VNTB – Phe “ngựa” và phe “phi ngựa”

VNTB – Phe “ngựa” và phe “phi ngựa”

Ngô Huy Cương

(VNTB) – Rất nhiều ý kiến phản đối việc đưa ngựa vào trang bị cho cảnh sát cơ động. Trong khi đó phía bênh vực cho chủ trương này của Chính phủ cũng không ít.

Tôi nghĩ thôi thì đã đưa ngựa về rồi, cố gắng làm sao sử dụng cho có hiệu quả và thật tiết kiệm. Tuy nhiên, có mấy ý mà chúng ta nên rút kinh nghiệm:

Thứ nhất, nếu có sự đồng thuận cao trong việc chi tiêu ngân sách trước khi tiến hành một dự án không thuộc bí mật quốc gia thì sẽ mang lại nhiều hiệu quả xã hội tốt đẹp hơn;

Thứ hai, phe “ngựa” không nên lập luận bênh vực cho quan điểm sử dụng ngựa của mình để chống lại bên “phi ngựa” bằng cách cho rằng ngay cả ở những nước Phương Tây phát triển, thậm chí ở Mỹ, người ta vẫn sử dụng “kỵ cảnh sát” bởi lập luận như vậy khiến cho mọi người cảm thấy hoang mang.

Nếu Mỹ và Phương Tây là chuẩn thì tại sao nước ta không theo Mỹ và Phương Tây đề cao học thuyết “Tam quyền phân lập”? Lập luận bênh vực cho chính quyền mà bất nhất trong cách tiếp cận là điều tối kỵ. Hãy lấy cách tiếp cận là mọi chủ trương, quyết sách của chính quyền phải phù hợp nhất với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam làm chuẩn!

Thứ ba, mọi quyết sách của chính quyền nếu không thuộc bí mật quốc gia thì nên được giải thích rõ ràng cho dân nắm được và phải lường trước được những hậu quả khó khăn của những quyết sách đó và có giải pháp kèm theo đã được chuẩn bị từ trước.

Tôi nghĩ phe “phi ngựa” sẽ phải quen với tiếng lốp cốp của vó ngựa trên đường phố và mùi hôi của chất thải từ ngựa, giống như buộc phải làm quen khi tới gần những con ngựa cao lớp ở cổng Hoàng Gia Anh để chụp ảnh?

[ads_color_box color_background=”#cff1fa” color_text=”#444″]

Theo Chủ tịch Quốc Hội thời gian qua, lực lượng Cảnh sát nói chung, Cảnh sát cơ động nói riêng đã đóng vai trò quan trọng thực hiện các biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, trước sự manh động, phức tạp của tội phạm cũng như tình trạng bạo loạn, chống người thi hành công vụ diễn ra trong thời gian gần đây, đòi hỏi tổ chức Cảnh sát cơ động cần phải được hoàn thiện hơn nữa nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quá trình xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trước tình hình đó, Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã nghiên cứu và thành lập đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh nhằm từng bước tăng cường năng lực, sức chiến đấu cho lực lượng Cảnh sát cơ động.

“Đây là một lĩnh vực mới, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm, cũng như kỹ năng trong công tác huấn luyện nghiệp vụ, bên cạnh đó thì cơ sở vật chất, nguồn nhân lực đối với lực lượng này còn hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của Bộ Công an, của Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động, sự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, không ngại khó, ngại khổ của các cán bộ, chiến sĩ, đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh đã đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận”, Chủ tịch QH nhấn mạnh.

 

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, mô hình kỵ binh được Việt Nam lấy kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới. Ở các quốc gia đó, kỵ binh phục vụ cho rất nhiều công việc liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, giữ gìn trật tự.

Với ưu điểm của mình, ngựa có thể đi được bất cứ địa bàn nào, từ rừng núi cho đến cả địa bàn không có đường xá.

“Bây giờ các nước hiện đại họ cũng dùng ngựa trong thành phố, công việc cũng rất là tốt” – Bộ trưởng Tô Lâm chia sẻ.

Bộ trưởng Công an cũng nhấn mạnh Đoàn CSCĐ Kỵ binh sẽ phục vụ bất kể công việc gì, trong đó có việc tham gia nghi thức quốc gia.

Trước một số băn khoăn về việc giữ gìn vệ sinh khi lực lượng kỵ binh đi trên đường phố, Đại tướng Tô Lâm cho rằng ruột ngựa thẳng, chúng ăn liên tục và tiêu hóa liên tục. Bộ trưởng Bộ Công an đã đưa dẫn chứng về việc giữ gìn vệ sinh cho lực lượng này như kỵ binh Hoàng gia của Anh có thiết bị hứng. Ngoài ra, một số hình thức khác như hốt rác, hút chất bẩn… cũng được áp dụng.

[/ads_color_box]

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)