kiến, trình Bộ Chính trị ban hành kết luận về chiến lược định hướng xây dựng pháp luật trong 5 năm chứ không chỉ làm chương trình xây dựng pháp luật hàng năm, xác định 137 nhiệm vụ xây dựng pháp luật trong giai đoạn 5 năm tới.

Ghi nhận tại tọa đàm, có ý kiến đề nghị coi trọng công tác tổ chức thực hiện, tập trung vào chất lượng soạn thảo, phấn đấu để luật điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội, giảm bớt hoặc hạn chế ủy quyền lập pháp, hạn chế bớt được việc giao cho Chính phủ hoặc chính quyền địa phương quy định chi tiết thi hành.

Xuyên suốt trong quá trình lập pháp cần bảo đảm bằng được nguyên tắc pháp quyền và dân chủ.

Trong khi đó, có ý kiến đề nghị cần quan trọng công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật, tôn trọng vai trò, tinh thần pháp quyền, coi trọng luật pháp ở vị trí xứng đáng trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng, bảo vệ quyền con người, lợi ích của các cá nhân, tổ chức liên quan, phù hợp với đặc điểm của một quốc gia đang phát triển, hướng tới một nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045.

Có ý kiến cho rằng 2 vấn đề mà chiến lược nêu ra có mối quan hệ rất biện chứng, gắn kết chặt chẽ với nhau. Nếu có một hệ thống pháp luật tốt, hoàn thiện nhưng việc tổ chức thi hành không tốt, không nghiêm minh, không được tôn trọng, thì pháp luật cũng chỉ nằm trên giấy; coi trọng sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền là sự nghiệp của toàn dân, chứ không chỉ của các cơ quan nhà nước; trong nhà nước pháp quyền thì tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.

Những ý kiến bên lề được ghi nhận, là “quan trọng nhất ở người thi hành, họ xem pháp luật là trên hết hay tiền là trên hết?” – “Để pháp luật đi vào cuộc sống, người dân sống và làm việc theo pháp luật thì đội ngũ duy trì pháp luật phải tốt, phải trong sáng, công tâm. Nếu không làm trong sạch đội ngũ duy trì pháp luật, để hiện tượng lợi dụng luật để làm tiền người dân, mặc cả với dân, kể cả nhận tiền đổi trắng thành đen, đen thành trắng thì làm cho dân mất lòng tin và coi thường pháp luật”…

Như vậy với những gì vừa xảy ra trong ngày 4-11-2021 trong vụ việc ‘đôi co’ về ‘livestream’ giữa bà chủ trường đua Đại Nam với phía được gọi là Thiền An Bên Bờ Vũ Trụ, cho thấy pháp luật chỉ là câu chuyện nằm trên giấy; và đáng báo động cho một thuyết âm mưu của việc nói như nhận xét của luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, “Tư tưởng Hồng vệ binh đã trỗi dậy! Bóng ma của đấu tố trong cải cách ruộng đất và Nhân văn giai phẩm đang xuất hiện!”.

Lưu ý, với những gì đã xảy ra cho thấy nhà chức trách địa phương đã vi phạm Luật trẻ em, cụ thể những “chủ tiểu” ở địa chỉ được gọi là Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 19); quyền bí mật đời sống riêng tư (Điều 21); quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi (Điều 24); quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 32); quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội (Điều 33); quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp (Điều 34).


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)