Việt Nam Thời Báo

VNTB – Sử dụng quyền tự vệ chống đàn áp bạo lực

 

Quang Nguyên

 

(VNTB) – Những xung đột ở Tây Nguyên nói chung, và Đắk Lắk nói riêng, khởi nguyên từ ba vấn đề rõ rệt là đất đai, sắc tộc và tôn giáo

Cổng thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam cho hay, vào sáng sớm ngày 11/6, 2 nhóm người đã dùng súng tấn công trụ sở chính quyền và công an hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, thuộc huyện Cư Kuin (Chư Quynh), tỉnh Đắk Lắk, làm chết ít nhất 7 người, gồm 4 viên công an xã, những người còn lại là cán bộ đảng, nhà nước, bí thư xã, chủ tịch UBND.

Qua các hình chụp và video cảnh cháy, đổ nát trong trụ sở chính quyền được truyền thông nhà nước công bố nhỏ giọt và hạn chế cho thấy mục tiêu tấn công của những người chưa rõ danh tánh là vào chính quyền. Nguyên nhân vụ dùng vũ khí tấn công vẫn chưa rõ, nhưng nhiều năm qua, người ta ghi nhận những xung đột ở Tây Nguyên nói chung, và Đắk Lắk nói riêng, khởi nguyên từ ba vấn đề rõ rệt là đất đai, sắc tộc và tôn giáo

Không ủng hộ bạo lực 

Trong khi hầu hết dư luận nghe được trên các trang mạng xã hội đều đổ lỗi cho chính quyền, có một số người nhận định bạo lực không phải là giải pháp để giải quyết những vấn đề mâu thuẫn lớn giữa nhân dân và đảng, nhà nước.

 Một trong những người đó, theo VOA là cựu nhà báo Chu Vĩnh Hải, ông nói:

“Tôi phản đối các hành vi, hành động bạo lực, khủng bố. Thời buổi đã khác rồi, cuộc sống văn minh hiện đại rồi, người ta phản kháng bằng ôn hòa bất bạo động chứ không thể phản kháng bằng bạo lực và khủng bố được. Phản kháng bằng bạo lực, khủng bố gây thiệt hại rất lớn cho các bên, gây mất trật tự, mất ổn định cho cuộc sống xung quanh”.

Ông nói thêm:

“Người dân họ sẽ bức xúc. Mà bức xúc thì như ông cha ta đã nói ‘con giun xéo lắm phải quằn’. Nhưng ‘quằn’ theo kiểu nào? ‘Quằn’ bằng bạo lực, khủng bố là tôi phản đối”.

Cũng theo VOA,  luật sư Hà Huy Sơn nói:

“Bạo lực sẽ đẻ ra bạo lực. Nếu người dân sử dụng bạo lực, chính quyền càng căn cứ vào đó, lấy lý do đó để càng siết chặt hơn cái đòi hỏi dân chủ, đòi hỏi nhân quyền. Với những lý do như thế, tôi phản đối bạo lực trong đấu tranh”.

Luật sư Sơn đưa ra quan sát rằng ở Việt Nam, không ít người dân có quan niệm là chính quyền “có lỗi” trong những bất công, nên họ “hả hê” khi thấy những vụ tấn công vào cán bộ, nhân viên chính quyền. Ông Sơn cho rằng cách phản ứng đó chỉ kích động thêm bạo lực và vi phạm pháp luật. Ngược lại, ông đề cao sự ôn hòa:

“Xã hội nào cũng cần có pháp luật. Để đấu tranh dân chủ, cần biết tập hợp lực lượng và đấu tranh ôn hòa chứ không phải là tạo cớ cho chính quyền đàn áp”.

Những điều nhà báo Chu Vĩnh Hải và Luật Sư Hà Huy Sơn nêu ra đều hợp tình hợp lý trong một xã hội dân chủ văn minh, ở đó chính quyền sẵn sàng nghe nhân dân và giải quyết sáng suốt, công bằng thỏa đáng, hài hòa lợi ích cho những bên có liên quan.

Có nhiều cách để người dân phản đối chính quyền một cách ôn hòa tùy thuộc vào tình hình cụ thể và quyền tự do ngôn luận trong quốc gia đó như tổ chức biểu tình hoặc tham gia vào cuộc biểu tình, để thể hiện sự phản đối của mình. Giao tiếp truyền thông, tổ chức các nhóm hoạt động dân sự, các tổ chức phi chính phủ hoặc các hiệp hội để đấu tranh cho các quyền lợi và tự do của mình. Những tổ chức này có thể tập trung vào các vấn đề như nhân quyền, môi trường, công bằng xã hội, đấu tranh chống tham nhũng và các vấn đề khác. Người dân cũng có thể viết và phát hành các tuyên bố công khai, trong đó họ tuyên bố một cách rõ ràng sự không hài lòng và phản đối chính quyền. Các tuyên bố này có thể được phổ biến thông qua báo chí, mạng xã hội hoặc trực tiếp gửi đến các cơ quan chính phủ hoặc tổ chức quốc tế.

Đấu tranh ôn hoà

Sự đấu tranh như trên được thực hiện trong các xã hội văn minh, dân chủ và chính quyền tôn trọng nhân quyền. Trong trường hợp chính quyền dùng ‘bạo lực cách mạng’ để dẹp bỏ mọi hình thức phản đối và duy trì sự bất công, có thể tạo ra tình trạng khó khăn, nguy hiểm cho người dân, đặc biệt với những người thấp cổ bé miệng.

Nói rộng hơn và ngắn gọn, đối với những dân tộc trong rừng sâu, thiểu số, thất học hoặc không có khả năng thực hiện những hành động khá gọi là ‘văn minh’ trên, có một số cách khác để chống lại chính quyền đàn áp và tìm kiếm công bằng và tự do. Người dân tộc thiểu số có thể:

1/ Tìm cách hợp tác và đoàn kết các sắc tộc, bộ lạc với nhau để tăng cường sức mạnh và giữ vững văn hóa và quyền lợi của họ. Bằng cách hợp tác cùng nhau, họ có thể tạo ra sự ảnh hưởng và sự bảo vệ chung. 

2/ Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Các tổ chức này có thể cung cấp tư vấn, hỗ trợ pháp lý và tài trợ để giúp bảo vệ quyền lợi và lợi ích của dân tộc. 

3/ Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và mạng lưới quốc tế, họ có thể thu hút sự quan tâm và hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. 

4/ Dân tộc trong rừng sâu có thể tìm cách tiếp cận giáo dục và đào tạo. Điều này giúp họ nắm vững quyền của mình, phát triển kỹ năng và kiến thức cần thiết để tự bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi của mình. 

5/Kết nối với nhóm đấu tranh và tổ chức chính trị ở cấp địa phương và quốc gia. Thông qua sự đoàn kết và sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm và kiến thức, họ có thể tìm ra cách đấu tranh toàn diện và hợp lý. 

6/Đặc biệt họ cần liên kết chặt chẽ với những người ’kinh’ để được hậu thuẫn qua lại.

Tuy nhiên, những điều  kể ra cũng chỉ là lý thuyết. Người dân tộc thiểu số khó lòng thực hiện nổi những hành động trên vì những hạn chế khách quan, nhất là khi chính phủ quyết tâm tiêu diệt họ. Tình huống trở nên rất căng thẳng và phức tạp. Trong trường hợp như vậy, không còn cách chọn lựa nào khác. Người dân phải tìm cách tự bảo vệ, chẳng khác gì thú rừng bị con người chiếm môi trường sống, săn bắn, giết hại.

Con giun Xéo lắm cũng quằn

Quyền tự vệ là một nguyên tắc pháp lý được công nhận rộng rãi trong các hệ thống pháp luật khác nhau. Nó cho phép cá nhân bảo vệ bản thân hoặc người khác nhất là cho cộng đồng sắc tộc hay quốc gia khỏi sự tấn công nguy hiểm đối với tính mạng, thân thể hoặc tài sản. 

Nhiều người dân đã từng phải dùng đến quyền tự vệ để ngăn chặn hoặc đối phó với sự tấn công của chính quyền, mà không gây ra thiệt hại không cần thiết cho người khác, dù phải chấp nhận những tổn thất đau thương về phần mình. Vụ Đoàn Văn Vươn, Đồng Tâm là những ví dụ. Lịch sử thế giới ghi nhận nhiều cuộc tự vệ chính đáng chống lại thế lực cầm quyền đàn áp dân chúng.

Cách mạng Hoa Hồng (Cộng hòa Dominica, 1980): Sau khi chính quyền độc tài của Patrick John tấn công một nhóm người biểu tình, nhân dân Dominica đã phản kháng bằng cách tự vệ. Cuối cùng, John bị lật đổ và cách mạng Hoa hồng thành công.

Cách mạng Chiếc Mũ Panama (The Panama Hat Revolution, 1964): Cuộc cách mạng Mũ Panama, là một loạt các cuộc biểu tình và biểu tình diễn ra ở Panama vào tháng 1 năm 1964. Các sự kiện bắt nguồn từ việc chính phủ Panama từ chối treo cờ Panama cùng với cờ Mỹ trong các cuộc biểu tình tại khu Kênh Đào Panama

Các cuộc biểu tình do sinh viên và thường dân lãnh đạo, những người cảm thấy rằng chỉ riêng sự hiện diện của lá cờ Mỹ đã tượng trưng cho sự ảnh hưởng và kiểm soát liên tục của Hoa Kỳ đối với Kênh đào Panama. Những người biểu tình yêu cầu cờ Panama được kéo lên cùng với cờ Mỹ, như một biểu tượng của chủ quyền của Panama.

Khi các cuộc biểu tình gia tăng, các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và chính quyền Panama leo thang. Chính phủ đã đáp trả bằng vũ lực, dẫn đến các cuộc đối đầu bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát. Sự chú ý của quốc tế thu hút bởi các cuộc biểu tình đã gây áp lực lên cả chính phủ Panama và Mỹ để giải quyết vấn đề

Cách mạng Mũ Panama thể hiện quyết tâm của người dân Panama trong việc khẳng định các quyền của họ và thách thức sự thống trị của Hoa Kỳ trong khu vực.

Cách mạng Hoa Tulip (Xô viết, 2005): Trong một cuộc bầu cử tranh cử ở Kyrgyzstan, nhân dân đã tổ chức biểu tình phản đối sự gian lận bầu cử. Sự phản kháng này đã đẩy chính quyền độc tài đến bờ vực sụp đổ và cuối cùng dẫn đến cuộc cách mạng Hoa Tulip.

Cuộc cách mạng Màu Da Cam (Ukraine, 2004): Sau khi chính quyền của Viktor Yanukovych tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống gian lận, nhân dân Ukraine đã tổ chức biểu tình và sử dụng các biện pháp tự vệ để chống lại. Sự phản kháng rộng lớn đã dẫn đến bất ổn chính trị và cuối cùng Yanukovych buộc phải từ chức.

Cuộc tấn công vừa diễn ra tại Đắk Lắk chỉ là một cuộc tự vệ chống lại chính quyền đã từng đàn áp, bóc lột người dân. Người ta từng nhiều lần tỏ ra thông cảm trước sự tấn công tự vệ của nhiều đàn thú rừng bị con người tước mất môi trường sống. Người ta cũng từng ủng hộ các dân tộc bị áp bức vùng lên tự giải phóng. Có những dân tộc giành được độc lập, tự chủ bằng cách đấu tranh bất bạo động như dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Gandhi, cũng có nhiều dân tộc phải hy sinh đổ máu của hàng triệu người dân. 

Những người dân tộc thiểu số Việt Nam bị đàn áp qua bao nhiêu thế hệ đã không ít lần lập lại các phản ứng theo kiểu xã hội văn minh và tôn trọng nhân quyền, nhưng họ đã từng bị chính quyền man rợ bắt, bị bỏ tù, bị giết mà không lấy lại được một chút gì đã mất. Có lẽ theo họ, phản ứng tự vệ dù phải hy sinh là cách để tự bảo vệ dân tộc họ tốt nhất và không tỏ ra hèn nhát –  bắt buộc phải hy sinh hạnh phúc và mạng sống của chính mình.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Có giảm được khiếu kiện khi sửa Luật Đất đai không?

Do Van Tien

VNTB – Buôn người ở vùng biên giới Tây Bắc Việt Nam

Do Van Tien

VNTB – Tô Lâm là ai? ( bài 5)

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo