Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thật tuyệt vời: 30% công chức cắp ô “là dư luận nói”

Đinh Liên (VNTB) “Tỷ lệ bao nhiêu chưa rõ, tôi nói 30% là dư luận nói. Còn theo báo cáo của các bộ thì tỷ lệ này rất thấp”, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Lê Như Tiến về tỉ lệ công chức “sáng cắp ô đi tối cắp về” hiện tại.

Câu trả lời đó hoàn toàn mâu thuẫn với lời phát biểu của ông vào năm 2013, tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức rằng: “Tình trạng chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử đầu vào bất cập. Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào.”

Cần nhấn mạnh, lời phát biểu mang tính chất khẳng định đó không xuất phát từ vị trí dân thường, mà là trong tư cách người đang giữ chức vụ Phó thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam và nói trong cuộc họp của “Ban chỉ đạo đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công cụ, công chức,” nghĩa rằng con số 30% phải là con số đã được tổng hợp trước đó, chứ không phải là con số… nói liều, bịa ra để nói hay nói cho đã miệng.

Bối cảnh và chức vị đang làm như thế, mới hiểu được cách mà Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bẻ ngoặt lời nói của mình 180 độ và không quên bầu chữa rằng, số công chức sáng cắp ô, chiều cắp ô về là có nhưng tỉ lệ nhỏ hơn nhiều, đồng thời đá ngay câu nói chỉ đạo của mình 2 năm trước sang “dư luận nói”.”

Lời nói tiền hậu bất nhất như thế thì làm sao lãnh đạo sao dân tin cho được phó thủ tướng ơi?!?

Lại nhớ ra năm xưa, cũng có người trong lễ nhậm chức vụ “đứng đầu Chính phủ”, đã từng hứa trước Quốc Hội và nhân dân rằng, “Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay.” Nhưng sau đó, nạn tham nhũng chẳng những không được chống mà ngày càng diễn biến nghiêm trọng, và quan trọng hơn là lời nói như đinh đóng cột năm xưa cũng sớm tan vào hư vô.

Hóa ra, “lời nói gió bay”, đó không phải là tai nạn “vạ miệng” nhất thời, mà trở thành căn bệnh kinh niên của không ít các vị công chức, lãnh đạo nước ta. Thế mới biết “quan” Việt khinh dân “Nam” đến sâu đến nhường nào!?

Âu cũng là vì cái thể chế khiến cho “miệng của quan có gang có thép” được bén rễ, làm cho người dân phải giật mình, toát mồ hôi vì “cán bộ” ta mắc bệnh tiền hậu bất nhất từ trong “lời nói cho đến hành động.”

Dân lại được dịp xì xào câu nói ngàn xưa – “Đúng là miệng quan trôn trẻ!”

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Tin liên quan: Ông Nguyễn Xuân Phúc cho hay hiện chưa rõ tỷ lệ công chức không làm được việc là bao nhiêu. Dư luận nói tỷ lệ đó 30% nhưng báo cáo của các bộ ngành cho thấy con số này nhỏ hơn rất nhiều.


Sáng 13/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề đã được các bộ trưởng giải trình và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Đưa ra thực trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vòi vĩnh, nhũng nhiễu, quan cách, hách dịch, xa dân gần quan, đại biểu Lê Như Tiến chất vấn Phó Thủ tướng về những giải pháp của Chính phủ để cải thiện tình trạng trên đồng thời nâng cao trách nhiệm của công chức.
Trả lời, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay cả nước có gần 4 triệu cán bộ công chức, viên chức (chưa tính lực lượng vũ trang). Nếu đội ngũ này làm tốt sẽ tạo sức mạnh to lớn, đưa chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước thành sức mạnh quần chúng.

Với hiện tượng có bộ phận cán bộ xa dân, quan liêu, Phó Thủ tướng cho rằng đây là vấn đề đạo đức công vụ. “Tới đây, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, đổi mới, đặc biệt là thi tuyển tìm cán bộ tốt phục vụ nhân dân. Đi liền với đó là tăng cường kỷ cương, kỷ luật, đánh giá kịp thời để đưa cán bộ không đủ tiêu chuẩn ra khỏi bộ máy”, ông Nguyễn Xuân Phúc nói.

Ngay sau đó, đại biểu Lê Như Tiến bấm nút tiếp tục hỏi câu thứ hai: “Ngay từ đầu nhiệm kỳ cử tri và dư luận xã hội băn khoăn về 30% công chức sáng cắp ô đi tối cắp về. Đã cuối nhiệm kỳ, xin Phó Thủ tướng cho biết tỷ lệ đó là bao nhiêu?”, đại biểu Tiến chất vấn.

Phó Thủ tướng cho biết có hiện tượng công chức “sáng cắp ô đi tối cắp về”, nhưng không nhiều. “Tỷ lệ bao nhiêu chưa rõ, tôi nói 30% là dư luận nói. Còn theo báo cáo của các bộ thì tỷ lệ này rất thấp”, ông Phúc cho hay.

Đại biểu Trần Du Lịch chất vấn về tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế nhà nước. Ảnh: Giang Huy.

Bày tỏ băn khoăn về nợ công, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho hay, cử tri vẫn rất lo lắng về an toàn nợ công mặc dù Chính phủ nói vẫn nằm trong giới hạn an toàn. “Tại sao lại có độ vênh trong nhận thức về đánh giá về nợ công giữa người dân và Chính phủ?”, đại biểu Ngân chất vấn.

Giải trình, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói điều quan trọng là khả năng vay và trả nợ vay như thế nào. Việt Nam phát triển hạ tầng nên tỷ lệ nợ công cao. Nợ công hiện là 62%, gần đụng mức giới hạn cho phép 65%.

Theo Phó Thủ tướng, giải pháp sắp tới vẫn là phải tăng cường quản lý chi tiêu công. Cơ cấu lại nợ công, tăng vay trong nước, giảm vay nước ngoài, vay ODA lãi suất thấp, tăng vay dài hạn, giảm vay ngắn hạn, tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ thất thoát. Điều quan trọng hơn cả là tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường đầu tư tốt để kích thích sản xuất.

Với chất vấn của đại biểu Trần Du Lịch về tái cấu trúc tập đoàn kinh tế nhà nước. Ông Phúc cho rằng tái cơ cấu nền kinh tế, mục tiêu đã đề ra thế nào thì Chính phủ cố gắng thực hiện đúng mục tiêu trung ương giao. Phấn đấu cổ phần hóa 289 doanh nghiệp Nhà nước, chuyện này vẫn làm hết sức mình trong thời gian tới. “Tuy nhiên chúng ta cũng không quá lo lắng vấn đề này, không phải cổ phần hóa bằng mọi giá mà phải quan tâm chống tiêu cực, thất thoát”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Vnexpress


* VNTB đặt lại tiêu đề và hình ảnh

Tin bài liên quan:

VNTB – Chính phủ kiến tạo lạm phát chỉ đạo

Phan Thanh Hung

Tổng kết thực thi Luật Phòng chống tham nhũng: Có biểu hiện “làm lướt“

Phan Thanh Hung

VNTB – “Formosa” về điện than: kẻ bỏ, người ồ ạt xin

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo