Việt Nam Thời Báo

VNTB – “Thẻ Căn cước” hay… “Căn cước”?

Lê Tự Do

 

(VNTB) – Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư quy định về mẫu “căn cước”, thay thế giấy chứng nhận căn cước.

 

Cụ thể, dòng chữ “căn cước công dân” đổi thành “căn cước”. Ngoài ra ở mặt trước sẽ có một số thay đổi như số chuyển thành số định danh cá nhân: Mục “quê quán” đổi thành “nơi đăng ký khai sinh”, “nơi thường trú” đổi thành “nơi cư trú”, và chuyển về mặt sau của căn cước thay vì mặt trước như hiện nay.

Chữ ký của cơ quan cấp thẻ đổi từ “cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, xã hội” thành “Bộ Công an”.

Đề xuất trên với tiết giảm từ “Thè” của “Thè căn cước”, nếu so sánh với cách dùng theo đúng ngữ pháp tiếng Việt thì quả là điều cần xem xét lại cho cách gọi trống không “Căn cước”. Theo đó, chữ “căn” trong “căn cước” có nghĩa là cái gót chân. Nó là một chữ Hán khác với chữ căn rễ cây thường hay được đọc là cân hơn là căn. Cước là cái cẳng chân. Căn cước là cái thẻ luôn đi kèm theo người như cái gót chân và cái cẳng chân.

Trong diễn giải khác, “căn” là từ Hán-Việt, có nghĩa gốc là rễ cây, rồi từ đó phát triển nghĩa lên thành “nền tảng, cốt lõi”. Chúng ta có nhiều từ ghép có chữ “căn” Hán-Việt này: Căn bản vốn có nghĩa là rễ cây và gốc cây (bản là cái gốc cây); Căn nguyên vốn có nghĩa là rễ cây và nguồn nước; Thâm căn cố đế có nghĩa là rễ cây thì sâu mà cuống hoa (đế hoa, đài hoa) thì vững, chỉ tình trạng một hiện tượng đã tồn tại lâu, khó lòng thay đổi.

Với cách hiểu trên, ở Việt Nam, “Thẻ căn cước” được sử dụng trong thời Pháp thuộc (1945 trở về trước) như giấy thông hành hoặc giấy chứng minh trong phạm vi toàn Đông Dương. Tại miền Nam Việt Nam, dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, “Thẻ căn cước” được sử dụng phổ biến đến cuối tháng 4 năm 1975.

Về mặt nguyên tắc pháp luật, gác qua các tranh luận về ngữ pháp tiếng Việt, chỉ thuần về pháp luật chuyên ngành quy định tại “Điều 18. Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước” của Luật số: 26/2023/QH15 (Luật Căn cước), quy định như sau:

  1. Thẻ căn cước có thông tin được in trên thẻ và bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa.
  2. Thông tin được in trên thẻ căn cước bao gồm: a) Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”; c) Dòng chữ “CĂN CƯỚC”; d) Ảnh khuôn mặt; đ) Số định danh cá nhân; e) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; g) Ngày, tháng, năm sinh; h) Giới tính; i) Nơi đăng ký khai sinh; k) Quốc tịch; l) Nơi cư trú; m) Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng; n) Nơi cấp: Bộ Công an.
  3. Thông tin được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước gồm thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của công dân, các thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18 Điều 9, khoản 2 Điều 15 và khoản 2 Điều 22 của Luật này.
  4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ căn cước; việc mã hóa thông tin trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước; nội dung thể hiện trên thẻ căn cước đối với thông tin về nơi cư trú và trường hợp không có hoặc không thu nhận được đầy đủ thông tin quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này”.

Như vậy với điều khoản cụ thể trên cho thấy đã tồn tạo yếu tố mâu thuẫn pháp lý “Điều 18. Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước” thế nhưng nội dung chứa đựng trong đó là không có yếu tố “Thẻ”.

Thế nhưng các tên gọi theo thứ tự mục lục như ở “Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ căn cước” cho thấy luôn nhắc đến cụm từ “Thẻ căn cước”:

“1. Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam.

  1. Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.
  2. Thẻ căn cước hoặc số định danh cá nhân được sử dụng để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người được cấp thẻ căn cước phải xuất trình thẻ căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người được cấp thẻ xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được in, tích hợp vào thẻ căn cước; trường hợp thông tin đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, người được cấp thẻ phải cung cấp giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh các thông tin đã thay đổi.

  1. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được cấp thẻ căn cước theo quy định của pháp luật”.

Như vậy xét về quy phạm pháp luật cần hể sức cẩn trọng trong tiết giảm từ “Thẻ” trong “Thẻ căn cước”.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Thiên hạ luận: Ông Tổng lại lấy dây tự buộc mình

Phan Thanh Hung

VNTB – Chính quyền địa phương được quyền “làm lơ” PTT Vũ Đức Đam?

Phan Thanh Hung

VNTB – Đổi mới hay bảo thủ?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo