VNTB – Reuter: Tập Cận Bình đến Việt Nam, hàn gắn vết nứt giàn khoan HD-981

Thạch Lam Trần (VNTB) Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không được ngồi trong một chiếc xe ngựa mạ vàng hoặc uống cốc bia trong quán rượu với Thủ tướng nước nhà trong chuyến thăm Việt Nam lần này, nhưng có lẽ, sẽ có một sự chào đón ấm áp, khi hai bên tìm cách hàn gắn lại mối quan hệ sau sự kiện giàn khoan năm ngoái.


Ông Tập sẽ được đi trên thảm đỏ – có một bữa tiệc lớn và một cơ hội để nói chuyện trước Quốc Hội Việt Nam – khi ông đến Hà Nội vào thứ Sáu. 

Chuyến thăm Việt Nam lần này của nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như đã bị lu mờ trước sự kiện, ông sẽ gặp người đồng cấp từ Đài Loan tại Singapore vào ngày thứ Bảy, cuộc gặp đầu tiên giữa nhà lãnh đạo hai bờ eo biển, kể từ cuộc nội chiến Trung Quốc kết thúc vào năm 1949.
Biểu tình chống Trung Quốc hôm thứ Ba
Tuy nhiên, chuyến thăm này có tính chính trị rất cao đối với Trung Quốc, trước thực trạng mối quan hệ Việt – Mỹ đang được làm ấm nhanh chóng, và bối cảnh tranh chấp gay gắt giữa hai nước cộng sản liên quan đến chủ quyền Biển Đông.
Cuộc bạo động chống Trung Quốc đã nổ ra ở Việt Nam sau khi Hà Nội tố cáo tàu Trung Quốc cố tình đâm tàu của mình trong vùng biển tranh chấp. Hàng chục tàu hải quân và tàu bảo vệ bờ biển của hai nước đã được huy động vào thời điểm đó.
Với sự hồ nghi vẫn còn hiện hữu, các chuyên gia cho rằng, chuyến thăm lần này của ông Tập là kịp thời, trước khi Việt Nam thay đổi dàn lãnh đạo – điều cung cấp cho Bắc Kinh một cơ hội để chữa lành vết thương hai nước, và nhắc nhở sự chi phối trong bổ nhiệm của Bắc Kinh.
“Ông ấy có thể cân bằng những người ủng hộ mối quan hệ với Bắc Kinh và những người theo mối quan hệ gần gũi hơn với Washington,” Murray Hiebert, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho hay.
Tuy nhiên, có nhiều thay đổi giữa hai nước cách đây 18 tháng.
Mối quan hệ của Việt Nam vượt Trung Quốc về sự đa dạng hóa, nhờ các thỏa thuận thương mại, từ Liên minh châu Âu đến hiệp định TPP do Mỹ dẫn đầu.
Hàn Quốc cũng đang tăng cường đầu tư vào Việt Nam thông qua các công ty như Samsung, trong khi Nhật Bản và Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ năng lực bảo vệ bờ biển của Việt Nam thông qua cung cấp tàu và đào tạo chuyên viên. Nga cũng đã chuyển giao nhiều tàu ngầm lớp kilo và cho phép Việt Nam sử dụng thiết kế để đóng tàu tên lửa lớp Tarantul.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, Việt Nam đang thúc đẩy kinh tế và răn đe quân sự khi Bắc Kinh trở nên quyết đoán trên vùng biển Đông.
Ngoài ra, chuyến thăm lần này của nhà lãnh đạo Bắc Kinh cũng đã gặp một số phản đối, trong đó có một bản kiến nghị mang xu hướng chủ nghĩa dân tộc và một cuộc biểu tình nhỏ tại Hà Nội vào hôm thứ Ba. Tuy nhiên, dùbất đồng chính kiến hay chống Trung Quốc là  chủ đề nhạy cảm đối với Hà Nội, thì lần này, có vẻ nhà cầm quyền Việt Nam đã không cố gắng để ngăn chặn nó. Sự “khoan dung” này theo các chuyên gia là, phản ánh quan điểm trái ngược với Bắc Kinh của giới tinh hoa chính trị Việt Nam.
Nhưng trong mối quan hệ với nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đặc biệt với giao thương trị giá 60 tỷ USD năm ngoái, Việt Nam sẽ không cho thấy một sự quay ngược đầu trong mối quan hệ với Bắc Kinh. Và chuyến thăm của Tập, theo chuyên gia Việt Nam Carlyle Thayer, là một phần trong “chủ động thiết kế” mối quan hệ hai nước thông qua hợp tác kinh tế.
“Việt Nam không có sự lựa chọn nhưng sẽ xây dựng các chính sách về Trung Quốc có hiệu quả hơn, ” Jonathan London, giáo sư tại Đại học thành phố Hồng Kông, cho biết.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)