Việt Nam Thời Báo

VNTB – Rút tiền cây ATM: Lòng yêu nước và và hóa đơn giấy.

Chim báo bão (VNTB) Mỗi một tờ giấy được in ra đều liên quan đến số phận của những cây rừng bị đốn. Điều này luôn luôn được cây ATM nhắc nhở với khách rút tiền. Tuy nhiên, dường như những lời đó không thấm với người dân Việt Nam. 

Một cây ATM ở TP.HCM. Nơi đây dân đến rút tiền tại cây ATM cứ luôn chọn in hóa đơn. Mặc dù ngân hàng (Vietcombank) đã giải thích rằng in hóa đơn sẽ bị tính phí, đồng thời nài nỉ khách rằng đừng in hóa đơn để bảo vệ môi trường. Nhưng dân không nghe. Khoảng 100 người đến rút tiền thì có đến 90 người in hóa đơn. In hóa đơn rồi, dân cầm đọc cái xong rồi vứt xuống sàn nhà. Mọi cây ATM luôn luôn có một cái giỏ (dust bin) để đựng giấy, nhưng dân thích vứt hóa đơn xuống mặt sàn hơn. “Mình thích thì mình vứt xuống đó thôi.”

Tấm ảnh chụp trên tại một cây ATM Techcombank của nhà sách Nguyễn Văn Cừ, ngân hàng với màu đỏ đặc trưng. Cũng như ngân hàng Vietcombank hay tất cả những ngân hàng khác, ngân hàng Techcombank cũng cho hiển thị trên màn hình cây ATM rằng không in hóa đơn giấy ra là chung tay bảo vệ rừng. Lời thật thì như nước đổ lá khoai, khách vẫn cứ in hóa đơn vô tội vạ. Giỏ đựng giấy của cây ATM một chốc lại đầy, rồi đến khi đầy khách hàng vứt cả xuống sàn. Chúng ta thấy làm xấu hổ khi nhìn những em thiếu nhi châu Âu-những đứa trẻ khi không tìm thấy giỏ đựng rác thì bỏ tạm vào túi quần của mình, đến khi thấy giỏ đựng rác thì lấy ra bỏ vào lại. Tác giả của những tờ hóa đơn trên không còn nhỏ nữa, cũng không phải là những công nhân không có điều kiện học cao. Đây là những sinh viên được học hành tử tế- tại 6 trường đại học của khối đại học Quốc gia TP.HCM. 

Có một lời giải thích khác: Một ít sinh viên mượn thẻ ATM của bạn để nhận tiền bố mẹ gửi vào. Nhưng đống giấy ngổn ngang nằm đó, chẳng lẽ tất cả những tờ hóa đơn đó đều là mượn thẻ ATM của bạn? 

Hoặc cũng có một lời giải thích khác như sau: “Tôi phải in hóa đơn vì tôi không có tiền đóng SMS Banking hàng tháng”. SMS Banking là dịch vụ ngân hàng với tin nhắn điện thoại, cứ mỗi khi có thay đổi số dư tài khoản thì có tin nhắn tự động về số điện thoại của khách hàng. Chi phí cho SMS Bangking là khoảng 10 000 đồng mỗi tài khoản một tháng. Tôi không muốn mất 10 000 đồng kia, vậy tôi in hóa đơn ( khoảng 1000 đồng mỗi lần rút tiền, một tháng rút tiền năm lần thì chỉ mất 5000 đồng, tiết kiệm được 5000 đồng). Đây lại là một lối suy nghĩ lạc hậu. Bởi lẽ, trong một thời mà ai cũng có điện thoại thông minh (smartphone), sao không lấy ra mà chụp màn hình cây ATM? Như thế không mất tiền SMS Banking, cũng không mất tiền phí rút tiền. Nếu cần thiết thì lấy smartphone ra quay camera màn hình cho chắc ăn, cũng không phát sinh việc sử dụng giấy in. Nhưng không, số đông người dân Việt Nam vẫn phải cầm tờ giấy mới chịu. 


Còn có một lời bào chữa nữa, nghe rất có lý: “Tôi sợ lỡ có trục trặc, cây ATM trừ tiền của tôi mà không nhả tiền ra cho tôi. Tôi cũng yêu nước, cũng yêu rừng, nhưng để cho chắc ăn khỏi bị mất tiền thì tôi in hóa đơn này làm bằng chứng”. Đây lại càng là một luận điệu phản tiến hóa. Bởi lẽ, tuyệt đại đa số mọi cây ATM bây giờ đều có gắn Camera, nếu có lỗi tự thân của cây ATM thì yên tâm camera đó đã ghi lại, ngoài ra ngân hàng ngày nay giải quyết khiếu nại rất nhanh. Hơn nữa, xác suất của một giao dịch bị lỗi ở cây ATM Việt Nam là quá nhỏ, gần như là Zero (0). Trong khi đó, xác suất chặt cây để sản xuất ra một tờ giấy là chắc chắn. Do đó, có thể khẳng định người thường xuyên rút tiền khi giao dịch ở cây ATM có vấn đề về nhận thức. 

Ngoài miệng, đầu môi trót lưỡi, ai cũng nói là mình yêu nước cả. Nói yêu nước thì ai cũng nói được. Nhưng cố tình gây ra nhu cầu phá rừng để in hóa đơn thì có phải là yêu nước hay không? Trong thời lãnh đạo của xã hội chủ nghĩa, chúng ta thường nghe những lời xí xóa như sau: “Tôi chỉ xả ra có một tờ giấy thôi mà, có ảnh hưởng gì đến nước non đâu, anh có quyền gì mà phê bình tôi?” 

Gặp những tâm hồn lý sự như thế, chúng ta hẳn phải tiếc nuối cho một nền giáo dục vàng son đã mất. Nền giáo dục đó dạy trẻ con rằng: chỉ cần nhìn vào mỗi hành động nhỏ của một vài người dân thôi thôi, khách nước ngoài đã biết được trình độ văn hóa của dân tộc đó. 

Tin bài liên quan:

Vay nợ là chuyện của quan, trả nợ là “vinh quang” dân buộc phải hưởng *

Phan Thanh Hung

VNTB – Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng và nền học vấn miền Nam ngày trước

Phan Thanh Hung

VNTB- TSKH Phan Hồng Giang: Làm thế nào để chấn hưng đạo đức dân tộc?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.