Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ràng buộc bất khả của Việt Nam: Làm thế nào đương đầu với Bắc Kinh?

Phương Thảo dịch


(VNTB) – Lịch sử đã cho thấy rằng ông Trọng sẽ tìm được cách để vá víu mọi thứ ở Bắc Kinh. Nhưng một khi ông ta quay về thì lúc đó rắc rối của ông ta sẽ lại bắt đầu.
“Khôn vặt và xảo trá”

Trong chuyến viếng thăm nhằm gắn mối quan hệ ở Bắc Kinh lần này, Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt nam sẽ phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan vốn đã luôn đeo đẳng các nhà lãnh đạo cấp cao cả ngàn năm qua. Đó là làm thế nào để thể hiện sự tôn kính với Trung Quốc mà không để lộ thái độ nhu nhược.

Nói cho rõ ra thì các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đưa ra đủ các loại ngoại giao vặn vẹo và dối trá trong suốt chiều dài lịch sử chiếm đóng của Trung Quốc. Vào thế kỷ 18, Vua Nguyễn Huệ đã gởi một người thế vai sang Trung Quốc. Trước đó, người Việt cũng đã có chế độ hai vua, một ông vua con để nói chuyện với Thiên triều và một ông vua lớn để lo liệu việc triều chính.

Qua những mánh khóe đó, Bắc Kinh đã xác nhận quan điểm của đối với Việt nam như là kẻ khôn vặt và xảo trá. Nhưng Bắc Kinh lại không có cách nào ràng buộc Việt Nam: Việt Nam không thể tránh được các đòi hỏi phải nhún nhường trước nước lớn nhiều quyền lực ngoài việc phải thoát ra chính nền văn hóa xưa nay của Việt Nam vốn đã được hình thành từ lịch sử chống giặc ngoại xâm phương Bắc.
Hà Nội tiến thoái lưỡng nan

Ngày nay, sự tiến thoái lưỡng nan của Hà Nội lại đặc biệt gay cấn. Nền kinh tế đang tăng trưởng phụ thuộc vào Bắc Kinh đã tạo thêm áp lực buộc Việt Nam phải giữ hòa khí với Trung Quốc. Tuy nhiên sau khi Trung Quốc mang giàn khoan vào vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông hồi tháng 5/2014, dân chúng đã kịch liệt chống đối nước láng giềng phương Bắc.

Trong một cuộc khảo sát của Pew hồi năm ngoái cho thấy rằng 80% người Việt Nam lo ngại việc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc sẽ dẫn đến chiến tranh.

Những thái độ này đã làm cho chuyến đi thăm Bắc Kinh bốn ngày của ông Trọng phức tạp hơn rất nhiều. Ông Trọng là viên chức cao cấp nhất có chuyến viếng thăm đến Bắc Kinh kể từ sau sự kiện giàn khoan. Các nhà chỉ trích Đảng ở quốc nội như các nhà hoạt động dân chủ, nhà văn, các tổ chức dân sự xã hội – sẽ diễn giải bất cứ sự thỏa hiệp nào của ông ta về các vấn đề lãnh thổ cũng là sự nhu nhược, và bất cứ sự thỏa thuận nào cũng sẽ bị cho là bán đứng quốc gia.

Hơn thế nữa, lại thêm các cuộc biểu tình dâng cao. Nhà kinh tế học Việt Nam, ông Nguyễn Quang A cho hay rằng việc bài Trung là một vấn đề nhạy cảm quốc gia ở Việt Nam, tuy điều này không đủ mạnh để lật đổ chính quyền nhưng nó có thể “làm xói mòn nền tảng của hệ thống này.”

Ông Nguyễn Quang A là một trong số các nhân vật đã ký tên vào một lá thư ngỏ tháng Năm vừa qua để hối thúc các nhà lãnh đạo Việt Nam cùng tham gia với Philippines kiện Trung Quốc trong vụ đường lưỡi bò ở Biển Đông. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Hà Nội xem xét việc này, nhưng kể từ đó các nhà lãnh đạo lại ra sức hàn gắn mối quan hệ với Trung quốc, việc này đã phản ánh rõ sự mâu thuẫn về tư tưởng của chính quyền Việt Nam.
Các chính phủ trong khu vực đang phải đối đầu với cùng một vấn đề. Vì sự lớn mạnh về kinh tế của Trung Quốc mà các nhà chính trị đã bị giằng co giữa việc duy trì mối quan hệ với Bắc Kinh trong khi vẫn phải đối mặt với các chỉ trích trong nước về việc họ để cho Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng vào nội địa.
Việt Nam không dễ dàng trốn thoát khỏi vị trí địa lý quốc gia

Ở Miến Điện, các nhà lãnh đạo quân đội cũng bị chi phối bởi áp lực đôi này. E ngại rằng tổ quốc của họ sẽ bị Trung Quốc xâm chiếm, các nhà lãnh đạo đã mở cửa hệ thống chính trị và liên kết với Mỹ và Âu châu.

Trong khi Sri Lanka, chính quyền mới được bầu cử cũng đang xem xét việc cắt giảm việc hoạt động của các công ty quốc doanh Trung Quốc. Một dự án lớn về cảng giờ đây đã bị đình lại.

Về phía chính quyền Trung Quốc, họ cũng phải đang chịu nhiều áp lực từ dư luận trong nước. Việc cần thiết phải dẫn dắt những người theo chủ nghĩa ái quốc lên tiếng để giúp giải thích cho việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ ở vùng biển Hoa Nam – nơi các cơ sở quân sự lớn đang được xây dựng trên các hòn đảo bé tẹo và biến các rặng san hô thành các đồn trú tua tủa.

Nói tóm lại, cả hai Đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc đều ở trong thế kẹt. Nhưng ông Trọng vẫn còn có chọn lựa khác. Trong năm nay ông Trọng sẽ có chuyến đi Mỹ để đánh dấu 20 năm kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ.

Viễn cảnh về việc thắt chặt mối quan hệ chính trị nồng ấm, và việc hợp tác chặt chẽ hơn về quân sự giữa hai cựu thù sẽ là đòn bẩy trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh của ông Trọng, thậm chí ngay cả khi tờ báo chính thức của tờ Tân Hoa Xã đã tuyên bố vào hôm thứ ba khi cảnh báo về một nước cờ thí chốt.

 Về chuyến đi Mỹ sắp tới đây của ông Trọng được xem như là một đối trọng với Trung Quốc, cho thấy có mùi của âm mưu và đối đầu về một kỷ nguyên chiến tranh lạnh, những điều đáng phải cho vào thùng rác của lịch sử từ lâu rồi.”

Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một liên kết ngoại giao nào của phía Việt Nam được tập hợp lại đủ để có thể cân bằng với sức mạnh của Trung Quốc.

Việt Nam không thể dễ dàng trốn thoát khỏi vị trí địa lý quốc gia. Tuy nhiên Trung Quốc cũng biết rõ ràng họ không thể nào khuất phục được Việt Nam. Lần cuối cùng khi quân đội Trung Quốc vượt qua được biên giới Việt Nam là vào năm 1979 và họ đã bại trận.

 Hết lần này đến lần khác sức mạnh của Trung Quốc đã bị một hòn đá Việt Nam phá tan.”, học giả Brantly Womack đã viết như thế trong quyển sách “Trung Quốc và Việt Nam: Chính trị Bất đối xứng.” Việt Nam đã phải chịu đựng nhiều cuộc tấn công quân sự, nhưng rồi Trung Quốc đã buộc phải rút lui.

Ở cuối quyển sách, Womack viết rằng “ mối quan hệ Việt Trung là một mối quan hệ đàm phán.” Lịch sử đã cho thấy rằng ông Trọng sẽ tìm được cách để vá víu mọi thứ ở Bắc Kinh. Nhưng một khi ông ta quay về thì lúc đó rắc rối của ông ta sẽ lại bắt đầu.

Nguồn: WSJ

Tin bài liên quan:

Một tổ chức hội độc lập cho nông dân

Phan Thanh Hung

Tổng Bí thư VN sẽ thăm TQ hay Mỹ trước?

Phan Thanh Hung

VNTB – Báo Công lý: Hàng nghìn người Hà Nội tuần hành bảo vệ cây xanh

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.