VNTB – Tập Cận Bình đắc cử Chủ tịch nước Trung Quốc nhiệm kỳ 3

VNTB – Tập Cận Bình đắc cử Chủ tịch nước Trung Quốc nhiệm kỳ 3

Nguyễn Nam

 

(VNTB) – Tập Cận Bình đã được bầu làm chủ tịch nước, nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp đồng thời iếp tục làm Quân ủy trung ương.

 

Ông Tập Cận Bình đã được bầu làm chủ tịch nước, nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp. Các đại biểu cũng nhất trí bầu ông Tập tiếp tục làm Quân ủy trung ương.

Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (quốc hội Trung Quốc) sáng 10-3 đã bỏ phiếu bầu các chức danh chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phó chủ tịch nước; chủ tịch Quân ủy trung ương; chủ tịch, phó chủ tịch và tổng thư ký Ủy ban Thường vụ quốc hội khóa 14.

Theo Tân Hoa xã, lễ tuyên thệ nhậm chức của chủ tịch nước được tổ chức ngay trong sáng 10-3 tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. Tại buổi lễ, ông Tập Cận Bình tuyên bố trung thành với hiến pháp Trung Quốc. Tại đại hội đảng năm ngoái, ông Tập cũng tái đắc cử chức tổng bí thư nhiệm kỳ 3.

Với những gì đang diễn ra ở chính trường Bắc Kinh cho thấy dường như Hà Nội đã có ‘tấm gương’ để ‘học hỏi’ lâu dài, ví dụ như trong chuyện chống tham nhũng bằng các chiến dịch mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ‘đốt lò cả củi khô lẫn củi tươi’ trong một tuyên bố tại phiên họp thứ 12 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày 31-7-2017.

Khi nắm quyền lực trong tay, Tập Cận Bình trước và ngay sau năm 2013 đã nhanh chóng ra tay chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”, nhằm “chống tham nhũng không màng sống chết cá nhân”. Đây là một tâm điểm trong sự nghiệp chính trị của ông.

Trong 5 năm, từ 2012 tới 2017, khoảng 1,34 triệu quan chức cấp thấp đã bị trừng phạt trong nỗ lực chống tham nhũng của Tập Cận Bình. Khoảng 200 quan chức từ cấp thứ trưởng trở lên bị bắt giữ. Trung Quốc cũng làm việc với nước khác để truy lùng nghi phạm tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài trong chiến dịch “Lưới Trời”.

Tập Cận Bình cũng đề ra khẩu hiệu “Tứ Toàn” (Bốn toàn diện): “Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện; Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện; Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện; Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện”.

Những chính sách quyết liệt và mang tính độc đoán của Tập Cận Bình nhằm thắt chặt kỷ luật Đảng, kỷ luật xã hội được một số nhà phân tích coi là sự “theo Mao và mãi mãi theo Mao”.

Cũng giống như với Mao Trạch Đông, những người phản đối và phương Tây luôn cáo buộc đó là các hành động nhằm triệt hạ đối thủ chính trị để củng cố quyền lực cá nhân của Tập Cận Bình, nhưng rõ ràng các chính sách đó đã thực sự nâng cao vị thế của Trung Quốc, cải thiện uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và thể hiện tham vọng đưa Trung Quốc thành một siêu cường hàng đầu thế giới phát triển về mọi mặt.

Tại Đại hội toàn quốc của đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 vào tháng 10-2017, Tập Cận Bình tuyên bố mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành xã hội tương đối thịnh vượng vào năm 2020, hiện đại hoá về cơ bản đến năm 2035 với phần lớn dân số có thu nhập trung bình khá, khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp, và đến năm 2050 sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu có và hùng mạnh, có tầm ảnh hưởng hàng đầu thế giới.

Mục tiêu của Tập Cận Bình phản ánh Trung Quốc đã phát triển đến một mức mà họ mong muốn trở thành siêu cường, hoàn toàn khác với giai đoạn Trung Quốc mới mở cửa nên phải ẩn mình chờ thời theo quan điểm của Đặng Tiểu Bình.

…Các diễn biến trên ở Trung Quốc đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gần như “bê nguyên xi”, từ việc “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” cho đến tình tiết nêu trong bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, cũng đưa ra các tuyên bố: đến năm 2025, là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao…

Ngay cả chuyện “tham quyền cố vị” của Tập Cận Bình cũng đang được Nguyễn Phú Trọng “tiếp thu học hỏi”, và chính điều này đã ít nhiều đưa đến hoài nghi về năng lực quản trị quốc gia thật sự của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước hiện tình của khủng hoảng y tế, khủng hoảng an sinh của việc đe dọa cắt giảm mức hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)