VNTB – Tại sao Đài Loan cần vũ khí hạt nhân

VNTB – Tại sao Đài Loan cần vũ khí hạt nhân

Anh Khoa dịch



(VNTB) – Có lẽ đã đến lúc Hoa Kỳ và Đài Loan cho phép Đài Loan trở thành cường quốc vũ khí hạt nhân để đương đầu với chính quyền cộng sản Trung Quốc

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang trên đường tiến tới chiến tranh. Ông đã bãi bỏ “Tuyên bố chung Trung-Anh” năm 1984, đảm bảo vị thế đặc biệt của Hồng Kông sớm hơn 25 năm. Kể từ sau Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, Tập đã gây ra cuộc khủng hoảng quân sự tồi tệ nhất với Ấn Độ.

Sự đàn áp và giam cầm người Duy Ngô Nhĩ của Tập lớn hơn nhiều so với những gì đã xảy ra trong Chiến tranh Balkan vào cuối thế kỷ 20. Việc xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông và các yêu sách về “Đường chín đoạn” nhằm chiếm đất của​Philippines và đánh cắp tài nguyên biển của các quốc gia khác.

Bây giờ, các quan chức Trung Quốc một lần nữa ám chỉ rằng họ có thể tấn công Đài Loan. Hôm thứ Sáu, Lý Tác Thành, Bộ trưởng Bộ Tham mưu và Ủy viên Quân ủy Trung ương Quân đội Trung Quốc, hứa sẽ “kiên quyết đập tan mọi âm mưu hay hành động ly khai.” Ông nói thêm: “Chúng tôi không hứa sẽ từ bỏ việc sử dụng vũ lực, nhưng bảo lưu mọi biện pháp cần thiết để ổn định và kiểm soát và ổn định tình hình eo biển Đài Loan.”

Lý Tác Thành gọi đó là” âm mưu hay hành động ly khai”, còn người Đài Loan có thể gọi đó là chủ quyền và dân chủ. Rốt cuộc, những câu chuyện kể về người Đài Loan (cả người bản địa trên đảo và những người nhập cư tương đối mới ở Đài Loan) khá khác nhau, và chúng bắt nguồn từ lịch sử nhiều hơn.

Họ nhận ra rằng mặc dù các quan chức Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố rằng quốc đảo này là một phần không thể tách rời của Trung Quốc, nhưng về mặt lịch sử, Đài Loan là một thực thể độc lập, ngoại trừ vài thập kỷ đầu tiên. Bất kỳ khách du lịch nào ở Đài Loan đều có thể quan sát điều này sau khi rời sân bay.

Chính quyền Đài Loan không thể đánh giá thấp mối đe dọa của Trung Quốc.

Họ nhận ra rằng những tuyên bố hoa mỹ từ các nền dân chủ phương Tây và các quốc gia ở châu Á để đối phó với sự xâm lược của Trung Quốc chỉ là những sự thật cường điệu, trong khi hành động thiếu tương xứng, điều này sẽ chỉ truyền cảm hứng cho Bắc Kinh và tạo nhiều khả năng cho Trung Quốc tiếp tục chiến thuật cắt lát salami (chiến thuật có các hành động nhỏ, không đủ để khơi mào cho một cuộc chiến, mà nhằm kéo dài thời gian cho một sự thay đổi chiến lược lớn) của mình.

Mặc dù Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đeo bám Biển Đông để thể hiện cam kết duy trì tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, Lầu Năm Góc chỉ đơn giản là không sẵn sàng mạo hiểm chiến đấu với Trung Quốc để chống lại sự chiếm đóng của Bắc Kinh đối với Bãi cạn Scarborough hoặc Đá Vành khăn.

Khi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc công khai phá vỡ trật tự tự do sau Thế chiến II, Hoa Kỳ và Đài Loan có lẽ phải cho Bắc Kinh thấy nguy cơ khi có hành vi như vậy, bằng cách cho phép Đài Loan trở thành cường quốc vũ khí hạt nhân.

Chính quyền Clinton đã thúc đẩy thuật ngữ “chế độ bất hảo” là một quốc gia thúc đẩy khủng bố hoặc có hành động tích cực chống lại các nước láng giềng, nhưng đối với các nhà khoa học chính trị, nguồn gốc của khái niệm này là khác nhau.

Chẳng hạn, vào năm 1977, nhà khoa học chính trị Richard K. Betts đã có bài phát biểu về tham vọng hạt nhân giữa các quốc gia hoang tưởng, người lùn, quốc gia bị bài xích. Ông định nghĩa cả Israel và Đài Loan là những quốc gia bị bài xích, không phải vì phán xét đạo đức, mà bởi vì các nước láng giềng và các nước trong khu vực đặt ra những thách thức đối với vị thế của các quốc gia.

Hai năm sau, Thời báo New York gọi Israel, Đài Loan và Nam Phi là “những quốc gia lưu vong hạt nhân” vì họ có thể cần vũ khí hạt nhân để ngăn chặn những thách thức hiện có.

Trong khi Israel chưa bao giờ ký Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) và do đó không chịu sự điều chỉnh của nó, chương trình hạt nhân Đài Loan vi phạm các nghĩa vụ của hiệp ước. Năm 1968, Đài Loan (được công nhận tại Liên Hợp Quốc) là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc, đã ký Hiệp ước về Không phổ biến vũ khí hạt nhân và là thành viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.

Chính thức, khi Washington và Liên Hợp Quốc chuyển sự công nhận của Trung Quốc từ Đài Bắc sang Bắc Kinh, Hoa Kỳ và Đài Loan đã đồng ý rằng Đài Loan sẽ tiếp tục tuân thủ NPT. Và khi Đài Loan đang âm thầm theo đuổi khả năng hạt nhân, chính quyền của Tổng thống Clinton cũng đã ngấm ngầm hành động để phá hoại tham vọng của Đài Loan.

Nhìn lại, đây là một sai lầm.

Nếu chính quyền Trump muốn ngăn chặn sự gây hấn của Tập Cận Bình, đã đến lúc xem xét lại cách giải thích của Đài Loan về các cam kết của NPT tại Washington và Đài Bắc. Rốt cuộc, nếu cộng đồng quốc tế không thực hiện nghĩa vụ với Đài Loan, thì Đài Loan không nên cúi mình duy trì một trật tự mà Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc cố tình chấm dứt.

Nếu Đài Loan bắt đầu lại và thiết lập kế hoạch bản địa, nó có thể ngăn chặn sự xâm lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu Đài Loan mua vũ khí hạt nhân tầm trung dưới sự kiểm soát, họ sẽ có đủ sức răn đe để duy trì sự ổn định. Ngay cả khi không có hòa bình trên eo biển, việc Đài Loan có vũ khí hạt nhân cũng sẽ giúp Hoa Kỳ hạn chế triển khai nhiều nhóm tàu ​​sân bay đến khu vực này.

Bây giờ là lúc Washington đưa ra quyết định khó khăn. Nếu Trung Quốc nhai Đài Loan như nhai Hồng Kông, thì không thể đơn giản là Bắc Kinh sẽ được thoả mãn. Khi Trung Quốc phải đối mặt với bất ổn kinh tế của riêng mình, Tập Cận Bình có thể đưa ra những yêu sách vô lý và tiếp tục chiếm đóng Đông Nam Á, Biển Hoa Đông và Thái Bình Dương.

Quay trở lại vấn đề, mặc dù tư cách thành viên Đài Loan trong Câu lạc bộ vũ khí hạt nhân sẽ giáng một đòn mạnh vào tinh thần của NPT, nhưng không có quốc gia nào có thể hy sinh quyền tự do của 24 triệu người để duy trì trật tự và hệ thống mà cộng đồng quốc tế có thể cho phép Bắc Kinh tháo gỡ dễ dàng.

 

*Michael Rubin là một học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI).

Nguồn: https://nationalinterest.org/feature/why-taiwan-needs-nuclear-weapons-159261

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)