Việt Nam Thời Báo

VNTB – Sức mạnh tương tác của không gian mạng

Tôn Trọng Dân (VNTB) Nhờ vài kẻ “không thông thái” nào đó trong tầng cao vô sản Việt, Internet chính thức được kết nối vào Việt Nam cuối năm 1997, và mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của Không gian Mạng cộng đồng cư dân Việt. Không gian Mạng mọi nơi trên thế giới đều có không gian công và không gian tư. Không gian công có không gian công chính thống và không gian công phi chính thống. “. . . cho đến tận giữa năm 2003, số lượng thuê bao và người sử dụng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chủ yếu tập trung trong khu vực doanh nghiệp và công sở. Từ giữa năm 2003 trở lại đây, mặc dù đã có sự bùng nổ về số thuê bao và lượng người sử dụng Internet trong nước, khảo sát của chúng tôi cho thấy rằng không có dấu hiệu về sự bùng nổ tương đương của không gian công phi chính thống [1] ” – đó là khảo sát và cách nhìn của 2 tác giả Lâm Yến, Khải Minh về không gian công phi chính thống với tư cách là những diễn đàn ̶quảng trường, nơi biểu đạt các luồng tư tưởng, quan điểm, chính kiến.

Bên cạnh đó, Mạng xã hội là một cách gọi khác của không gian công, thậm chí bao quát hơn, trong đó, Mạng xã hội phi chính thống lại đang thể hiện vai trò thống trị, lấn lướt cả những kênh thông tin chính thống. Không ít người đã bị “lên thớt” chỉ vì những dòng tâm sự vu vơ, hoặc thậm chí còn thổi bùng thành một cuộc chiến bởi những tâm thư, đấu đá, vạch mặt, mở toang ‘cửa nhà mình’ cho thiên hạ dòm ngó, phẩm bình. Theo cách nhìn này, Mạng xã hội đang dắt mũi công chúng Việt bằng bôi nhọ cá nhân, gây hoang mang dư luận, tìm cách sát phạt nhau… Dường như chưa đủ thoả, nhiều kẻ tìm cách chọn người ‘có tên’ (chưa hẳn đã ‘nổi tiếng’) để “tế sống”,đốt đền” làm chao đảo dư luận. Đến lượt mình, các vị ‘có tên’ (phần đông là ‘trẻ’, cả về sinh lẫn tâm lý) bèn tận dụng Mạng xã hội để tự ‘lăng-xê’ [2] lên ‘đẳng cấp’ ‘có tai có tiếng’ bằng đủ chiêu trò dị hợm, kỳ thú nhất. Sức sống của Mạng xã hội phi chính thống loại này, vì vậy, cũng là những gì mà xã hội Việt buộc phải chứng kiến khi chiếc hộp Pandora mở ra rồi.

Hình dung một cách gần cuộc sống hơn, với tôi, hình thức Facebook như những căn hộ trong khu tập thể (tồi tàn hay cao cấp tuỳ thuộc vào chính sự thể hiện của FB đó và các ‘căn hộ’ liên kết với nó); Blog như những ngôi nhà hoặc đơn lập hoặc liền kề; còn bề thế hơn: như các .. biệt thự (dẫu chưa hẳn đã có thể gọi là đĩnh đạc hay nhếch nhác) là các Websites.

Theo tổ chức GlobalWebIndexchuyên nghiên cứu về đời sống cư dân mạng-có uy tín toàn cầu hiện nay, một cuộc khảo sát được thực hiện với 170 nghìn người tại 32 quốc gia khác nhau cuối năm 2014, cho thấy một kết quả, trong đó, Việt Nam đứng thứ 10 giữa những quốc gia có số người sử dụng Facebook nhiều nhất, với tư cách diễn đàn truyền thông xã hội (social media platforms / social network) [3]. Trong gần 20 năm qua, tỷ lệ thuận cùng các loại “căn hộ”-Facebooks, số lượng Blogs-“nhà đơn lập/liền kề” xuất hiện ngày càng nhiều và đóng vai trò ngày càng lớn trong đời sống truyền thông và chính trị Việt Nam. Trên con đường tiến hoá, đây là một xu thế trong xu thế chung Dân chủ. 

Như vậy là ‘loạn’ hay là ‘tốt’? tuỳ quan điểm của mỗi người, nhưng với tôi, đó chính là những bước đầu tiên của dân chủ. Những-bước-thật-dài. Tuy nhiên, thế giới chính trị trên mạng xã hộimà đảng CS không kiểm soát được và cũng chớ ai kiểm soát được, vẫn chưa đích thực là dân chủ nếu chỉ có một màu, dẫu mang nhiều sắc độ.

Sách có giới hạn chiều tương tác, trong khi Internet vô giới hạn, nhiều chiều, để có thể tương tác/tương thích/tụ tập.tụ hợp.tích hợp v.v.. Sau sách, vốn gắn bó say mê với tôi suốt một thời niên thiếu, chính mạng Internet, từ 1999, đã giúp tôi biết nhiều hơn, nên ngu nhiều hơn, biết mình nhỏ bé là dường nào, để, khoan hoà hơn, khiêm cung hơn. Một xa lộ, về bản chất không nghẽn tắc, tất phải có nhiều ưu thế và cùng với chúng, là nhiều quy ước, trong đó: không có chỗ cho lối chạy ngông nghênh/khật khừ một chiều. Đã xuất hiện, đã mở, Xa lộ Thông tinđồng hành với loài người đến vô tận, như Oxy, cho đến khi cuộc sống toàn cầu cùng chấm dứt, nếu điều đó xảy ra. Rất tiếc, không kẻ nào, cho dù nó là đảng quang vinh bạo liệt, hay tư duy 1 chiều xúng xính trong áo váy Dân chủ, lại có thể bịt.lấp.chặn.xoá Xa lộ Thông tin theo cách mình muốn. Kẻ thù của tư duy 1 chiều chính là Xa lộ Thông tin.Vấn đề còn lại là chuyện củacon người ở.đi.sống trong vùng không gian đó, trên xa lộ đó.
Chú thích

[1] xem Bất đồng chính kiến Việt Nam Ly khai từ bên trên và Đối lập từ bên dưới của Lâm Yến, Khải Minh
[2] ‘lăng-xê’- lancer: tiếng Pháp, nghĩa: nâng lên, đưa lên cao
[3] xem Vietnam in top 10 of countries using Facebook the most-November 13, 2014 và Facebook Still Dominant with Teens


* Bài “Phá hóa thạch lịch sử – Sự nghiệp hay Thời trang?” được VNTB trích đăng từ chỉnh thể loạt bài gồm 8 phần: “Net-People” & HẤP LỰC của tác giả Tôn Trọng Dân gửi đến báo.

* “Tòa soạn VNTB chúng tôi đặt thêm tiểu tựa, hoặc chỉnh sửa tiểu tựa đã có sự thống nhất với tác giả.”

* Bài viết phản ánh quan điểm và cách viết của tác giả Tôn Trọng Dân.

Tin bài liên quan:

VNTB – Để có một Xã hội Công dân: cần .. gộp Dân vào cùng Đảng?

Phan Thanh Hung

VNTB – Tôi ủng hộ toàn dân được xài xì-mắc-phôn

Phan Thanh Hung

VNTB – Giản dị là đồng bào giữa những Nhân Dân

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo