Việt Nam Thời Báo

VNTB- Tại sao Mỹ và Trung Quốc phải lắng nghe nhau?

Phương Thảo dịch
(VNTB) – Hai quốc gia này đã gần như chỉ tham dự vào một cuộc đối thoại dành cho người khiếm thính…

Chỉ trích lẫn nhau

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc bao gồm cả hợp tác và cạnh tranh, nhưng gần đây thì tính cạnh tranh đã lôi cuốn được nhiều sự chú ý hơn. Phần lớn sự thiếu tin tưởng giữa hai quốc gia bắt nguồn từ các mối căng thẳng về địa chính – ví dự như là thái độ xâm chiếm của Trung Quốc ở vùng Biển Đông hay là việc tàu hàng hải Mỹ ở ngoài khơi Trung Quốc. Nhưng những căng thẳng về kinh tế cũng đóng một vai trò quan trọng.

Các tranh luận về mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc thường bắt đầu bằng việc đưa ra các lời chỉ trích lẫn nhau. Mỹ thường chỉ trích sự quản lý của Trung Quốc đối với tỷ giá hối đoái, về các ưu đãi thiên vị cho các công ty nhà nước và các rào cản đối với các công ty Mỹ đang hoạt động ở Trung Quốc. Một điều chỉ trích khác là về việc các tin tặc Trung Quốc xâm nhập công ty sở hữu trí tuệ của Mỹ và việc Trung Quốc không thể kiểm soát việc bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Về phần Trung Quốc thì họ chỉ trích Mỹ về việc thiếu trách nhiệm trong quỹ đạo tài chính, về vị thế chính trị đối với việc đầu tư của Trung Quốc trong các công ty và hạ tầng cơ sở Mỹ, và về luật kiểm soát nhập khẩu, đặc biệt là các giới hạn về việc xuất khẩu các công nghệ với các ứng dụng quân sự tiềm năng.

Chúng tôi tin rằng đây là lúc để thay đổi các chỉ trích về kinh tế đối với nhau. Hai quốc gia này đã gần như chỉ tham dự vào một cuộc đối thoại dành cho người khiếm thính, nước này chỉ trích nước kia vì chính sự thất bại của mình, đưa ra áp lực cho nước kia để đạt được yêu cầu của riêng mình, và quá thường xuyên trông chờ hành động của đối phương trước. Thật ra thì nước nào cũng có chủ đích khi chỉ trích đối phương vì chính lợi ích của quốc gia họ.

Mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế tương lai của Trung Quốc là khả năng sự thành công của nền kinh tế Mỹ sẽ đi đến hồi kết thúc; hiểm họa về kinh tế lớn nhất mà Trung Quốc có thể gặp phải là khả năng nền kinh tế Trung Quốc không thể tăng trưởng được. Trái lại nếu mỗi quốc gia tự lèo lái và đạt thành quả về kinh tế thì sự bất ổn về kinh tế sẽ biến mất và sẽ làm tăng sự tự tin về tương lai nhằm thúc đẩy một mối quan hệ xây dựng. Với kinh nghiệm làm việc từ lâu với người Trung Quốc của những cựu nhân viên Ngân khố Mỹ, chúng tôi cho rằng mỗi quốc gia cần phải có sự cải cách đáng kể.

Đầu tư Trung Quốc có lợi hay không?

Nước Mỹ có được các thế mạnh lâu dài bao gồm một nền văn hóa năng động và có tính kinh doanh, hệ thống luật lệ nghiêm ngặt, thị trường lao động và vốn linh động, nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn và nền địa chính khá trẻ tuổi. Nhưng Trung Quốc cũng có quyền để nói rằng việc phát triển các mục tiêu tài chính dài hạn của Mỹ là điều kiện trước hết cho việc phát triển bền vững. Các cải cách tài chính tốt sẽ đóng góp cho sự phát triển và tạo ra việc làm hiện giờ trong khi sẽ làm giảm thiểu gánh nặng về nợ trong tương lai. Một số người là tranh luận rằng chính phủ có thể tạo ra việc làm và gia tăng yêu cầu ngắn hạn thông qua các đầu tư công cộng trong cấu trúc hạ tầng hay các lĩnh vực khác, trong khi vẫn tiếp tục cải tiến các quỹ đạo tài chính dài hạn. Một số ý kiến khác lại cho rằng mỗi quốc gia nên tạo ra nhiều công việc trả lương cao bằng cách cải cách mã thuế cho các cá nhân và các công ty, giảm thiểu sự không minh bạch làm kìm hãm sức cạnh tranh về kinh tế trong khi vẫn gia tăng được doanh thu cần thiết.

Các nhà đầu tư Trung Quốc có thể giúp cho Mỹ đẩy mạnh sự tăng trưởng mà không làm xấu thêm các vấn đề về nợ dài hạn. Mỹ có nhu cầu to lớn về cơ sở hạ tầng và có một số vốn công ít ỏi. Nhưng các cơ quan điều tiết phức tạp và các rào cản chính sách lại thường không khích lệ các tư nhân đầu tư và các công trình trọng yếu. Một môi trường hợp lý và dễ chịu hơn dành cho việc đầu tư trong và ngoài nước ở các dự án hạ tầng cơ sở sẽ tạo ra thêm nhiều việc làm và thúc đẩy sự cạnh tranh.

Các nỗ lực để lôi cuốn đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng hay sản xuất và nông nghiệp cần phải được thực hiện bên ngoài Washington. Các tiểu bang và thành phố có một sự lựa chọn: họ có thể tiếp tục là những người thụ động đón nhận đầu tư hoặc họ có thể thiết lập ra những các tiếp cận có hệ thống để tìm kiếm nguồn vốn của Trung Quốc cũng như là việc làm và các thế mạnh cạnh tranh đi kèm theo. Ở Ohio, Michigan và Trung Quốc là những ví dụ khi các thống đốc kêu gọi đầu tư từ Trung Quốc và tạo ra các công việc có chất lượng cao trong các lĩnh vực như chế tạo bộ phận xe hơi và nguồn năng lượng sạch.

Đầu tư Trung Quốc có thể có lợi cho Mỹ khi được xuất khẩu trở lại Trung Quốc. Ở vùng công nghiệp Trung Tây ( Midwest) các công ty khá nhỏ bao gồm các công ty gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tuyển dụng. Việc mở rộng đến Trung Quốc có thể sẽ đóng góp cho sự tăng trưởng của nhiều công ty ở đây. Các nhà đầu tư Trung Quốc không chỉ sẽ đầu tư thêm vốn vào các công ty này mà họ còn có thể giúp các công ty này định vị được thị trường Trung Quốc thông qua các mối quan hệ chiến lược. 

Việc nới lỏng một số các việc kiểm tra xuất khẩu cũng là một cách để mở rộng cơ hội cho các công ty Mỹ và nhắm vào các chỉ trích thông thường của phía Trung Quốc về chính sách kinh tế của Mỹ chỉ chú trọng lợi nhuận. Mỹ dĩ nhiên nên giới hạn xuất khẩu công nghệ liên quan đến quốc phòng. Nhưng những sản phẩm được gọi là các sản phẩm hai chiều được dùng cho cả mục đích quân sự và dân sự thì việc bị giới hạn xuất khẩu là không cần thiết và điều này có thể gây hại cho những người sản xuất ra các sản phẩm này. Trong một số các lĩnh vực như là năng lượng sạch thì Mỹ có thể vừa đẩy mạnh xuất khẩu lẫn thúc đẩy sự quan tâm của các quốc gia khác như là giúp đỡ Trung Quốc đạt được các mục tiêu về môi trường và các cam kết liên quan đến khí hậu. Cũng như khi Mỹ nên phản ứng lại ra sao với những chỉ trích đối với Trung Quốc, phía Trung Quốc cũng sẽ tốt hơn lên nếu như họ xem xét các lời phê bình của Mỹ một cách nghiêm túc. Để có sự phát triển kinh tế bền vững, Trung Quốc phải không quá chú trọng đầu tư chính phủ vào trong chính các cơ sở hạ tầng mà giờ đây vốn không có vai trò gì cho nền kinh tế và phải cho phép tư nhân đầu tư vào các dịch vụ và lĩnh vực khác. Và Trung Quốc cũng cần phải bớt tập trung vào xuất khẩu để tạo lợi thế cho sự phát triển nội địa, đặc biệt là trong tiêu thụ gia đình. Việc hoán chuyển này có thể sẽ được tạo điều kiện thuận lợi bằng việc mở cửa nền kinh tế hơn nữa cho việc cạnh tranh tư nhân bao gồm cả sự cạnh tranh từ các công ty Mỹ. Nếu làm được điều này sẽ bắt buộc các công ty nhà nước phải ra sức cạnh tranh ở mức độ công bằng mà không còn có được sự đối xử thiên vị, đồng thời sẽ tạo sức bật cho cả khu vực tư nhân vốn là tương lai của nền kinh tế Trung Quốc cũng như là các khu vực dịch vụ chưa được phát triển. Hòa ước Đầu Tư Song Phương với Mỹ hiện đang trong quá trình đàm phán sẽ giúp cho các nhà cải cách Trung Quốc có được đòn bẩy để mở cửa thị trường cho các đối thủ và khích lệ đầu tư qua lại, và tạo ra nhiều việc làm ở cả hai quốc gia.

Các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ giúp cho Mỹ tăng trưởng mà không làm xấu thêm nợ của Mỹ.

Sự hiệu quả của nền kinh tế Trung Quốc cũng sẽ tiến triển như vậy nếu như họ cải cách lĩnh vực tài chính, khuyến khích cạnh tranh ( và tăng quyền lực cho người tiêu dùng Trung Quốc) bằng cách cấp nhiều giấy phép cho các ngân hàng tư nhân, tự do hóa tỷ giá lãi suất đối với tiền gởi, và chấm dứt sự ưu đãi cho các công ty nhà nước được vay tín dụng. Các khoản trợ giá đã tạo ra đồng tiền rẻ quá mức mà rất nhiều công ty Trung Quốc dựa dẫm vào. Các nguồn vốn không được định đúng giá trị đã ngản trở nền kinh tế Trung Quốc, ngăn cản việc sử dụng đồng vốn hiệu quả và hạn chế tài chính một số các công ty hoạt động tốt nhất trong nền kinh tế – đó là các công ty tư nhân vốn đang tạo ra hơn 70% việc làm ở Trung Quốc.

Trung Quốc cũng trợ giá đất đai năng lượng và giá tài nguyên, ủng hộ phần nào các lĩnh vực công nghiệp khổng lồ. Việc trợ giá này là lý do chính vì sao giờ đây Trung Quốc là người dẫn đầu trong công nghiệp thép, xi măng và các ngành công nghiệp khác, nhưng họ cũng đã làm tổn hại nền kinh tế Trung Quốc. Bắc Kinh đã bắt đầu tự do hóa nhiều giá hàng hóa và đã thực hiện các việc điều chỉnh xa hơn kể cả giá dầu và khí đốt. Trung Quốc cũng có động cơ riêng để thực thi việc này ví dụ như là để chuyển đổi tài nguyên và thúc đẩy sự hiệu quả. Việc chuyển đổi liên tục về phía giá thị trường sẽ phân phối lại nguồn liệu hợp lý hơn và cải thiện việc làm cho nền kinh tế Trung Quốc. Tương tự như vậy, các căng thẳng về việc Trung Quốc sử dụng tỷ giá hối đoái thấp giả tạo lâu nay để trợ giá cho xuất khẩu, nhưng việc cải cách tiền tệ là nhằm vào lợi ích của chính Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo 
Trung Quốc cũng hiểu được điều này và đã có được các bước tiến đáng kể ở đây. 

Cuối cùng là sự thành công lâu dài của Trung Quốc và thậm chí là sự thành công trong một khoảng thời gian gần phụ thuộc vào sự cách tân như các nhà lãnh đạo của họ đã nói. Sự cách tân đòi hỏi sự bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Trung quốc. Trong quá khứ, Trung Quốc đã có nhiều cam kết về sở hữu trí tuệ nhưng lại thường bỏ qua các cam kết này. Cuối cùng thì việc này lại có hại cho chính các công ty quốc nội như là Xiaomi và Alibaba hơn là tổn hại đến Apple hay Amazon. Trung Quốc và Mỹ cũng sẽ cùng có lợi khi cùng bảo vệ sở hữu trí tuệ khỏi sự tấn công của các tin tặc vì mục đích thương mại.

Hai bên cùng có lợi

Bằng việc đề cập đến các chỉ trích về kinh tế lẫn nhau, Mỹ và Trung Quốc có thể cải thiện nền kinh tế riêng của mỗi quốc gia, bỏ qua sự khó chịu trong mối quan hệ với nhau và khuyến khích sự tin tưởng. Thực hiện được điều này không chỉ làm cho sự căng thẳng địa chính biến mất mà còn sẽ thắt chặt cả hai bên lại vì lợi ích lẫn nhau.

Dù có có nhiều điều khác biệt, cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều đang phải đối mặt với nhiều thách thức nội bộ: đó là sự gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, các mạng lưới anh sinh xã hội không được trợ vốn đồng đều, và các vấn đề tài chính ở tầm quốc gia hay địa phương. Và mỗi quốc gia cũng đang phải đối đầu với các vấn đề về phân chia thu nhập nghiêm trọng. Mỹ tiếp tục phải đối phó với áp lực đáng kể của mức lương thấp và trung bình cũng như là sự lan rộng về cách biệt thu nhập vốn đi ngược lại mục tiêu quốc gia về chia sẻ tăng trưởng. Ở Trung Quốc, sự trỗi dậy của một tầng lớp siêu giàu cũng đã tạo nên sự oán giận và khó chịu.

Hai quốc gia cùng chia sẻ một thách thức bên ngoài quan trọng: nhu cầu đạt được một thể chế kinh doanh toàn cầu hoạt động thông suốt. Là những quốc gia doanh thương lớn nhất thế giới, cả hai đều hứng thú với việc gỡ bỏ chủ nghĩa bảo hộ vốn có thể làm phương hai cho nền kinh tế. Và ngoài kinh thương ra thì cả hai quốc gia còn có chung một mục đích khác là sự ổn định ở Trung Đông, đặc biệt là đối với chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, sự biến đổi khí hậu và vũ khí hạt nhân.

Sẽ dễ dàng hơn để có thể có được các bước tiến về các vấn đề này nếu như Mỹ đang hoạt động theo cách bù trừ với Trung Quốc hơn là theo cách các hai quốc gia đang hoạt động vì các mục đích chéo. Các cơ quan quốc tế nên đối diện với các thách thức này thích đáng. Nhưng nếu hai cường quốc lớn nhất thế giới – Mỹ và Trung Quốc cùng kết hợp với nhau thì có thể tạo ra được một kiểu chính trị và đạo đức thuyết phục để có thể dẫn dắt các hoạt động toàn cầu. Thỏa thuận về khí hậu song phương gần đây nhằm làm giới hạn chất thải ở cả hai quốc gia đã minh chứng cho việc Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác để đem lại kết quả có ý nghĩa như thế nào.

Hi vọng tốt đẹp nhất cho các hoạt động xuyên quốc gia hiệu quả đối với các vấn đề gai góc nhất trên thế giới nằm ở việc hợp tác của hai quốc gia này. Và để cho điều này có thể xảy ra thì thách thức lớn nhất sẽ là phải xem xét từ cốt lõi vấn đề.

Tin bài liên quan:

VNTB- Cứ gõ, cửa sẽ mở…

Phan Thanh Hung

VNTB- Việt Nam õng ẹo TPP: Có gì đâu mà vội (!?)

Phan Thanh Hung

VNTB – 4 cách tiếp cận của phong trào dân chủ hóa ở Việt Nam

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo