Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thị hiếu âm nhạc rời xa cuộc chiến

Hòa Cầm (VNTB) Cùng với kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew gần đây cho thấy, người Việt Nam hiện nay ủng hộ chủ nghĩa tư bản, thì sự định hình về thị hiếu âm nhạc của giới trẻ cho thấy sự manh nha về thay đổi, thay đổi dần từ ý niệm sống hiện tại qua âm nhạc, giới trẻ làm chủ dần cuộc sống cá nhân của mình, làm chủ ý thức của mình.
Cuối năm 2014, trong số từ khóa mà người Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất, có ba bài hát đóng góp vào là Con bướm xuân, Anh không đòi quà hay Em của ngày hôm qua.

Vào đầu năm nay, Phó Tổng giám đốc Viettel hát “Em của ngày hôm qua” và “Chắc ai đó sẽ về” gây sốt cộng đồng mạng.

Trên kênh youtube, các bài được hát lại nhiều nhất (cover) chính là những bản nhạc tiếng Anh, những bản nhạc mì ăn liền của những nhạc sĩ tuổi đời còn rất trẻ  như Sơn Tùng MTP.
Nhạc của chàng trai trẻ mang tên Sơn Tùng MTP được mở khắp mọi miền nam bắc.

Trang nhạc mà giới trẻ Việt Nam thường hay vào nhất là Mp3 zing, các bản xếp hạng hit cũng thuộc về những bản nhạc mì ăn liền.

Trên các chương trình âm nhạc thực tế như The Voice, The voice kid, Vietnam Idol, The remix, Vietnam got talent… những bản nhạc trẻ sôi động, ca khúc quê hương, ca khúc nước ngoài chiếm lĩnh.


Có thể nói, sau giai đoạn 2000 trở lại đây, Việt Nam tồn tại một loại nhạc mì ăn liền (tương tự như một món ăn nhanh – fastfood), nghe xong cho biết, nghe xong để đó.
Nhưng nó vẫn tồn tại, vẫn gây sốt, vì nó đáp ứng được thị hiếu khán giả trẻ. Nhiều nhà phê bình chỉ trích gay gắt hiện tượng đó, vì cho rằng, ca từ vô nghĩa và sự dễ dãi của giới trẻ.
Nhưng trào lưu âm nhạc ăn liền đó nếu nhìn ở một góc độ thì hẳn sẽ tích cực hơn nhiều.
Tích cực ở chỗ, giới trẻ cho thấy sự hiện diện, định vị của bản thân mình trong thời điểm hiện tại, trong nguồn sống âm nhạc của riêng mình. Đó không phải là những bài nhạc đỏ “xây sát quân thù” hay những bài nhạc vàng ủy lụy “lội buồn dơ buôn lau lách xuyên đêm, xương trắng rơi vai tôi ướt lạnh mềm”…. Đó là những nhịp điệu “em của ngày hôm qua”, là giai điệu của “Tuổi thơ ơi nhớ lắm …bánh cáy theo tôi lớn khôn”…

Giới trẻ thoát dần ra những giai điệu cổ động “vót chông, đào hầm, giết giặc, toàn thắng”, ca ngợi Đảng, Bác, nêu cao tinh thần địch – ta trong cuộc chiến của những người Cộng sản (nhạc đỏ), hay những tâm sự đầy u buồn, chất chứa não nề, ủy mị của cái tôi người lính Việt Nam Cộng Hòa (nhạc vàng), giới trẻ tìm đến thứ nhạc trắng cho riêng mình, không bị chi phối, toan tính bởi ý thức hệ, bởi cuộc chiến xa đã tròn trịa 40 năm.
Cùng với kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew gần đây cho thấy, người Việt Nam hiện nay ủng hộ chủ nghĩa tư bản, thì sự định hình về thị hiếu âm nhạc của giới trẻ cho thấy sự manh nha về thay đổi, thay đổi dần từ ý niệm sống hiện tại qua âm nhạc, giới trẻ làm chủ dần cuộc sống cá nhân của mình, làm chủ ý thức của mình.
Giới trẻ giờ đây là chính mình, thoát dần khỏi sự định hướng…

Tin bài liên quan:

VNTB- Việt Nam: Đã đến lúc nhìn về quân đội phi đảng phái

Phan Thanh Hung

Ai còn tin nếu chính quyền phủ nhận tin ‘Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc’?

Phan Thanh Hung

VNTB – Nạn nhân của nền giáo dục bạo lực chủ nghĩa

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.