Việt Nam Thời Báo

VNTB- Phụ Tá Ngoại Trưởng Scott Busby: ‘Nhân quyền vẫn là hàng đầu trong lịch trình của chúng tôi’

(VNTB) – Ngày 11-05-2016 kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 22, Phó Phụ Tá Ngoại Trưởng Scott Busby đã có bài diễn văn trước cộng đồng người Việt hải ngoại tại Washington. VNTB trân trọng giới thiệu những thông tin trong bài phát biểu này.  

Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động Scott Busby phát biểu tại buổi lễ hàng năm đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam ở trụ sở Quốc hội Mỹ, ngày 11/5/2016.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động Scott Busby phát biểu tại buổi lễ hàng năm đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam ở trụ sở Quốc hội Mỹ, ngày 11/5/2016.

Thật là một vinh dự đặc biệt được có mặt cùng quý vị ngày hôm nay. Tôi muốn được ngỏ lời cám ơn đặc biệt tới Bác Sĩ Quân, người đã góp phần vào việc làm nên ngày này và tiếp tục vai trò hàng đầu trong việc phát huy nhân quyền cho người dân Việt Nam. Cũng xin cám ơn quý vị thành viên Quốc Hội và các nhân viên phụ tá đã tiếp tục theo dõi sát các diễn biến tại Việt Nam và kiên trì hối thúc gia tăng tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam.

Cuộc tập họp ngày hôm nay đã diễn ra vào một thời điểm vô cùng quan trọng trong lịch sử bang giao Mỹ-Việt. Như Bạch Ốc đã loan báo hôm qua, Tổng Thống Obama sẽ thăm Việt Nam trong vài tuần tới – chỉ là chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba của một Tổng Thống Hoa Kỳ từ khi lập bang giao giữa hai nước vào hai chục năm trước. Chuyến thăm này đem tới những cơ hội đặc biệt để làm mạnh thêm mối liên hệ của chúng ta qua nhiều mặt. Một trong những mặt đó là về nhân quyền, lãnh vực vẫn còn nhiều thử thách đáng kể.

Tôi có thể bảo đảm với quý vị rằng, một trong những điểm chính Tổng Thống sẽ lập lại với nhà cầm quyền Việt nam trong chuyến thăm sẽ là sự quan trọng trong việc Việt Nam gia tăng tôn trọng nhân quyền để mối liên hệ Mỹ Việt sâu đậm hơn. Như thông báo của Bạch Ốc đã cho biết, Tổng Thống cũng sẽ gặp các thành viên của xã hội dân sự, Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á, giới thương gia và cộng đồng kinh doanh để chứng tỏ sự quan trọng trong sự can dự với mọi ngành của xã hội Việt Nam.

Trước chuyến đi của Tổng Thống, thượng cấp của tôi – Phụ Tá Ngoại Trưởng Tom Malinowski – và Phụ Tá Ngoại Trưởng về Thái Bình Dương và Đông Á vụ Danny Russell đã có những cuộc gặp gỡ tại Việt Nam đầu tuần này. Các vị này cũng nhấn mạnh quan điểm với các giới chức cao cấp trong chính quyền Việt Nam rằng chuyến đi của Tổng Thống chỉ thành công, nếu có thêm tiến bộ về nhân quyền. Phụ Tá Ngoại Trưởng Malinowski cũng đã gặp các nhà vận động xã hội dân sự, các nhà báo độc lập và nhiều người đã tự ứng cử như là ứng viên độc lập trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới (tôi nên thêm rằng họ đã không được phép làm như vậy). Về chuyện này, tôi cũng nên thêm rằng một số người được mời tới những cuộc gặp gỡ này đã bị ngăn cản tham dự, đó là dấu hiệu nhân quyền còn nhiều thử thách ở Việt nam.

Tôi cũng muốn nói thêm rằng Phó Ngoại Trưởng của chúng tôi, Ông Tom Blinken, mới đây cũng đã tới Việt nam và gặp nhiều giới chức cao cấp trong chính quyền tại đó, nơi ông đã trình bầy cùng quan điểm về nhân quyền, ông cũng đã nói chuyện với các thành viên xã hội dân sự, cũng như các sinh viên và ban giảng huấn tại Viện Đại học Quốc Gia. Thật ra, buổi nói truyện của ông Phó Ngoại Trưởng tại viện đại học đã được phát tuyến trực tiếp trên toàn cõi Việt Nam, và nếu quý vị chưa xem hay đọc nó, tôi đề nghị quý vị nên làm chuyện này. Tôi nghĩ nó đã trình bầy rất rõ ràng về niềm hy vọng của chúng tôi cho Việt Nam, kể cả việc chúng tôi muốn làm thế nào để nâng cao mối liên hệ của chúng ta và cần phải làm những gì, kể cả tiến bộ về nhân quyền.

Chỉ mới mấy tuần trước, chúng tôi đã có cuộc Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt lần thứ 20, lãnh đạo bởi Phụ Tá Ngoại Trưởng Malinowski và trong đó có sự tham dự của nhiều giới chức cao cấp từ nhiều cơ sở quan trọng của Hoa Kỳ. Tại cuộc Đối thoại, chúng tôi đã trao đổi thẳng thắn với phái đoản Việt Nam về những quan tâm của chúng tôi về nhân quyền và sự cần thiết thêm những tiến bộ về một số lãnh vực rõ ràng. Ngày thứ nhì của cuộc đối thoại đã bao gồm những cuộc gặp gỡ tại Quốc Hội, thăm viện bảo tàng truyền thông Newseum, và một chuyến đi tới Bệnh viện Providence, cơ sở được quản trị bởi Giáo Hội Công Giáo, đề chứng tỏ các tổ chức tôn giáo có thể đóng góp cho những nhu cầu thiết yếu của xã hội, ngoài việc giúp các cá nhân có cơ hội thực hành tín ngưỡng của mình.

Trong cuộc đối thoại, cùng với những vấn đề khác, chúng tôi đã kêu gọi phóng thích tất cả tù chính trị và đình chỉ việc bắt giữ người thực thi những quyền căn bản của họ. Chúng tôi thảo luận về sự quan trọng của cải tiến pháp luật, đặc biệt là những bộ luật với dự trù bao quát dễ cho nhà cầm quyền lạm dụng. Năm tới rất quan trọng cho việc cải tiến pháp luật, khi cơ quan lập pháp Việt Nam sẽ cứu xét luật mới về biểu tình, lập hội và tôn giáo. Chúng tôi đã kiên trì hối thúc nhà cầm quyền [Việt Nam] dùng những cải tiến này để đưa luật pháp Việt Nam phù hợp với những quy định mạnh mẽ về nhân quyền trong hiến pháp Việt Nam cũng như những nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã cam kết.

Chúng tôi cũng thảo luận về sự cần thiết tăng thêm tôn trọng quyền tự do biểu đạt, sự quan trọng của việc phát huy những quyền của người khuyết tật và đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới, hay dị tính, quyền của người lao động, và sự cải tiến về luật lệ hay chính sách hạn chế quyền hành đạo.

Cùng lúc chúng tôi nêu ra những thiếu sót về nhân quyền tại Việt Nam, cũng là điều quan trọng để chúng tôi thừa nhận chính quyền [tại đó] đã thực hiện một số tiến bộ trong vài lãnh vực, cách riêng là những việc làm đề bảo vệ quyền của người khuyết tật và quyền của những người LGBTI. Chúng tôi cũng ghi nhận rằng nhà cầm quyền Việt Nam đã thả một số tù nhân lương tâm trứơc khi mãn hạn và một số cải tiến pháp luật theo hướng tích cực, như luật hóa quyền không tự buộc tội mình vào Bộ Hình Luật Tố Tụng mới. Chúng tôi cũng hy vọng về việc Việt Nam cam kết cho phép nghiệp đoàn độc lập hoạt động như là một phần trong thỏa hiệp về TPP và sẽ làm việc hăng hái để TPP  được phê chuẩn tại Hoa Kỳ cũng như tại Việt Nam.

Nhưng mặc dầu những diễn biến tích cực này, chúng tôi vẫn rất quan tâm về tình trạng bắt giữ và kết án gia tăng gần đây đối với các bloggers và các nhà vận động nhân quyền theo sự quy định mơ hồ của các điều khoản trong Bộ Hình Luật. Chỉ trong tháng đầu tiên của năm 2016, bảy người, là các nhà vận động ôn hòa, bloggers, và chống tham nhũng, đã bị kết tội và lãnh án tù, kể cả blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh, cũng được biết tới qua bút hiệu Anh Ba Sàm. Chúng tôi cũng tiếp tục bận tâm sâu xa về việc bắt giữ và tiếp tục giam cầm một người được quốc tế biết đến và kính trọng là luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, đã bị biệt giam từ tháng Mười Hai vừa qua. Chúng tôi kêu gọi Chính quyền Việt Nam thả những người này và các tù nhân chính trị khác vô điều kiện.

Tóm lại, trong khi xây dụng mối liên hệ mạnh mẽ hơn với Việt Nam, tôi xin cam đoan với quý vị rằng nhân quyền vẫn là hàng đầu trong lịch trình của chúng tôi.

Chúng tôi cảm tạ nỗ lực của quý vị tiếp tục nêu lên những vấn nạn này và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với quý vị và trên một diện rộng hơn với các đối tác khác để phát huy việc tôn trọng nhiều hơn những quyền phổ quát tại Việt Nam.

Xin cảm ơn quý vị một lần nữa về cơ hội được lên tiếng trước quý vị hôn nay và chúng tôi mong được hợp tác với quý vị.
—————
DAS Scott Busby’s Remarks
Vietnam Human Rights Day
Wednesday, May 11

Thank you.  It’s a privilege and honor to be with you today.  I wish to offer a special thanks to Dr. Quan who helped to make this day possible and continues to be a leader in advocating for the human rights of the Vietnamese people.  Thanks also to the members of Congress and their staff who continue to follow events in Vietnam closely and are persistent in urging greater respect for human rights.

This gathering is taking place at a very timely and important moment in the history of the U.S. relationship with Vietnam.  As the White House announced yesterday, President Obama will be visiting Vietnam a couple of weeks from now – only the third time that a U.S. President has visited Vietnam since the normalization of relations twenty years ago.   The visit presents significant opportunities to strengthen our relationship in various ways.  One of those ways is on human rights, where there are still significant challenges.

I can assure you that one of the central points the President will reiterate to the Government of Vietnam during the visit will be the importance of improving Vietnam’s respect for human rights if the U.S.-Vietnam is to be deepened.  As the White House press release notes, the President also will meet with members of civil society, the Young Southeast Asian Leadership Initiative, entrepreneurs, and the business community to demonstrate the importance of engaging with all sectors of Vietnamese society.

In advance of the President’s trip, my boss – Assistant Secretary Tom Malinowski – and Assistant Secretary for East Asia and Pacific Affairs Danny Russell held meetings in Vietnam earlier this week.  They, too, reinforced the point with senior officials in the Government of Vietnam that if the President’s trip is to be a success, there must be further progress on human rights.  Assistant Secretary Malinowski also held meetings with civil society activists, independent journalists and several of the people who sought to put themselves forward as independent candidates in the upcoming parliamentary elections  (I should add they were not allowed to do so.)  In this regard, I would note that some of the people invited to these meetings were prevented from attending, which is a sign of the continuing human rights challenges in Vietnam.

I would also note that our Deputy Secretary, Tony Blinken, also recently traveled to Vietnam and met with high-level officials of the government where he made the same points on human rights.  He, too, spoke with members of civil society, as well as students and faculty at Vietnam National University.  In fact, the Deputy Secretary’s speech at the university was broadcast live throughout Vietnam, and if you have not seen or read it, I recommend it to you.  I think it lays out very clearly our hopes for Vietnam, including how we would like to enhance our relationship and what that would take, including progress on human rights.  

Just several weeks ago we held the 20th U.S.-Vietnam Human Rights Dialogue, led by Assistant Secretary Malinowski and in which senior officials from other relevant U.S. agencies participated.  At the Dialogue we had candid conversations with the Vietnamese delegation about our various human rights concerns and the need for additional progress in specific areas.  The second day of the dialogue included meetings on Capitol Hill, a visit to the Newseum, and a trip to Providence Hospital, which is run by the Catholic Church, to show how religious organizations can make helpful contributions in addressing important social needs beyond providing individuals with the opportunity to practice their beliefs.

During the dialogue, among other things, we called for the release of all political prisoners and the imposition of a moratorium on the arrest of persons for exercising their basic rights.  We discussed the importance of legal reform, particularly as to those broad provisions in current law that can be abused by authorities. The coming year is a very important in terms of legal reform, as the Vietnamese legislature will be considering new laws on demonstrations, association and religion or belief.  We have been consistently urging the government to use these reforms to bring Vietnamese law into conformity with the robust human rights provisions in Vietnam’s constitution as well as its international human rights obligations and commitments.

We also discussed the need for greater respect for freedom of expression, the importance of promoting the rights of disabled and lesbian, gay, bisexual, transsexual and intersex persons, labor rights, and the need for reform of the laws and policies that restrict the right to practice one’s religion.

At the same time as we highlight the shortcomings on human rights in Vietnam, it is important to recognize the modest progress the government has made in some areas, particularly in working to protect the rights of persons with disabilities and the rights of LGBTI persons.  We also note that the government of Vietnam has released some prisoners of conscience early and that some legal reforms have been positive, such as codifying the right to not self-incriminate into their new Criminal Procedure Code.  We are also hopeful about Vietnam’s commitment to allow independent trade union activity as part of the Trans Pacific Partnership agreement and will be working hard to facilitate ratification of the TPP here in the U.S. as well as in Vietnam.

But despite these positive developments, we remain very concerned about the recent uptick in arrests and convictions of bloggers and rights advocates under vague Penal Code articles.  Just in the first months of 2016, seven people, peaceful activists, bloggers, and anti-corruption advocates, have been convicted and sentenced to prison, including the well-known blogger Nguyen Huu Vinh, also known as An Ba Sam.  We also continue to be deeply troubled by the arrest and ongoing detention of internationally respected and recognized human rights lawyer Nguyen Van Dai, who has been held incommunicado since December.   We call on the Government of Vietnam to release these and other political prisoners unconditionally.

In sum, as we seek to build a stronger relationship with Vietnam, let me reassure you that human rights remains at the very top of our agenda.

We greatly appreciate your efforts to continue to raise awareness of these issues and we will continue to work with you and a wide range of partners to advocate for greater respect for universal rights in Vietnam. 

Thank you again for the opportunity to address you today and we look forward to our ongoing partnership with you.

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo