Việt Nam Thời Báo

VNTB – “Siêu uỷ ban” càng sáp nhập càng rườm rà, nợ như chúa chổm


Trần Quí Thường

 

(VNTB) – Những tập đoàn thuộc  “Siêu Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp” lại đang mắc một số nợ siêu khủng mà chưa có kế hoạch cụ thể nào để “gỡ vốn”


Mới đây UBND TP.Hà Nội đã đề nghị hỗ trợ kinh phí cho các Ban quản lý dự án (QLDA) thành phố, Đài PT-TH Hà Nội, Báo Hà Nội Mới để thực hiện tinh giản biên chế. Tờ trình cho thấy QLDA Đầu tư xây dựng công trình NN-PTNT nợ hơn 6,2 tỉ đồng; Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông nợ khoảng 63 tỉ đồng.

Nội dung tờ trình thể hiện, từ năm 2016 đến nay, Hà Nội đã sáp nhập 26 ban QLDA trực thuộc và các sở, ngành thành 5 Ban QLDA trực thuộc. Gồm: Ban QLDA giao thông, Ban QLDA văn hóa xã hội, Ban QLDA dân dụng và công nghiệp, Ban QLDA NN-PTNT và Ban QLDA cấp nước, thoát nước và môi trường. Sau sáp nhập, tổng số cán bộ của 5 ban lên tới 984 người, trong đó có 5 công chức, 706 viên chức và 273 lao động hợp đồng..

Do nguyên tắc sáp nhập giữ nguyên trạng để ổn định tổ chức, thực hiện các dự án dẫn đến trình độ và kinh nghiệm của cán bộ, công chức, người lao động không đồng đều. Một số ban quá đông. Hệ quả từ việc bộ máy cồng kềnh, trong khi việc ít, kém hiệu quả là các Ban QLDA gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong tự chủ, tự đảm bảo kinh phí cho hoạt động.

Các siêu ban tại Hà Nội công bố khoản nợ lên tới hàng chục tỷ đồng, làm dấy lên hồi chuông báo động về chủ trương thành lập siêu uỷ ban của nhà nước cộng sản Việt Nam. Không chỉ Hà Nội, mà nhiều địa phương khác cũng đã lập ra các siêu uỷ ban dựa vào việc hợp nhất các uỷ ban nhỏ lại với nhau. Đặc biệt là trung ương cũng đã lập một siêu uỷ ban để quản lý nguồn vốn lên tới 1,5 triệu tỷ đồng và 820.000 tỷ đồng vốn nhà nước (báo cáo năm 2018).

“Siêu Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp” được thành lập năm 2018, quản lý 19 tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Gồm Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Petrolimex, Vinachem, EVN, PVN, VNPT, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV). 11 tổng công ty còn lại gồm Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Cảng Hàng không, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.

Kể ra những cái tên trên để thấy quy mô siêu khổng lồ của siêu uỷ ban triệu tỷ này. Những tập đoàn mà siêu uỷ ban này quản lý lại đang mắc một số nợ siêu khủng mà chưa có kế hoạch cụ thể nào để “gỡ vốn”. Đơn cử như EVN đối mặt tổng số lỗ lũy kế năm 2022-2023 lên tới hơn 93.000 tỷ đồng; TKV chỉ đào than lên bán mà nợ 74.000 tỷ đồng…

Với việc các siêu uỷ ban ở riêng thành phố Hà Nội công bố khoản lỗ do bộ máy cồng kềnh sau hợp nhất, thì không khó để mường tượng ra những khoản lỗ ở các siêu uỷ ban khác. Đánh giá về vấn đề này, một người dân chia sẻ: “càng lập ra nhiều cơ quan thì càng rườm rà, càng thêm nhiều thủ tục vướn mắc, đó là chuyện ai cũng thấy, nhưng đảng và nhà nước thì không thấy, hoặc thấy nhưng vẫn cố lập ra để ‘ăn’ nhiều hơn”.

Về logic, rất khó hiểu khi nhà nước lập ra các siêu uỷ ban để tinh gọn cơ cấu nhưng lại áp dụng nguyên tắc “sáp nhập giữ nguyên trạng để ổn định tổ chức”. Tức là muốn thu gọn mà vẫn giữ nguyên tất cả các vị trí, đã vậy còn phải tuyển thêm người để phục vụ cơ cấu bộ máy mới và quản lý luôn bộ máy cũ. Tuy nhiên, ở chế độ xã hội chủ nghĩa thì đây là điều dễ hiểu, những người cũ đã phải chi tiền mua chức thì không thể sa thải. Nay muốn bán thêm ghế thì phải lập thêm ban bệ mới có thêm chổ cho người khác mua.

Có thể nói cơ cấu càng rườm rà, thì quan chức càng có thêm nhiều nguồn thu. Các khoản lỗ thì lấy tiền thuế của dân bù vào. Quýt làm cam chịu; lời đảng hưởng, lỗ dân lo. “Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi trước dân, nếu dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng từng nói.


 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Hà Nội ‘toang’ vì Đại hội Đảng XIII?

Phan Thanh Hung

VNTB – Hà Nội: làng hoá phố – phố tệ hơn làng 

Do Van Tien

VNTB – Việt Nam không được buồn vào mùa thu!

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo