Thạch Lam Trần (VNTB) Tuần trước, Quỹ Nhân Quyền Shan (SHRF) kêu gọi chấm dứt xung đột ở bang Shan và quân đội Myanmar dừng việc ném bom trường học, bắn vào dân thường, chấm dứt tình trạng hãm hiếp như một vũ khí chiến tranh, theo tác giả John Quinley III.
Xung đột đã diễn ra ở Kachin và Shan State (Bắc Myanmar) trong những tuần gần đây, với các cuộc không kích và những cuộc đụng độ buộc hàng ngàn thường dân phải di dời. Ngay cả ở các khu vực ngừng bắn, quân đội Myanmar cũng không tìm cách rút quân.
“Những cáo buộc này, nếu đúng sự thật, là đáng bị khiển trách, và chúng tôi kêu gọi chính phủ Miến Điện thực hiện nghiêm túc điều tra độc lập vào những cáo buộc này, và buộc thủ phạm phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình,” Katina Adams, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, theo Reuters.
Cuộc tấn công của quân đội Myanmar gần đây đã khiến 10.000 người dân di dời từ Ke See, Mong Hsu, thị trấn Móng Nawng và các khu vực khác. Kể từ tháng Mười, 7/15 quân đội của nhóm sắc tộc thiểu số đã từ chối ký một thỏa thuận ngừng bắn, trong đó có cả quân đội nhóm Kachin Độc lập (KIA) và Bắc SSA. Việc từ chối này đã dẫn đến một cuộc tấn công của quân đội Myanmar.
Một số đội quân sắc tộc cũng đã bị loại trừ khỏi tiến trình hòa bình ở Naypyidaw, bao gồm Liên minh Quân đội quốc gia Dân chủ Myanmar (MNDAA) ở Kokang, quân đội Arakan, và Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta’ang (TNLA).
Các cuộc xung đột mới ở Kachin nổ ra vào ngày 09 tháng sáu năm 2011 sau khi một thỏa thuận ngừng bắn 17-năm đã bị dừng lại khi xảy ra xung đột giữa Tổ chức Kachin Độc lập (KIO) – cánh chính trị của KIA – và quân đội Myanmar gần nhà máy thủy điện Ta-pein . Các cuộc xung đột tiếp diễn ở Kachin và Shan đã khiến hơn 100.000 người dân buộc rời chỗ ở kể từ năm 2011.
Nhiều tổ chức nhân quyền cho rằng các cuộc tấn công đang diễn ra ở Kachin và Shan State là để kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng thủy điện dọc sông Salween. Các nhóm nhân quyền và các nhà quan sát tin rằng cuộc chiến leo thang trước khi cuộc bầu cử là cố ý để ngăn không cho nhóm sắc tộc tham gia vào cuộc thăm dò tiền bầu cử. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế, cũng đã rất ủng hộ các thỏa thuận ngừng bắn trên toàn quốc (NCA) nhân ngày bầu cử, và bỏ qua xung đột ở miền bắc Myanmar.
Mặc dù Myanmar đã trải qua cuộc bầu cử và cải cách, nhưng nhiều vùng sắc tộc vẫn còn đang đắm mình trong cuộc xung đột lớn. Việc sử dụng tra tấn thường dân là phổ biến ở Kachin và phía bắc bang Shan, theo một báo cáo năm 2014 của Fortify Rights, một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Bangkok đã ghi nhận nhiều trường hợp bị đánh đập, cắt giảm lương thực, và tấn công tình dục trong nhà giam được quản lý bởi tiểu đoàn quân đội Myanmar.
Matthew Smith, Giám đốc điều hành của Fortify Rights, nói với tờ The Diplomat trong một email vào đầu tháng này rằng quân đội đã được “thực hiện chiến dịch tấn công ít quan tâm đến các quy luật của chiến tranh, với các hành vi phạm chống lại dân thường mà không bị trừng phạt.”
Trong năm 2010, chính phủ Myanmar bắt đầu vào những cải cách được Mỹ hậu thuẫn đối với cuộc bầu cử. Tháng trước, bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã giành chiến thắng vang dội sau nhiều năm bị quản chế. Mặc dù Suu Kyi thắng, giới quân sự theo luật định vẫn kiểm soát 25% số ghế trong quốc hội và các vị trí chủ chốt khác chế nhằm giữ quyền lực chính trị của họ.
Các cuộc cải cách cũng đã ít quan tâm đến quyền các nhóm sắc tộc. Tại vùng quản lý của Tổ chức Độc lập Kachin, tỷ lệ nhập học ít hơn 27%, theo Đài Tiếng nói Dân chủ Miến Điện. The Diplomat hồi đầu năm nay cho hay, quân đội Myanmar tìm cách cô lập Tổ chức Độc lập Kachin, và đây được cho là mục đích chiến thuật. Một số làng được báo cáo là không có lương thực cho hơn một tuần do những hạn chế của bộ đội địa phương.
Ở Wanhai (bang Shan), nơi đặt trụ sở của SSA-N, thường xuyên xảy ra các cuộc không kích kể từ giữa tháng mười một bởi lực lượng chính phủ. Tại các khu vực khác, Quân đội bang Shan phía Nam (SSA-S) và quân đội Myanmar gia nhập lực lượng chống lại quân đội Giải phóng Dân tộc Ta’ang (TNLA). SSA-S trong nhiều năm qua đã chiến đấu chống lại quân đội Myanmar, nhưng gần đây đã ký thỏa thuận ngừng bắn trên toàn quốc. Chiến thuật chia để trị chống lại các nhóm vũ trang sắc tộc được sử dụng thường xuyên bởi quân đội Myanmar trong nhiều năm qua.
Việc liên tục tấn công đã gây thiệt hại đối với thường dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Ví dụ, ở bang Shan đã có tám trường hợp cho thấy bạo lực tình dục lien quan đến quân đội chính phủ Myanmar kể từ tháng Tư, theo SHRF.
“Các cuộc tấn công vẫn đang diễn ra ngay trong khu vực ngừng bắn Myanmar,” Nang Charm Tong, một nhà hoạt động nhân quyền, cho biết trong một cuộc họp báo ở Bangkok vào tháng trước, The Diplomat cho biết. Hơn nữa, tại buổi họp báo cùng, luật sư nhân quyền kỳ cựu Surapong Kongchantuk chỉ ra rằng, quân đội Myanmar thường nhắm mục tiêu dân thường.
Các tổ chức cứu trợ cũng đã gặp khó khan trong tản cư người ở bang Shan. Theo Cơ quan Shan Herald cho biết, viện trợ đã bị ngừng lại vào ngày 18 tháng 11 bởi các trạm kiểm soát quân đội Myanmar .
Sài Khur Hseng, một trong những người sáng lập Tổ chức Môi trường Shan Sapawa, nói với tờ The Diplomat trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 5 tháng 12 rằng “nên có một cuộc đối thoại chính trị thay vì tiến hành vũ trang … những người dân bị ảnh hưởng vũ trang hầu hết là dân thường.” Ông nói rằng người dân cần viện trợ nhân đạo của cộng đồng quốc tế.
Sài Khur nói với tờ The Diplomat rằng, chính phủ Myanmar đã bị chặn viện trợ trong những tuần gần đây.
Nhân viên y tế cộng đồng cũng rất cần thiết ở các khu vực bị ảnh hưởng. Gần một nửa số các cư dân của trại Kesi Township IDP (bang Shan) đã cho thấy các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả tiêu chảy mãn tính, các vấn đề về hô hấp và sốt. Hin Hseng Sai, một trong những nhà quản lý và tình nguyện viên giúp phối hợp các nguồn lực tại trại Wan Wa IDP, nói với tờ The Diplomat qua điện thoại vào ngày 05 Tháng Mười Hai rằng, mối quan tâm chính của ông là “cho người vô gia cư trở về làng của họ với mìn và bom chưa nổ.” Ông cũng nói rằng trại cần thuốc và các bộ dụng cụ vệ sinh.
Theo một email tới The Diplomat từ SHRF vào ngày 04 tháng 12, mối quan tâm chính cho người vô gia cư vẫn là “vấn đề sức khỏe và tình trạng thiếu lương thực.” Họ cũng nói thêm rằng “tình hình là vẫn không ổn định… “
“LHQ vẫn quan ngại về những người phải di dời do các ổ dịch gần đây tại miền Nam bang Shan” Pierre Péron, thông tin viên Văn phòng Liên Hợp Quốc về điều phối các vấn đề nhân đạo tại Myanmar cho biết trong một email cho The Diplomat. “Liên Hợp Quốc và các NGO quốc tế tiếp tục làm việc chặt chẽ với các tổ chức địa phương ở bang Shan để cung cấp hỗ trợ nhân đạo ngay lập tức,” ông nói thêm.
Một tổ chức cung cấp viện trợ ở bang Shan là Đối tác cứu trợ và phát triển, một tổ chức NGO quốc tế có trụ sở tại Chiang Mai, Thái Lan. Họ phân phát viện trợ gồm có mái che, chăn, và thức ăn cho người vô gia cư ở các khu vực xung đột..
“Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi viện trợ, thiết lập các trường học nếu họ tiếp tục được di dời với con cái của họ. Chúng tôi sẽ đầu tư vào phát triển bền vững. Chúng tôi đã thực hiện một lời hứa với mọi người và chúng tôi sẽ không bỏ đi, “Steve Gumaer, Giám đốc điều hành quốc tế tại Partners Relief & Development nói với tờ The Diplomat trong một cuộc phỏng vấn.
Một trong những mối quan tâm chính là sinh kế của nông dân Shan “,” Mất đi thu hoạch của họ là tác động lớn nhất … Tất cả những người đang bị tấn công để lại đằng sau gạo” Gumaer nói thêm.
Các cuộc tấn công chống lại SSA-N có thể là một bước đi chiến lược của quân đội Myanmar chống lại Quân đội Nhà nước Wa thống nhất (UWSA), trên sông Salween. UWSA kiểm soát một “vùng đặc biệt” bên ngoài kiểm soát quân đội chính phủ và có một mối quan hệ thân thiện với Trung Quốc. Nhà phân tích của IHS Jane – Anthony Davis cho biết trong một bài viết trên Bangkok Post rằng, trong những tháng tiếp theo chúng tôi “có khả năng viện trợ quân sự của Wa chuyển tới Shan và các đồng minh nổi dậy khác tăng lên”.
Min Aung Hlaing nói rằng ông sẽ không từ bỏ vai trò của ông trong quân đội. Ông tin rằng nó là quá sớm đối với quân đội Myanmar, với lý do cuộc xung đột đang diễn ra và sự cần thiết của quân đội cho nền dân chủ của Myanmar đang chuyển tiếp. Với sự cố thủ của giới quân sự, có rất ít hy vọng ngăn chặn chiến tranh, xung đột.
Hòa bình ở các nhóm sắc tộc, nên là một mục tiêu chính cho chương trình nghị sự chính trị của bà Suu Kyi và chính phủ bán dân sự. Những cải cách của chính phủ là dấu hiệu đáng chào đón, nhưng để có hòa bình lâu dài – chính phủ dân sự phải chấm dứt các cuộc tấn công quân sự ở miền Bắc Myanmar. Theo Smith của Fortify Rights nói với tờ The Diplomat, “Cộng đồng quốc tế cần hối thúc giới quân sự chấm dứt xung đột, tăng gấp đôi hỗ trợ cho các nhà hoạt động nhân quyền của Myanmar.”
John Quinley III là một nhà nghiên cứu tại Bangkok tập trung vào quyền con người, người tị nạn, di dân, và phát triển ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Myanmar và Thái Lan.