VNTB – Sài Gòn chuẩn bị các tình huống ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ

VNTB – Sài Gòn chuẩn bị các tình huống ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ

 

Mai Lan

 

(VNTB) – Từ trung tuần tháng 6-2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã có kịch bản xử lý khi phát hiện trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ.

 

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã chủ trì một cuộc họp khẩn với các chuyên gia, nhận định Việt Nam chưa ghi nhận ca đậu mùa khỉ, tuy nhiên nguy cơ bệnh này xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn.

Bác sĩ Đỗ Hồng Hiên, Chuyên gia dịch tễ, Tổ chức WHO tại Việt Nam, cho biết, Việt Nam chưa có báo cáo ca bệnh nhưng chỉ là vấn đề thời gian, cũng có thể đã có sự lây truyền trong cộng đồng. Cần có các biện pháp ứng phó sàng lọc, ngăn chặn không gây lây nhiễm và bảo vệ nhân viên y tế – những người có nguy cơ cao.

Đại diện WHO tại Việt Nam cũng thông tin, bệnh đậu mùa khỉ thường khỏi sau vài tuần tuy nhiên cũng có biến chứng. Biến chứng đậu mùa khỉ phần lớn từ các nốt phát ban nếu để nhiễm trùng có thể dẫn đến hoại tử, ảnh hưởng đến phổi, nhiễm trùng máu, mất nước, viêm não. Vì vậy, Việt Nam phải chuẩn bị năng lực về chẩn đoán, cách ly cũng như quản lý để khi có ca bệnh sẽ hạn chế tối đa lây lan cũng như tử vong.

Phía Sở Y tế TP.HCM đề xuất trước mắt cần đẩy mạnh công tác truyền thông cho người dân biết các triệu chứng như phát ban bóng nước/ mụn mủ… thì phải đến các cơ sở khám chữa bệnh để thăm khám, xét nghiệm. Song song đó là xây dựng kế hoạch đáp ứng đậu mùa khỉ như xét nghiệm, chẩn đoán, tập huấn, phối hợp thu dung, điều trị… trình UBND TP.HCM. Đặc biệt, cần tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, cơ sở khám chữa bệnh và cộng đồng.

Các chuyên gia về dịch tễ cho rằng động thái này là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh TP.HCM là đô thị đông dân, có cảng hàng không quốc tế với mật độ giao thương lớn như hiện nay.

Đậu mùa khỉ ở người có thời gian ủ bệnh từ 5-21 ngày, lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra ở nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

Thời gian người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác là từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi tất cả các lớp vảy trên các vị trí phát ban bong tróc hết. Các biến chứng có thể gồm nhiễm trùng thứ phát, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não và nhiễm trùng giác mạc kèm theo mất thị lực. Bệnh có tỉ lệ tử vong dao động 0 – 11%.

Hiện một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vắc-xin phòng bệnh đậu mùa/ đậu mùa khỉ thế hệ mới tức thế hệ 2, 3 để sử dụng phòng chống bệnh đậu mùa khỉ. Tới thời điểm hiện tại, WHO không khuyến cáo việc tiêm vắc-xin phòng chống bệnh đậu mùa khỉ rộng rãi do virus đậu mùa khỉ không dễ dàng lây lan. Các dữ liệu nghiên cứu về hiệu quả của vắc-xin phòng đậu mùa/ đậu mùa khỉ thế hệ mới vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.

Từ trung tuần tháng 6-2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã có kịch bản xử lý khi phát hiện trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Theo đó, ở các cửa khẩu của thành phố, HCDC yêu cầu phải thực hiện giám sát đo thân nhiệt, quan sát tìm triệu chứng ở người nhập cảnh, đặc biệt là người đến từ các quốc gia đang lưu hành dịch. Người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, cần khai báo tại trạm y tế phường xã.

Hệ thống y tế cơ sở tuyến phường, xã, thị trấn theo dõi và tiếp nhận các trường hợp khai báo có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Đồng thời, hướng dẫn người khai báo đến các cơ sở y tế để khám và được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Ngành y tế ở Sài Gòn tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân như: Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

 

*****

[ads_color_box color_background=”#f5eded” color_text=”#444″]

Bệnh đậu mùa ở khỉ lây lan như thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ không phải là một bệnh đồng tính luyến ái. Nguy cơ mắc bệnh đậu khỉ không chỉ giới hạn ở những người đang hoạt động tình dục hoặc nam giới có quan hệ tình dục đồng giới. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần gũi với thân thể và bất kỳ ai tiếp xúc gần gũi thân thể với người bị bệnh đậu mùa khỉ đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan cho bất kỳ ai qua tiếp xúc da kề da, gần gũi, thường xuyên, bao gồm:

– Tiếp xúc trực tiếp với nốt ban, vết loét hoặc vảy đậu mùa ở khỉ.

– Tiếp xúc tình dục dưới bất kỳ hình thức nào hoặc chạm vào bộ phận sinh dục hoặc hậu môn của

người bị bệnh đậu khỉ.

– Ôm, xoa bóp, hôn.

– Nói chuyện gần gũi qua các giọt đường hô hấp hoặc dịch miệng của người bị bệnh đậu mùa khỉ.

– Tiếp xúc với các đồ vật như quần áo, giường, đồ chơi tình dục hoặc khăn tắm.

– Các bề mặt được sử dụng bởi một người bị bệnh đậu mùa khỉ.

Một người bị bệnh đậu mùa khỉ được coi là truyền nhiễm ngay từ khi bắt đầu có các triệu chứng. Chúng có thể giữ nguyên như vậy cho đến khi vết loét đóng vảy, bong vảy, bong ra và bên dưới hình thành một lớp da khỏe mạnh tươi mới. Quá trình này thường có thể mất vài tuần.

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Các triệu chứng thường bắt đầu với:

– Sốt

– Đau đầu

– Đau cơ bắp

– Đau lưng

– Sưng hạch bạch huyết

Cảm giác chung của sự khó chịu và kiệt sức.

Trong vòng 1 đến 3 ngày (đôi khi lâu hơn) sau khi bắt đầu sốt, phát ban có thể bắt đầu giống như vết sưng tấy, mụn nhọt hoặc vết loét chứa đầy dịch. Phát ban có thể gây đau đớn và các vết loét có thể thay đổi từ một vài đến nhiều vết. Chúng thường xuất hiện đầu tiên trên mặt, nhưng đôi khi xung quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn, và có thể bị nhầm lẫn với bệnh giang mai, mụn rộp và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Cuối cùng, các vết sưng bị đóng mài, đóng vảy và bong ra. Hầu hết mọi người hồi phục hoàn toàn sau 2-4 tuần.

[/ads_color_box]


 

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)