Nghĩa Thục
Bạn đọc viết
(VNTB) – Được viết, có lẽ, trên nền WordPress, với phương châm “Tác chiến mạng – cùng chung tay chống tin xuyên tạc” đã xuất hiện “ẩn danh” trên facebook cũng như trên google.
Đến với tác chiến mạng, bạn đọc sẽ được thưởng lãm thượng vàng hạ cám đủ thứ “tác chiến”, đem đến cho một số độc giả cảm nhận rằng, hình như, báo nước ngoài hay báo Việt Nam đều luôn trong trạng thái sẵn sàng “lên thớt” để tác chiến mạng soi mói và mổ xẻ.
Ở một góc độ nào đó, nó lại tương đồng với sự đánh đồng báo chí Việt Nam với phản động như lời của một vị Youtuber nói trong buổi gặp gỡ của bà Hằng Đại Nam và đề án quy hoạch báo chí.
Trong một nội dung, tác chiến mạng viết: “Ƭrong cuộc đời nàу, nhiều khi 18 tuổi chỉ đánh dấu ѕự trưởng thành ᴠề pháρ lý chứ còn chưa đánh dấu một thanh niên có thể trở thành một người đàn ông, chưɑ đánh dấu ѕự dậу thì thành công. Mà đau nhất là đời còn dạу rằng, tuổi trẻ thì cho ρhéρ được ѕai, thế nàу mà báo Ƭuổi Trẻ biến nó thành phương châm ѕống là toi anh em độc giả rồi còn gì. Rồi độc giả ѕẽ còn phải than nhiều câu đúng là “Ƭuổi trẻ chưa trải ѕự đời!” (trích dẫn nguyên văn https://congtintuc24gio.com/bao-tuoi-tre-18-tuoi-lieu-tuoi-tre-da-day-thi-thanh-cong/).
Cuộc khảo sát của báo Tuổi Trẻ mà tác chiến mạng viện dẫn, rồi thắc mắc vì sao độc giả nhiều mà mẫu lấy chỉ có 86 câu trả lời, thật sự phải cảm ơn tác chiến mạng tôi mới biết đến vấn đề này.
Tuy nhiên, tôi lại không thắc mắc như tác chiến mạng đưa ra: “Quả thật, ѕự buồn cười củɑ họ là có căn cứ khi tất cả các kết quả khảo ѕát của báo Ƭuổi trẻ đều đánh giá theo hướng tích cực từ 86 câu trả lời. Vâng, các bạn không nghe hay nhìn nhầm đâu, 86 câu trả lời. Đôi khi báo Ƭuổi trẻ làm báo đã dở rồi thành ra khi làm khoa học điều tra xã hội học nó dở lại là điều đương nhiên”, bởi không hẳn là ai đọc cũng đều phải tham gia khảo sát.
Nên nhớ rằng, đây là một cuộc khảo sát từ một tờ báo chứ không phải “ngày hội toàn dân”, nếu người dân không đi bầu được thì đã có tổ trưởng hoặc ai đó có chức năng nhận nhiệm vụ đi bầu giùm. Bầu cử có thể là quyền và nghĩa vụ của công dân nhưng tham gia khảo sát hay không là quyền của độc giả.
Và không tham gia khảo sát, không hẳn là không tin tưởng vào tờ báo. Và với số lượng mẫu báo Tuổi Trẻ lấy được như vậy (thông số theo tác chiến mạng viết) thì “97,5% bạn đọc tin cậу tin tức trên tuoitre-ᴠn” là chuyện rất bình thường, tỷ lệ phần trăm được tính trên số mẫu đã được lấy.
Báo Tuổi Trẻ có thật sự là “tuổi trẻ chưa trải sự đời” hay không thì tôi không biết, nhưng nếu xét về tin tức, xét về sự nhanh nhạy, nói lên nỗi niềm, tiếng nói của người dân, xét về độ tin cậy (Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Thành đoàn TP.HCM), xét về tính minh bạch… chắc chắn là “ăn đứt” so với cái gọi là “tác chiến mạng”.
Một website không rõ thông tin, không rõ người chịu trách nhiệm nội dung mà phê phán một tờ báo có bề dày lịch sử, phê phán tiếng nói của Thành Đoàn TP.HCM (và hình như nếu tôi nhớ không lầm, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện), thì liệu rằng tác chiến mạng đang quá “thậm xưng” năng lực của mình? Đồng thời, hành vi đó, liệu rằng có tuân thủ đúng “cùng chung tay chống tin xuyên tạc hay không?”.
Với bài viết đó, tác chiến mạng nói bài báo khảo sát của Tuổi Trẻ là xuyên tạc? Cơ quan ngôn luận của Đoàn (tiền thân của Đảng) là đang đưa thông tin xuyên tạc à?
Có lẽ, cần lắm lực lượng chức năng xem xét lại admin của trang Tác chiến mạng, để xem xét động cơ, mục đích ra đời của tác chiến mạng là gì khi có dấu hiệu xuyên tạc thông tin?