Việt Nam Thời Báo

VNTB – Sẵn sàng cho trận chiến xuất khẩu năng lượng với Trung Quốc

Thc Đoan dch

 

(VNTB) – Cách duy nhất Washington có thể củng cố vị thế địa chính trị trong khu vực trước cái giá Bắc Kinh phải trả. 

 

Connor Sutherland

 

Hoa Kỳ phải phản ứng với Sáng kiến Vành đai và Con đường theo cách nhìn thấy rõ những điểm yếu của chương trình cũng như nhu cầu năng lượng của các quốc gia bị ảnh hưởng và mối đe dọa toàn cầu của biến đổi khí hậu. Đây là cách duy nhất Washington có thể củng cố vị thế địa chính trị của mình trong khu vực trước cái giá phải trả của Bắc Kinh.

Khi điu hướng bi cnh năng lượng ca châu Á, hai mi quan tâm (có liên quan) thay thế tt c các vn đ khác: s thèm khát năng lương cung nhit ca châu Á và mi đe da tim tàng, hin hu ca biến đi khí hu. Thông qua cách tiếp cn táo bo đi vi năng lượng toàn cu, Hoa Kỳ có th đng thi cung cp cho nhu cu năng lượng ca khu vc trên cơ s dài hn, chng li s thay đi khí hu nhng khu vc b nh hưởng nhiu nht bi hu qu ca nó và thách thc v thế đa chính tr ti cao ca Trung Quc ti sân sau ca  h.

Trong Báo cáo Triển vọng Quốc tế hàng năm của mình vào năm ngoái, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) dự kiến rằng từ năm 2018 đến năm 2050, tiêu thụ nhiên liệu lỏng sẽ tăng 22% ở châu Á trong khi sản lượng vẫn ở mức cao ở Hoa Kỳ, Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ và Nga. Tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong khu vực sản xuất [kể trên] sẽ tăng hơn 1/5. [mặc dù] mức sản xuất sẽ giữ nguyên. Báo cáo cũng cho rằng Hoa Kỳ sẽ là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất vào giữa thế kỷ này, xuất khẩu hơn 708 tỷ mét khối mỗi năm.( more than twenty-five trillion cubic feet annually.)

Việc tăng cường xuất khẩu năng lượng sang các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục củng cố mối quan hệ song phương mà Washington hiên có cả với Tokyo và Seoul, đồng thời báo hiệu niềm tin và sự ủng hộ mới đối với các quốc gia này, điều này rất có giá trị trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy (và quyết đoán hơn). Chính trong môi trường này, trước một Bắc Kinh ngày càng theo chủ nghĩa dân tộc, các chính phủ đó có thể cảm thấy nghiêng về ưu tiên mua dầu mỏ xuất khẩu của Mỹ hơn từ Trung Đông. Tăng cường xuất khẩu sang Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu hơn 80% dầu của mình, ngoài việc mang lại lợi nhuận đặc biệt cho các công ty năng lượng của Mỹ (EIA ước tính Ấn Độ sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn Hoa Kỳ vào năm 2040), sẽ là một phương tiện kết thân với nền dân chủ lớn nhất thế giới trong bối cảnh mối quan hệ thù địch của họ ngày càng gia tăng với Trung Quốc, mà những tháng gần đây đã trở nên nóng bỏng.

Phương pháp mà Bắc Kinh có thể củng cố vị thế địa chính trị tối cao ở Âu-Á và thậm chí cả châu Phi là thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) khổng lồ, một dự án, được coi là đứa con tinh thần của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đầu tư và phát triển toàn cầu bắt đầu vào năm 2013. Tầm nhìn của ông Tập cần khỏan đầu tư hàng ngàn tỷ đô la cho các dự án cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng trên khắp Đông Nam Á và Đông Phi. Có thể dự đoán, bộ máy hành chính của chương trình này không rõ ràng và trong nhiều trường hợp, đòi hỏi sử dụng tài chính, công ty và nhân sự của Trung Quốc.

Khía cạnh lớn nhất của BRI là năng lượng, và các dự án liên quan là sâu rộng, chưa từng có và u mờ [dirty]. Trong khi ông Tập tự khẳng định vị trí là nhà lãnh đạo toàn cầu về năng lượng tái tạo trong xứ Cộng hòa Nhân dân Trung quốc, thì chính phủ của ông lại đang xuất khẩu các mô hình năng lượng mà quan trọng là nhiên liệu phát thải cao, bao gồm và đặc biệt là than – cho đến nay là loại phát thải CO2 tồi tệ nhất so với bất kỳ loại nhiên liệu chính nào. Ngoài ra, các dự án giao thông đường biển và mặt đất – một số dự án đã bị đặt dấu hỏi về tính hữu dụng tương đối – đang được xây dựng bằng vật liệu nặng như bê tông và thép ở các quốc gia có hồ sơ môi trường mù mờ.

Những con số thật đáng kinh ngạc: các công ty Trung Quốc đang tham gia vào hơn 200 dự án than tại hàng chục quốc gia ký kết vào dư án BRI, trong đó có các quốc gia quan trọng về mặt chiến lược như Pakistan, Bangladesh và Kenya.Thêm nữa, Bắc Kinh đang tài trợ khoảng một nửa tổng công suất than mới ở Ai Cập, Tanzania và Zambia. Xét đến việc Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của LHQ khuyến nghị rằng 60% nhà máy nhiệt điện than trên toàn thế giới phải ngừng hoạt động vào năm 2030 để đáp ứng các mục tiêu mà Thỏa thuận [về khí hậu mà hiệp ước] Paris đã đề ra, khoản đặt cược gần 45 tỷ USD này của Trung Quốc vào than là ngụy biện và đạo đức giả.

Những người ủng hộ Sáng kiến sẽ nói rằng mặc dù năng lượng “xanh” chắc chắn được ưu tiên hơn, nhưng than đá là một giải pháp rẻ hơn cho các quốc gia nghèo, đang khao khát đưa người dân của họ thoát khỏi cảnh bần cùng. Nhưng nếu các bên ký kết ở Paris nghiêm túc về việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C, thì việc tuân theo khuyến nghị của IPCC có nghĩa là các quốc gia trong BRI sẽ phải đóng cửa các nhà máy than mà họ đã trả tiền trước khi các cơ sở này thu được lợi nhuận đáng kể. Ngập trong nợ nần với Trung Quốc và không có phương tiện để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình, các chính phủ này sẽ trở nên tồi tệ hơn về mọi mặt. [họ có thể sẽ]Từ chối đóng cửa các nhà máy chạy than (có tuổi thọ trung bình gần bốn mươi năm) và sẽ có rất ít hy vọng rằng thế giới sẽ đạt được các mục tiêu nêu trong Thỏa thuận Paris.

Nên biết, rõ ràng BRI không hơn gì một phương tiện để củng cố lợi nhuận của các tập đoàn năng lượng Trung Quốc đang gặp khó khăn, kém hiệu quả không thể cạnh tranh trong nước với các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là vì Bắc Kinh đã ưu tiên năng lượng sạch hơn trong nỗ lực xoa dịu lo lắng về ô nhiễm, cụ thể là ở các khu vực đô thị. Dự án chỉ là một cách để những người khổng lồ than sống lại quá khứ bằng cách xuất khẩu sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc, vốn đã (và vẫn đang) được cung cấp nhiên liệu chủ yếu bằng than.

Nhưng không chỉ đơn thuần có vậy, BRI là một nỗ lực không có rào cản của Trung Quốc nhằm tạo ra các vị trí địa chính trị và thậm chí quân sự trên khắp châu Á và châu Phi. Thứ nhất, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường là một sự bác bỏ công khai mô hình phát triển quốc tế của phương Tây mà theo truyền thống họ gắn liền viện trợ cho một quốc gia nhận viện trợ với các tiêu chuẩn dân chủ nhất định: xây dựng thể chế bao trùm, áp dụng pháp quyền bình đẳng và chính thức quan sát các điều cơ bản các nguyên tắc về quyền con người. Những quy định này, trong số những quy định khác, có thể được tìm thấy trong Nguyên Tắc của Cộng Đồng Âu Châu và là nền tảng của các chương trình viện trợ như Kế hoạch Marshall.

Dự án của ông Tập lại đi theo hướng ngược lại, đặc quyền cho các khái niệm trống rỗng về “chủ quyền quốc gia” đối với các chuẩn mực dân chủ. Tương tự như việc sử dụng các phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc năm ngoái, BRI của Trung Quốc làm suy yếu quyền tự do dân sự bằng cách ủng hộ các nhà độc tài, trao quyền cho họ để dập tắt bất đồng trong nước và khuyến khích họ áp dụng các mô hình quản trị của Trung Quốc, được đánh dấu bằng hệ thống công lý không minh bạch, hà khắc hạn chế quyền tự do ngôn luận (đặc biệt vì nó liên quan đến an ninh mạng), và thậm chí cả việc thanh lọc sắc tộc do nhà nước lãnh đạo. Không có gì đáng ngạc nhiên khi gần như tất cả hơn 70 quốc gia đã ký kết Sáng kiến ​​đều nổi tiếng là tham nhũng và đang ngày càng tiến gần hơn đến mô hình quản trị của Trung Quốc.

Cuối cùng, việc bình thường hóa và lan rộng trên toàn thế giới cách tiếp cận độc quyền, ngột ngạt của Trung Quốc đối với việc quản lý là trò chơi cuối cùng của Vành đai và Con đường. Nhưng để đảm bảo sự thống trị chính trị lâu dài của các nước láng giềng, Bắc Kinh sử dụng BRI như một phương tiện cho uy thế quân sự trong khu vực. Ví dụ rõ ràng nhất của việc này đã diễn ra vào cuối năm 2017 khi Sri Lanka vỡ nợ khoản vay của Trung Quốc tài trợ xây dựng một cảng ở Hambantota, vài trăm dặm ngoài khơi Ấn Độ. Cuối cùng, Trung Quốc đã xóa nợ, nhưng chỉ sau khi họ bảo đảm hợp đồng thuê cảng chín mươi chín năm.

Tình tiết này đặc biệt nghiêm trọng, nó minh họa cho ý định thực sự của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường: kiểm soát địa chính trị và ưu thế quân sự. Mặc dù Trung Quốc sử dụng các tổ chức quốc tế để rao giảng câu thần chú về chủ quyền quốc gia và không can thiệp, nhưng ngược lại, BRI đã tạo điều kiện vô lý, mâu thuẫn cho Bắc Kinh buộc các quốc gia Nam Á và châu Phi phải sát cánh cùng với họ trên trường quốc tế, đồng thời vạch ra những khoảng không gian vật lý từ chính những quốc gia đó để Trung Quốc sử dụng – tất cả đều dưới lời hứa thương mại hóa và các nguồn năng lượng rẻ, đáng tin cậy. Trên thực tế, có hơn ba chục cảng do Trung Quốc tài trợ nằm rải rác ven biển Đông Nam Á và châu Phi. Không phải tất cả chúng sẽ bị dùng để xóa nợ như ở Hambantota, nhưng sự tồn tại của chúng gây áp lực lên các nước chủ nhà để cho Trung Quốc ưu đãi tiếp cận các cảng dọc theo các tuyến đường thủy quan trọng như Biển Đông, Vịnh Bengal, Vịnh Ba Tư, Ả Rập và Biển Đỏ và Vịnh Aden, cho phép Trung Quốc giám sát toàn diện các hoạt động thương mại và quân sự diễn ra ở những điểm tắc nghẽn này.

Hoa Kỳ phải phản ứng với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường theo cách vạch rõ những điểm yếu của chương trình cũng như nhu cầu năng lượng của các quốc gia bị ảnh hưởng và mối đe dọa toàn cầu của biến đổi khí hậu. Đây là cách duy nhất Washington có thể củng cố vị thế địa chính trị của mình trong khu vực với cái giá phải trả là Bắc Kinh.

Mỹ nên cung cấp hỗ trợ tài chính và hậu cần cho các dự án liên quan đến năng lượng với các điều khoản tốt hơn so với các đối tác Trung Quốc. Thay vì thực hiện các khoản vay tầm cỡ vô trách nhiệm cho các dự án không hiệu quả, không rõ ràng, Washington nên cho vay lãi suất thấp để tài trợ cho các chương trình phát thải thấp như trang trại năng lượng mặt trời, cơ sở thủy điện, công viên gió và các thiết bị dùng khí hóa lỏng LNG. Thay vì khăng khăng chỉ ký hợp đồng với [công ty dùng] nhân viên Mỹ, các khoản vay nên khuyến khích công ty được ký hợp đồng phải thuê người trong nước và bảo đảm việc làm tối đa cho họ. Trong nỗ lực tăng cường tính minh bạch về chính trị, Hoa Kỳ nên đặt khoản tài trợ tùy thuộc quốc gia nhận tài trợ cung cấp chứng cứ minh bach và dễ kiểm soát, kiểm toán để bảo vệ tiền không bị các nhà hoạch định chính sách tham nhũng. Việc kiểm tra tài chánh như vậy cũng sẽ giúp đảm bảo sự bảo vệ thích hợp cho người và môi trường lao động.

 Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự hợp tác trên quy mô này và với những điều kiện tiên quyết này, Hoa Kỳ không cần tạo ra một chương trình có quy mô tương đương với Sáng kiến Vành đai và Con đường. Washington cũng nên tránh xa việc đưa Ngân hàng Thế giới hoặc Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào cuộc, cả hai đều đã bị Trung Quốc dùng thành công làm vật tế thần. Thay vào đó, Washington nên tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba khả năng cho vay của Tổ chức Tài chính Phát triển Quốc tế (DFC) được thành lập gần đây, mà các chuyên gia đã kêu gọi cạnh tranh trực tiếp với BRI. Thật vậy, đã có tiền lệ cho hình thức đầu tư này: Tập đoàn gần đây đã công bố khoản đầu tư gần 2 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng năng lượng của cả Ukraine và Mozambique.

Để đủ sức cạnh tranh với sức mạnh tài chính của Trung Quốc, DFC nên tăng cường nỗ lực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các quỹ tài sản giầu có có chủ quyền như ở Na Uy, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kuwait, những qũy này có lợi ích rõ ràng trong việc ngăn chận tham vọng năng lượng của Bắc Kinh. Các nhà đầu tư có chủ quyền với sự hậu thuẫn của nhà nước sẽ giúp làm cho kế hoạch thực sự đa phương, đặt nó trên một nền tảng địa chính trị vững chắc. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ cũng nên có lợi ích cụ thể: Bộ Ngoại giao nên cấp tiền cho các dự án này thông qua DFC như một phần của các chương trình hỗ trợ kinh tế song phương. Các khoản viện trợ, thay vì cho vay lãi suất thấp, sẽ đặc biệt hấp dẫn các chính phủ nước ngoài có nguồn tài chính vô vọng.

Nhưng ông Tập có thể làm nhiều điều để cản trở nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc xuất khẩu các dự án năng lượng xanh. Trung Quốc thống trị việc sản xuất một trong những năng lượng tái tạo hứa hẹn nhất: năng lượng mặt trời. Trung Quốc là 8 trong số 10 nhà sản xuất năng lượng mặt trời hàng đầu thế giới và thậm chí các công ty của họ đặt trụ sở chính ngay tại các đồng minh thân thiện của Hoa Kỳ, chẳng hạn như Canada Solar, phụ thuộc rất nhiều vào lao động Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh cảm thấy hàng hóa xuất khẩu của họ đang bị vũ khí hóa để chống lại tham vọng địa chính trị của mình, thì họ có thể từ chối cho phép các công ty Trung Quốc bán nguyên liệu năng lượng mặt trời cho các công ty tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng do Mỹ dẫn đầu. Và trong khi Trung Quốc có khả năng sẽ không từ chối những khách hàng phương Tây khác vì sợ mất cơ sở người tiêu dùng giàu có của họ, Washington đã chỉ tận tay, day tận mặt Trung quốc, cảnh báo, ngăn cản họ làm điều gì đó có thể phải trả giá lâu dài hoặc không lường trước được với tuyên bố gần đây của tổng thống về việc tăng thuế đối với pin mặt trời và mô-đun nhập khẩu và chấm dứt miễn trừ thuế cho các tấm pin mặt trời hai mặt hiệu ứng cao.

Chủ nghĩa bảo hộ này sẽ cản trở nỗ lực của công ty Mỹ trong việc mua từ các đồng minh châu Âu như Đức, Pháp và Ý, những người đang hợp tác với các nước EU khác để phát triển tấm pin mặt trời thế hệ tiếp theo. Giống như tất cả các loại thuế quan, thuế suất đối với vật liệu năng lượng mặt trời chỉ gây tốn kém cho người tiêu dùng, những người cuối cùng sẽ phải trả mức thuế dưới hình thức mua với giá cao hơn. Thay vì cố gắng hạn chế cạnh tranh lành mạnh từ các đồng minh một cách vô hiệu,Washington nên chấm dứt hỗ trợ khó khan cho than và chuyển các khoản trợ cấp đó cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời và gió trong nước.

Một phần khác của chuỗi cung ứng, Trung Quốc tự hào kiểm soát gần 3/4 thị trường pin lithium. Nếu không có công nghệ lưu trữ tiên tiến và siêu hiệu quả, các loại năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió sẽ kém hấp dẫn hơn đối với các nền kinh tế mới nổi đang đói khát điện, và khi biến đổi khí hậu tiếp tục đưa sự khó lường vào các mô hình thời tiết, các chính phủ có thể ít sẵn sàng hy sinh sự chắc chắn rằng than và dầu cung ứng năng lượng [bền vững] hơn là các công nghệ xanh. Nếu không thể vượt qua được vị thế dẫn đầu của Trung Quốc về pin lithium (Hoa Kỳ chỉ chiếm 12% thị phần trong thị trường lithium), thì Mỹ nên tìm đến những đổi mới khác, chẳng hạn như natri lưu huỳnh, pin dòng chảy và pin proton. Thật vậy, sự thúc đẩy nhằm tạo đối trọng địa chính trị với BRI của Trung Quốc cũng có thể giúp Hoa Kỳ định hướng thị trường cho thế hệ pin tiếp theo, vốn sẽ trả cổ tức về kinh tế địa lý và an ninh quốc gia trong nhiều năm.

*Connor Sutherland vừa tốt nghiệp Đại học Rutgers, New Brunswick và làm trợ lý chương trình tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại. Ông sống ở New York.

Nguồn: The National Interest


Tin bài liên quan:

VNTB – Chính sách Trung Quốc Hoa Kỳ: cần phù hợp với thực tế (*)

Phan Thanh Hung

VNTB – Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: thương chiến Mỹ-Trung (Bài 29)

Phan Thanh Hung

VNTB – Chính quyền Trump nhầm lẫn về Trung Quốc?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.