VNTB – Thiên hạ luận: Bắc tiến

VNTB – Thiên hạ luận: Bắc tiến

Phú Nhuận

 

(VNTB) – Vậy là ông Trần Lưu Quang lại được trở về xứ Bắc…

 

Gọi là ‘trở về’ vì ông Trần Lưu Quang vốn sinh ra từ miền Bắc vào năm 1967, với thời niên thiếu lớn lên ở hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa, rồi trở về Nam sau ngày thống nhất 30/4/1975.

Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng vậy, ông cũng được sinh ra và trải thời niên thiếu tiểu học ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Đường hoạn lộ chính trị của ông Phạm Chí Dũng thênh thang không thua kém tân Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang.

Thế nhưng sau này khi trở về quê hương miền Nam của thân phụ, ông Phạm Chí Dũng mới nhận ra rằng có quá nhiều sự thật khác biệt mà thể chế chính trị đã ra sức tuyên truyền. Ông đã lên tiếng phản biện bằng trách nhiệm của một đảng viên, và sau đó nữa là trách nhiệm của một công dân.

Kết quả, nhà chức trách đã bỏ tù ông Phạm Chí Dũng với bản án 15 năm tù về tội danh theo Điều 117, Bộ Luật Hình sự.

Xét về bề dày lý lịch, ông Phạm Chí Dũng không thua kém về mức độ cống hiến so Trần Lưu Quang: Trước năm 2013, ông Phạm Chí Dũng có 30 năm phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam, chính quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Dũng tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự, từng tu nghiệp ở Cộng hòa dân chủ Đức, và từng được cơ cấu làm cán bộ nguồn với chuyên trách là quản lý về tài chính chứng khoán, tức ‘an ninh tiền tệ’.

Trở lại với Trần Lưu Quang và câu chuyện Bắc tiến.

Ông Trần Lưu Quang đang ở nhiệm kỳ ủy viên Trung ương lần thứ ba, với lần đầu là ủy viên dự khuyết khóa 11. Trưởng thành từ cán bộ đi lên ở quê hương, tới vị trí cao nhất – Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh 4 năm (2015-2019), trước khi được Bộ Chính trị điều động làm Phó bí thư thường trực TP.HCM, có thể nói, ông Quang là Bí thư Tỉnh ủy phía Nam đầu tiên kể từ sau 1975 ra làm Bí thư Tỉnh ủy một địa phương phía Bắc.

Mở rộng hơn một chút, cũng tính từ ngày đất nước thống nhất, ông Quang là người miền Nam thứ hai được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Tỉnh ủy một tỉnh phía Bắc.

Trước ông Quang đã rất nhiều năm chỉ có trường hợp nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Trưởng thành từ quê hương Bến Tre, ở cương vị Giám đốc Sở Tài chính, tỉnh ủy viên, bà Ngân được đưa ra Hà Nội làm Thứ trưởng Tài chính. Từ đây, năm 2001 bà trúng cử Trung ương khóa 9, rồi 2002 được Bộ Chính trị điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cho đến 2006…

Câu hỏi là, tại sao trường hợp “Bắc tiến” như ông Quang lại hiếm như vậy? Lý do thì có nhiều, nhưng có thể điểm 2 nguyên nhân chính như sau.

Thứ nhất, đầu mối các đảng bộ trực thuộc Trung ương nằm ở phía Nam không nhiều, chủ yếu nằm ở các tỉnh, thành ủy. Trong khi phía Bắc, kể cả Bắc Trung bộ, ngoài các tỉnh, thành ủy thì còn nhiều bộ, ngành, cơ quan trung ương đặt tại thủ đô Hà Nội. Yếu tố ấy cùng với thuận lợi về địa lý, khiến cho số cán bộ có cơ hội được bồi dưỡng, phát triển, tham gia Ban Chấp hành Trung ương ở các tỉnh phía Bắc Trung bộ trở ra dồi dào hơn Nam Trung bộ trở vào.

Thứ hai, ngay cả khi Trung ương “nhắm” được nhân sự phía Nam có năng lực nổi trội, muốn kéo ra Bắc để bồi dưỡng, phát triển, thì không ít trường hợp ngại ngần, từ chối. Lý do chủ yếu là khác biệt văn hóa vùng miền, là thiệt thòi, vất vả, là xa gia đình, xa môi trường vốn đã thân quen…

Chưa kể, vất vả vậy thì cơ hội thăng tiến tương lai thế nào là câu hỏi còn có phần bỏ ngỏ.

Nhưng ngay cả khi có nhiều nguyên nhân khách quan như vậy thì cũng cần hỏi lại: Tại sao cũng vất vả, thiệt thòi, xa gia đình mà cán bộ phía Bắc lại mạnh dạn vào Nam theo điều động của Trung ương?


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)