Việt Nam Thời Báo

VNTB – Sống chung với dịch như Bộ Y tế Việt Nam

về quê - covid

Thúy An

 

(VNTB) – Chí ít, bà Nguyễn Thị Kim Tiến cũng tiếp thu những công nghệ đến từ nước ngoài, áp dụng một cách vô cùng hiệu quả vào y tế Việt Nam.

 

Ngày 15/10, Bộ Y tế có công văn 8718 gửi UBND các tỉnh, thành phố liên quan đến việc giám sát người về từ các khu vực có dịch Covid-19.

Theo đó, trong những ngày gần đây, sau thời gian nới lỏng giãn cách xã hội tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, đã ghi nhận số lượng lớn người dân di chuyển từ các địa phương này về quê, đặc biệt là từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Trong đó đã ghi nhận nhiều người nhiễm SARS-CoV-2 tại một số tỉnh, thành phố nơi người dân trở về.

Quá rõ ràng, đây là một hành động đi ngược lại với những gì đã được quy định trong nghị quyết 128 cũng như văn bản hướng dẫn do chính Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ký trước đó.

Kể từ khi TP.HCM xuất hiện liên tiếp nhiều ca nhiễm trong cộng đồng, không còn đếm F1 -> F5, chỉ còn lại là F0, cũng như tác hại khi cách ly tập trung nhiều F0, thì Việt Nam, cụ thể hơn là Thủ tướng Phạm Minh Chính, đã nhận ra được không nên đi ngược lại với “văn minh nhân loại”, điều mà các quốc gia khác đã sớm nhận ra, không còn đeo đuổi “zero covid” mà chuyển thành “sống chung với dịch”.

Sống chung với COVID-19 chỉ có nghĩa là giảm thiểu tác hại của nó và dần biến nó trở thành loại cúm mùa thông thường. Trên thực tế, mỗi năm vẫn có hàng trăm ngàn, nếu không muốn nói là hàng triệu người bị nhiễm cúm. Về cơ bản, mọi người đều tự chữa khỏi cho mình. Số người phải nhập viện là vô cùng ít. Số người tử vong lại còn ít hơn.

Thế nhưng, dường như, Bộ Y tế lại đi ngược với những gì mà thế giới nhận ra cũng như phương châm “sống chung với dịch”.

Các quốc gia khác hạn chế xét nghiệm, Bộ Y tế lại xét nghiệm, không có hành động cương quyết trong việc nên bãi bỏ giấy xét nghiệm âm tính ở các chốt dù nhiều người dân đã lên tiếng, ảnh hưởng rất nhiều từ túi tiền cho đến sức khỏe của từng hoàn cảnh.

Bài học từ TP.HCM khi thực hiện cách ly tập trung, hậu quả gây ra là con số F0 tăng lên, con số tử vong cũng tăng lên, thế nhưng, với quy định mới ban hành được ký bởi Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thì lại buộc người dân đến từ các tỉnh có nhiều ca nhiễm phải cách ly tập trung nếu đi các tỉnh khác.

Đó là chưa kể đến với công văn số 8718/BYT-DP của Bộ Y tế, vô hình trung, rất dễ nhập nhằng liên quan đến điều 116 Bộ luật hình sự, gây kỳ thị, chia rẽ giữa người dân với người dân.

Thay vì đầu tư vào y tế, vào các trang thiết bị khám chữa bệnh cũng như tăng sức đề kháng cho người dân, Bộ Y tế lại chọn con đường đeo đuổi cách ly và xét nghiệm như “zero covid”.

Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng thì “nếu chúng ta vẫn tiếp tục đưa tất cả các ca phát hiện dương tính hay còn gọi là F0 vào các cơ sở y tế để điều trị, thì các cơ sở này vẫn tiếp tục bị quá tải. Càng tiến hành xét nghiệm nhiều thì các ca dương tính phải đưa vào điều trị sẽ chỉ càng tăng. Và các cơ sở y tế lại càng bị quá tải. Lúc đó, số ca tử vong có thể vẫn tiếp tục tăng cao vì nhiều bệnh nhân sẽ không được cứu chữa kịp thời. Đó là chưa nói tới hệ lụy là ngành y sẽ ít có điều kiện hơn để cứu chữa cho những bệnh nhân bị các loại bệnh khác”.

Chợt nhớ lại lúc trước, nhiều người lên án bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, xem ra, bà vẫn đỡ hơn ông Bộ trưởng Bộ Y tế hiện tại. Chí ít, bà Tiến cũng tiếp thu những công nghệ đến từ nước ngoài, áp dụng một cách vô cùng hiệu quả vào y tế Việt Nam.

Còn với ông Nguyễn Thanh Long, hình như, ông đang đi ngược lại với văn minh nhân loại, tiến bộ của khoa học. Có nên chăng, cần lắm việc thanh tra bằng cấp cũng như “test” trình độ chuyên môn về y học của ông Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long? Hình như, có gì đó hoàn toàn không ổn về vấn đề học thuật và áp dụng vào thực tế ở đây…


Tin bài liên quan:

VNTB – Cần tận dụng tình trạng thiếu lao động do COVID để đòi tăng lương và giảm giờ làm

Phan Thanh Hung

VNTB – Sau 18 giờ, người vô gia cư sẽ kiếm miếng ăn ở đâu?

Phan Thanh Hung

VNTB – Cần cải tổ chính phủ

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.