Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thể chế sợ trách nhiệm hay những câu nói IQ cao

Kỳ Lâm (VNTB) Bạn đọc Dương Văn Tuấn (Khánh Hoà) sau đó phản hồi: Câu nói thật quen quen. Nếu thật sự nghiêm minh thì đâu có ai dám vi phạm. 


Ngoài những phát ngôn vi hiến, vô luật, cảm tính, chém gió, và nhầm số liệu… thì một trong những căn bệnh được coi là trầm kha của quan chức Việt Nam là nói chung chung, nói theo Nghị quyết, và nói theo cách chiết trung (cách nói nước đôi – hiểu sao cũng được).


Ông Nguyễn Thiện Nhân, trong khi trả lời cử tri về vấn đề dọn dẹp vỉa hè, vị Tân Bí thư thành ủy đã bày tỏ: “Làm sao đảm bảo tính kế hoạch, tính bền vững để sắp tới tiếp tục thực hiện”.

Hoặc báo chí đưa tin cắt ngắn câu nói của ông, hoặc với câu nói này khiến ông rơi vào trạng thái nói chung chung, đại khái và không ai hiểu. Bằng cách này, người ta có thể suy diễn câu nói ông qua nhiều cách nói khác nhau, tất nhiên, dù theo hướng nào thì ông có thể luôn bày biện được phát ngôn của mình theo hướng có lợi nhất.
Sự mơ hồ hay đa nghĩa trong một câu nói, hay một câu nói mang quá nhiều tính hàn lâm trong trả lời trước cử tri, phát biểu trước báo giới là điều không nên. Bởi người dân kỳ vọng, ông/ bà quan chức sẽ trả lời trọng tâm câu hỏi – tức hỏi sao đáp vậy, chứ họ không muốn nhận một câu trả lời mà hoàn toàn mang tính chất nêu trên.
Vấn đề vì sao các quan chức hay có “kiểu cách nói” như thế? Có phải vì nhiều vị sợ trách nhiệm, hay “nói trước bước không qua”? Và chính lối nói mơ hồ, chung chung sẽ cứu vớt được bản thân, ngay trong trường hợp thực tiễn liên quan đến câu nói bị thất bại?
Lấy trường hợp như câu chuyện vỉa hè TP. Hồ Chí Minh, nếu ông Nguyễn Thiện Nhân đề cập chi tiết hơn, và để sau đó không thực hiện được thì cá nhân ông sẽ bị liên quan một phần trách nhiệm và dễ dàng người ta sẽ đánh giá ông là có hơi hướng chỉ nói chứ không làm.
Câu chuyện lối nói như vậy không chỉ diễn ra ở ông Nguyễn Thiện Nhân mà hầu như quan chức nào ở Việt Nam cũng đều dính phải. Một trong những cụm câu là: “cần chú trọng phát huy hơn nữa…”; “tiếp tục đẩy mạnh đổi mới….”; “cần phải làm rõ tại sao….”; “nên tạo điều kiện thuận lợi cho…”; “xem xét trên tinh thần”; “chúng tôi tiếp thu…”; “chỉ đạo xử lý nghiêm…”.
Những câu nói nêu trên mang tinh thần và nguyên tắc chung là to-rõ-mạnh mẽ nhưng… “chung chung”.
Báo Thanh Niên ngày 22/05 vừa qua đăng tải bài “Ai bảo kê các bãi giữ xe trái phép?: Sẽ xử lý triệt để trong tuần này”, khi được phỏng vấn, ông Chủ tịch UBND Q.1 (TP.HCM) Trần Thế Thuận đã khẳng định đã có chỉ đạo rà soát, kiểm tra kỹ, và xử lý nghiêm tình trạng các bãi giữ xe hoạt động trái phép.
Bạn đọc Dương Văn Tuấn (Khánh Hoà) sau đó phản hồi: Câu nói thật quen quen. Nếu thật sự nghiêm minh thì đâu có ai dám vi phạm. 
Thắc mắc này nếu đặt trong hoàn cảnh sợ trách nhiệm của các quan chức thì có thể hiểu rõ hơn. Họ nói theo tinh thần “bảo tồn” cái ghế là chính, và nói theo một khuôn mẫu cho sẵn. Cao hơn, xa hơn là nói theo tinh thần “Nghị quyết”. Do đó, các quan điểm cá nhân về một sự việc/ hiện tượng cụ thể bị triệt tiêu; toàn bộ cung cách hay các biện pháp xử lý cụ thể đã không được đề ra sau đó, khiến các vấn đề trở thành “nợ đọng”, khó giải quyết.
Nhưng cũng đúng, trong cái thể chế mà “trách nhiệm” mà một cụm từ không làm ra được tiền, khi sự mù mờ định hướng quốc gia nằm ngay trong bộ máy và câu chữ XHCN, thì “tranh công, chối tội, đổ lỗi, thanh minh” trở thành nguyên tắc sống còn của quan chức, và nói chung chung lên ngôi.
Cái thời “10 năm sẽ có tủ lạnh” của ông Lê Duẩn đã qua, nhường cho cái thời “đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” với câu hỏi về tính trách nhiệm!

Tin bài liên quan:

VNTB – “Màu hoa đỏ”: nạn nhân của một thời ấu trĩ

Phan Thanh Hung

VNTB – Câu chuyện cuối năm

Do Van Tien

VNTB – Biển Đông: cơn đau đầu của Việt Nam

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo