Việt Nam Thời Báo

VNTB – Sài Gòn: cửa đóng then cài

Nguyễn Ngọc Tâm

 

(VNTB) – Hàng loạt mặt bằng trên nhiều tuyến đường trung tâm Sài Gòn “cửa đóng then cài” với chi chít bảng rao cho thuê.

 

Với người xa xứ, tháng 6 này có dịp về lại Sài Gòn có lẽ ít nhiều bất ngờ khi Brodard tuy vẫn tọa lạc ngay góc đường Tự Do và Nguyễn Thiệp, nhưng đang treo bảng rao cho thuê… một nửa.

Hàng loạt mặt bằng trên nhiều tuyến đường trung tâm Sài Gòn/ thành phố Hồ Chí Minh “cửa đóng then cài” với chi chít bảng rao cho thuê.

Mặt bằng này nằm gần với Lãnh sự quán Trung Quốc, góc đường Hai Bà Trưng – Nguyễn Văn Thủ (Tự Đức cũ) nghe đâu đã hoang phế từ lúc dịch Covid bùng phát và đưa đến tử vong lên tới hàng chục ngàn nạn nhân trong thời gian ngắn của hệ lụy chính sách “zero Covid”.

Một tòa nhà hai mặt tiền, góc Hai Bà Trưng – Võ Văn Tần (Trần Quý Cáp cũ), vị thế đắc địa nhưng rao đã lâu vẫn chưa thấy chủ mới đến thuê.

Sau lưng dãy tôn này là một cao ốc từng là trụ sở của một xí nghiệp dược nằm trên đường Hai Bà Trưng, gần cổng sau Lãnh dự quán Pháp (đường Hồng Thập Tự cũ).

Mặt bằng này thuộc khu đất từng là trụ sở của giới sinh viên học sinh ở Sài Gòn trước tháng 4-1975.

Khu vực nơi đây từng diễn ra các cuộc biểu tình của người Sài Gòn ở mấy năm trước. Giờ vắng vẻ, đìu hiu nên một bác tài chọn làm nơi ‘chợp mắt’ trốn cái nắng trưa của Sài Gòn tháng sáu.

Một dự án xây dựng gần khu công viên Công xã Paris, nơi được đánh giá là “đất vàng”, nhưng giờ đang hoang phế.

Con đường từng mang tên Tự Do, nơi được gọi là “đất kim cương” bởi giá trị thương mại của các cửa hàng, nhà hàng nổi tiếng từ thời đệ nhất Cộng hòa đến tận trước khi Sài Gòn ‘lâm nạn’ Covid.

Khi mở cửa vào năm 1948, Brodard tọa lạc trên đường Catinat (về sau là Tự Do, nay Đồng Khởi), được biết đến như điểm hẹn yêu thích của giới nghệ sĩ, trí thức và nhà báo, với không gian cà phê trên lầu ấm cúng và quầy bar tại tầng trệt.

Những năm sau năm 1975, giữa một Sài Gòn với nhiều thay đổi và phát triển, Brodard vẫn “thủy chung” như một chốn xưa đầy hoài niệm. Giờ thì một nửa đang rao cho thuê.

Rất nhiều mặt bằng khác trên đường Đồng Khởi cũng đang chờ chủ mới đến thuê.

Mặt bằng này nằm ở nơi từng gọi là đại lộ Nguyễn Huệ, một trong những địa điểm kinh doanh đắc địa vào loại bậc nhất Sài Gòn. Tháng 6 này, người ta thấy vẫn còn chi chít bảng rao cho thuê đang chờ khách.

Một điểm hẹn của khách mộ điệu Jazz ở Sài Gòn trên đường Lê Lợi, giờ cũng là kỷ niệm.

Đường Lê Lợi trơ trụi và mặt bằng cũng chưa thấy ai đến thuê.

Nơi đây từng có nhà sách Khai Trí rất quen thuộc với người Sài Gòn trước tháng 4-1975.

Dãy phố lầu này kéo dài đến chợ Bến Thành, giờ cũng không có người đến buôn bán.

Sau khi đường Lê Lợi giỡ hàng rào che chăn của dự án Metro, khách thuê vẫn chưa tìm trở lại nơi đây như kỳ vọng.

Khu chung cư số 88 Lê Lợi này được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia gắn với sự kiện Hội nghị thành lập Kỳ bộ Nam kỳ của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội.

Góc Lê Lợi – Phan Bội Châu. Hình ảnh ghi nhận lúc 10 giờ sáng ngày 7-6-2023.

Con đường Phạm Hồng Thái nổi tiếng khu vực chợ Bến Thành giờ cũng lâm cảnh “vắng như chùa Bà Đanh”.

Một tháng sáu đong đầy hoài niệm của người Sài Gòn xa xứ…


Tin bài liên quan:

VNTB – Mưa là ngập: Các thành phố lớn đồng loạt thất thủ.

Phan Thanh Hung

VNTB – Trở lại Sài Gòn sau kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn

Do Van Tien

VNTB – Chính sách an sinh của chính quyền Sài Gòn

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.