Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tân Tổng bí thư: cứng rắn, tư bản và đầy khoái lạc

Khánh An dịch

 

(VNTB) – Với kinh nghiệm đàn áp, ăn xài phô trương và cân bằng ngoại giao, Tô Lâm đủ điều kiện làm Tổng Bí Thư đảng.

 

Tô Lâm là người ra sao? Tô Lâm là tân Tổng bí thư đầy bí ẩn đã giành được chiến thắng sau cuộc đấu tranh giành quyền lực tàn khốc trong năm qua. Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, Tô Lâm đã gặp người đồng cấp Trung Quốc, Tập Cận Bình, vào ngày 19 tháng 8 năm 2024. Hai bên đã ký 14 văn bản về mọi thứ, từ trường Đảng cho đến xuất khẩu cá sấu. Tô Lâm tái khẳng định tầm quan trọng của đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tháng tới, ông ta sẽ đi Mỹ. Đây là dấu hiệu cho thấy ông có ý định tiếp tục chính sách “ngoại giao cây tre” của Việt Nam, nhún nhảy giữa hai bên Mỹ và Trung Quốc.

Điều đó không có gì mới ở đây. Khía cạnh nổi bật hơn trong chuyến đi của Tô Lâm diễn ra vào ngày hôm trước khi gặp Tận Cận Bình. Trên đường đến Bắc Kinh, Tô Lâm đã lần theo dấu chân của một nhà cách mạng Lý Thụy. Lý Thụy đã đặt chân đến thành phố cảng Quảng Châu vào năm 1924, khi đó là trụ sở của chính quyền Cộng hòa tại Trung Quốc. Lý Thụy hay Hồ Chí Minh đã cho thành lập tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Quảng Châu..

Cuộc hành hương của Tô Lâm về mặt lý thuyết là kỷ niệm một trăm năm thời gian Hồ Chí Minh ở đó. Thờ cúng tổ tiên cách mạng là điều kiện tiên quyết để có được chức vụ cao nhất ở Việt Nam. Người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng, là một nhà lý thuyết Marxist cho đến ngày ông qua đời vào tháng 7. Tuy nhiên, ông Tô Lâm, trở thành tổng bí thư vào ngày 3 tháng 8, không phải là một nhà cách mạng hay trí thức. Là một cựu công an, Tô Lâm có kinh nghiệm tại Bộ Công an đáng sợ. Việc chọn Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, làm nơi dừng chân đầu tiên nhằm mục đích báo hiệu sự hồi sinh của tinh thần bầy đàn tư bản chủ nghĩa của Việt Nam. Thương mại của Việt Nam với Quảng Đông chiếm hơn 20% tổng hoạt động thương mại với Trung Quốc, gần bằng toàn bộ giao thương với Nhật Bản.

Tô Lâm ngầm tôn vinh chủ nghĩa tư bản chứ không phải chủ nghĩa xã hội. Để hiểu lý do tại sao thì phải nắm bắt thập niên đầy biến động của Việt Nam trong quá khứ. Việt Nam là một cường quốc đang phát triển, với 100 triệu dân, dân số trẻ và chi phí lao động chỉ bằng một nửa so với các vùng ven biển Trung Quốc. Việt Nam đang được cả Trung Quốc và Hoa Kỳ ve vãn. 

Việt Nam đã được hưởng lợi từ nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm “giảm rủi ro” cho chuỗi cung ứng. Và khi phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn ở Hoa Kỳ, nhiều công ty Trung Quốc đang chuyển một số giai đoạn sản xuất và lắp ráp sang Việt Nam, được tích hợp vào chuỗi cung ứng của các nhà cung cấp ở Quảng Đông và từ đó xuất khẩu ra thế giới.

Tuy nhiên, tiềm năng của Việt Nam đã bị kìm hãm trong một làn sóng đàn áp. Là tổng bí thư từ năm 2011 cho đến khi qua đời, Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện một chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng làm tê liệt các quan chức. Khoảng 200.000 người đã bị kỷ luật; từ năm 2021 đến năm 2023, 60.000 người khác đã từ chức. Các dịch vụ công từ y tế đến giáo dục đều bị ảnh hưởng. Các đề xuất về cơ sở hạ tầng hoặc dự án công nghiệp mới đã nằm trên bàn làm việc của các quan chức, nhưng họ lại lo sợ rằng các quyết định của họ sẽ bị những kẻ chống tham nhũng xem xét kỹ lưỡng.

Mặc dù chiến dịch được Nguyễn Phú Trọng đưa ra như một phương tiện để bảo vệ tính chính danh của đảng thông qua một ngọn lửa thanh lọc, nhưng thay vào đó, lò lửa đã bắt đầu thiêu đốt nguồn chính danh quan trọng nhất của đảng: tăng trưởng kinh tế. Sự chậm trễ đối với các dự án trong lĩnh vực điện có nghĩa là các nhà máy muốn tăng công suất không thể có được nguồn điện đáng tin cậy. Việc cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông diễn ra quá chậm, không theo kịp với sự gia tăng sản lượng công nghiệp.

Ông Lâm làm theo lệnh của Nguyễn Phú Trọng. Nhưng ông ta dường như đã khéo léo sử dụng chiến dịch chống tham nhũng làm cơ hội để thanh trừng khỏi đảng các đối thủ của mình mà không chỉ để loại bỏ tham nhũng. Đầu năm nay, lò lửa đang bùng cháy đã đốt luôn vị chủ tịch nước thứ hai trong hai năm, Võ Văn Thưởng; Tô Lâm kế nhiệm ông Thưởng. Chức chủ tịch nước chủ yếu mang tính biểu tượng, nhưng việc nắm giữ chức này đã đưa Tô Lâm vào vị trí số một để trở thành tổng bí thư khi Nguyễn Phú Trọng qua đời hai tháng sau đó.

Trong cuộc họp đầu tiên của tổng bí thư với những người chống tham nhũng vào ngày 14 tháng 8, một Tô Lâm mới lên nắm quyền đã tuyên bố rằng chiến dịch chống tham nhũng không được cản trở sự phát triển của đất nước, ngay cả khi cam kết rằng sẽ tiếp tục chiến dịch đó. Có lẽ chiến dịch chống tham nhũng sẽ tiếp tục và được sử dụng để mở rộng quyền kiểm soát trong đảng của Tô Lâm

Nhưng mối quan hệ của Tô Lâm với khu vực tư nhân cho thấy rằng ông có thể nhạy cảm với những lo ngại của giai cấp tư sản. Nguyễn Phú Trọng khắc khổ đã không phát triển được mối quan hệ với doanh nghiệp vì những ám ảnh về ý thức hệ của mình. Ngược lại, Bộ Công an mà của Tô Lâm cho đến gần đây là một nhân tố trong nền kinh tế, sở hữu một số tập đoàn và một công ty viễn thông. Và Tô Dũng, em trai của Tô Lâm, là một chủ doanh nghiệp đã mua lại cổ phần trong một số ngành công nghiệp như bất động sản, năng lượng, đất hiếm, cũng như quyền phân phối Piaggio tại Việt Nam vốn cuồng Vespa.

 

 

Ông Lâm cũng có thích ăn uống. Trong những năm đầu làm bộ trưởng, ông ít được biết đến bên ngoài giới chính trị và kinh doanh. Nhưng trong chuyến thăm London vào năm 2021, sau khi đến viếng mộ Karl Marx, người hăng say chống tham nhũng này đã bị quay video cảnh đang được Nusret Gokce, hay thánh rắc muối Salt Bae, đút cho ăn một miếng thịt bò dát vàng. Ông đầu bếp Gokce đã xóa các bài đăng trên mạng xã hội về video này, nhưng video đã dẫn đến phản ứng dữ dội. Trong thời gian Tô Lâm làm Bộ trưởng, Bộ Công an đã cho xây dựng Nhà Hát Hồ Gươm ở Hà Nội dành riêng cho một trong những nhà soạn nhạc yêu thích của ông ta, Chopin.

Nhà lãnh đạo mới cần phải kiềm chế được quân đội. Họ lo ngại về số lượng công an đứng đầu chính phủ. Thủ tướng Phạm Minh Chính là một cựu nhân viên khác của Bộ Công an. Khi các vị trí khuyết trong Bộ Chính trị do chiến dịch chống tham nhũng tạo ra đã được lấp đầy trong năm nay, lực lượng vũ trang bất ngờ giành được bốn trong số mười lăm ghế, chỉ đứng sau công an với năm ghế. Theo Nguyễn Khắc Giang, tại Viện iseas-Yusof Ishak, một nhóm nghiên cứu tại Singapore, quân đội thường chỉ giành được một ghế; bốn là tổng số cao nhất của quân đội kể từ khi kỷ nguyên Đổi mới của Việt Nam bắt đầu vào năm 1986. Một động thái khôn ngoan có thể là thăng chức cho một vị tướng quân đội trung thành để giữ hòa bình giữa hai lực lượng an ninh.

Tô Lâm, người đã dành cả sự nghiệp tập trung vào an ninh nội bộ, có thể ít chú ý đến các mối đe dọa bên ngoài hơn đối thủ từ lực lượng vũ trang. Do đó, ông ta có thể hướng tới một siêu cường cộng sản và độc tài khác ở biên giới phía bắc Việt Nam hơn là Mỹ, ngay cả khi tàu Trung Quốc và Việt Nam thỉnh thoảng đụng độ ở Biển Đông. Nhưng Tô Lâm sẽ lưu ý rằng tính chính danh của đảng cũng đòi hỏi phải bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trước sự xâm lược từ phương bắc. Hai bên đã có một cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1979, và Trung Quốc vẫn không được lòng dân Việt Nam. Lê Khả Phiêu, tổng bí thư từ năm 1997 đến năm 2001, đã bị Bộ Chính trị cách chức, một phần vì quá gần gũi với Bắc Kinh.

Trung Quốc là điểm dừng chân đầu tiên không thể tránh khỏi của Tô Lâm khi mới nhậm chức; việc đến Mỹ trước Trung Quốc sẽ khiến các đồng chí ở Bắc Kinh e ngại. Nhưng Tô Lâm cũng sẽ đến thăm Mỹ vào tháng 9 để tham dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Trong thời gian ở đó, ông có thể sẽ đề cập đến quyết định của bộ thương mại Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 8 từ chối quy chế “ kinh tế thị trường” của Việt Nam. (Hoa Kỳ áp dụng hình phạt cao hơn đối với các nền kinh tế phi thị trường trong các tranh chấp thương mại.)

Về phần mình, các quan chức Hoa Kỳ có thể sẽ thúc đẩy hợp tác an ninh chặt chẽ hơn. Năm ngoái, hai bên đã ký kết một quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Họ khó có thể nêu ra lịch sử đàn áp của Tô Lâm. Trong khi Tân Tổng Bí thư có thể mở ra một kỷ nguyên mới về động lực kinh tế, thì việc đàn áp xã hội dân sự có khả năng sẽ tiếp tục. Theo Dự án 88, một nhóm nhân quyền, Tô Lâm đã cho bắt giữ hơn 330 nhà hoạt động và nhà báo trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ Công an. Với kinh nghiệm đàn áp, ăn xài phô trương, và cân bằng ngoại giao, Tô Lâm đủ điều kiện cho công việc mới của mình.

___________

Nguồn:

The Economist – Vietnam’s new ruler: hardman, capitalist, hedonist


Tin bài liên quan:

VNTB – Chuyển động quân sự, vụ Trung Quốc chặn máy bay Úc

Trương Thế Tử

VNTB – Tại sao Trung Quốc chỉ mới khởi đầu kiểm soát Hồng Kông

Phan Thanh Hung

VNTB – Lượng hình thế nào khi xét xử?

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.