Trần Thế Kỷ
(VNTB) – Sự đi lên của một nền văn học không thể thiếu vắng những nhà phê bình chân chính.
Khi được hỏi rằng “Sự thờ ơ , dửng dưng với phong cách , với các khuynh hướng văn học mới…phải chăng là yếu kém của lý luận – phê bình Việt Nam ?”, một nhà nghiên cứu đã trả lời rất chí lý:
– Đây không phải là thờ ơ mà là vô trách nhiệm. Một khi đã mang danh là nhà lý luận – phê bình thì phải làm nghề. Thật phi lý khi có người mang cái danh đó mà quanh năm chỉ thấy đi “khảo cổ văn chương”.
Có thể nói sự vô trách nhiệm là điều không có gì xa lạ trong giới phê bình văn học Việt Nam hiện nay. Nhiều vị gặp tác phẩm văn chương nào có khuynh hướng mới là tìm cách tránh né. Đó là gì nếu không phải là hèn nhát. Tiếc là trong đám hèn đại nhân có cả gương mặt thuộc loại nổi tiếng như Vương Trí Nhàn.
Trong bài “ O’Henry khôngngớ ngẩn” (đã đăng trên VNTB), tôi có nhắc tới việc nhờ ông Nhàn có đôi lời phê bình thật ngắn gọn và thẳng thắn về quyển “Cánh Chim Phiêu Lãng” mà tôi là tác giả . Đây là một tập gồm 8 truyện ngắn với mỗi truyện có bối cảnh lịch sử khác nhau : Từ Nội chiến Hoa Kỳ đến cuộc chiến Triều Tiên, từ nước Áo thời Johanne Strauss đến Đan Mạch của Andersen…
Tôi có bảo ông Nhàn khen truyện của tôi đâu. Tôi chỉ muốn nhờ một người sành sõi văn chuong như ông âý nói thẳng ra những điểm yếu kém ( nếu có ) trong lối viết của mình để nhờ đó tôi sẽ rút ra bài học hầu nâng cao kỹ năng viết lách. Thiết nghĩ , đề nghị của tôi đâu có gì quá đáng nếu không nói là quá dễ đối với một người như ông Vương Trí Nhàn. Chỉ bấy nhiêu mà ông Nhàn cũng từ chối vói lý do rất hay ho rằng tôi là nguòi miền Nam thì nên hỏi ý kiến của một nhà phê bình trong Nam, còn ông ấy là nguòi miền Bắc!
Không thể ngờ một nguòi khôn ngoan có thừa nhu ông Vuong Trí Nhàn mà lại có thể viết những dòng như vậy. Theo tôi hiểu, lời từ chối này thực ra chỉ là một sự tránh né của ông Nhàn. Ông ấy đã không dám đưa ra ý kiến của riêng mình truóc phong cách viết của tôi. Tôi luôn tâm niệm câu nói của André Gide: “ Con người sẽ chẳng bao giờ phát hiện được những đại dương mới trừ phi họ từ bỏ những bến bờ quen thuộc của mình”.
Dám chơi thì phải dám chịu. Tiếc thay Nguyên Ngọc hay Vương Trí Nhàn lại không phải là loại nguòi nhu thế. Liệu có quá lời không nếu nói rằng các vị đáng kính này đã cùng chọn gầm giường làm noi trú ẩn?!
Nhung nói đi thì cũng phải nói lại, khi viết cho tôi đôi lời cảm ơn xã giao vì đã tặng sách thì ông Vương Trí Nhàn đã tỏ ra có cái lịch sự tối thiểu, điều mà tôi không tìm thấy ở các ông Phạm Xuân Nguyên hay Lại Nguyên Ân.
Nghĩ mà ngán ngẩm cho giới phê bình văn học Việt Nam. Nếu tôi không lầm thì đa số họ chỉ là những kẻ theo hùa hoặc “ khảo cổ văn chương”, gặp cái gì mới mẻ là co rúm lại. Đầu óc họ chỉ lẩn quẩn sau luỹ tre làng, bước ra khỏi luỹ tre làng là sợ này sợ kia.
Sự đi lên của một nền văn học không thể thiếu vắng những nhà phê bình chân chính.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả