Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thiên hạ luận: Chờ đợi nhận tiền hỗ trợ của các gói an sinh

Cát Tường

 

(VNTB) – Chính quyền TP.HCM đưa ra gói an sinh gần 900 tỷ. Chính phủ có gói 26 ngàn tỷ. Vài hình ảnh trao – nhận từ gói của TP.HCM đã thấy đăng trên báo, phát trên tivi…

 

Dưới đây là ghi nhận một số ý kiến.

“Mình thuộc vào lao động tự do, nhưng đi hỏi thì thủ tục rất rối. Hỏi công an khu vực nói mình thuộc loại lưu trú, không phải tạm trú nên không được lãnh. Trong khi mình thuê trọ ngày 04-11-2015 đến bây giờ. Tình hình dịch rất phức tạp, không làm ra tiền, phong trọ không giảm 1 xu, chủ nhà nói được thì ở, không được thì dọn đi. Tôi chỉ mong các cơ quan ban ngành lãnh đạo thành phố chỉ đạo thêm về có hướng dẫn quan tâm thêm cho người đi thuê trọ. Thiệt thòi nhất cũng là người dân lao động và còn rất nhiều người khó khăn nữa. Sài Gòn cố lên!”;

Tôi thấy mấy bạn ở gần nhà đã nhận được 1,5 triệu đồng/ người. Quan trọng nhất vẫn là người tổ trưởng ở khu vực. Vì nhanh hay chậm, chính xác với người cần hỗ trợ hay không… thì tổ trưởng sẽ nắm bắt và gửi danh sách lên trên.

…Mà bây giờ giá cả leo thang lắm! Số tiền 1,5 triệu lúc này mua lương thực thực phẩm thì chỉ được 1/2 so với trước khi thực hiện Chỉ thị 16, chỉ có gạo là không tăng”;

“Mình ở nhà trọ, thuộc lao động tự do, giúp việc nhà và chủ nhà họ cho nghĩ việc vì sợ lây nhiễm. Khi làm thủ tục thì người trên phường báo lại rằng giúp việc không nằm trong viện hỗ trợ. Thực sự có đúng như vậy?”;

Tôi, và có lẽ nhiều người nữa cũng chung hoàn cảnh, thuê 2 địa điểm mở 2 quán ăn uống nhỏ, dịch bệnh, ban đầu không bán được, doanh thu giảm, về sau, bị đóng cửa luôn!

Lúc hoạt động thì cũng nuôi được gia đình, và tạo công việc cho gần 10 bạn! Giờ dịch, tất cả đều thiệt hại, mà có lẻ nặng nề nhất vẫn là tôi, chủ quán (?!) Vậy ai sẽ hỗ trợ tôi và gia đình, tiền mặt bằng, tiền điện nước, tiền ăn, tiền sữa cho con, rồi tiền khám chữa bệnh? Tôi không có đăng ký tạm trú, chỉ có cái hợp đồng thuê mặt bằng! Làm sao để gia đình tôi gồm 2 vợ chồng, 2 đứa con mới 2 và 6 tuổi, và mẹ tôi 60 tuổi qua cơn túng ngặt lúc này, ai có thể trả lời giúp tôi đây?”;

“Mong các cán bộ phường xã đi từng nhà, từng khu phố lập danh sách rồi phát tiền trực tiếp cho dân. Bây giờ cách ly rồi thì chúng tôi đâu có qua khu vực khác được để mà nhận 2 lần. Chứ giờ đói quá rồi mà vẫn chờ… Xin hãy đặt minh vào vị trí của người nghèo”;

Tôi chạy xe nhưng vì dịch đã nghỉ gần 3 tháng rồi, nhà tôi buôn bán vỉa hè cũng nghỉ gần 3 tháng rồi, không dập dịch nhanh chắc chết đói thật, liệu tiền có đến tay người dân không?”;

“Phải nói là để nhận được tiền hỗ trợ từ Chính phủ muốn rơi nước mắt! Số tiền chỉ 1,5 triệu đến 1,8 triệu/tháng, không quá 3 tháng mà phải trải qua hành trình kê khai thông tin, phân loại cho từng nhóm lao động để nhận số tiền chênh lệch vài trăm ngàn rồi phải chờ đợi kiểm duyệt 7 ngày.

Trong khi các App vay tiền online xét duyệt hồ sơ vay trong vòng 15 phút là nhận được tiền. Dân số 100 triệu thì bao nhiêu phần trăm thuộc tầng thu nhập cao và trung bình? Hai thành phần này, mình tin chắc họ không quan tâm đến gói cứu trợ. Chỉ nhóm dân nghèo, khó khăn thì họ mới chờ đợi số tiền này đây, một cuộc sống đầy hứa hẹn trong lời nói, trên những trang giấy!”;

Phần nhiều lao động ở trọ chủ ít đăng ký tạm trú vì vậy người lao động cũng khó nhận được. Tỷ lệ này lại đa số rơi vào công nhân và nhân viên các công ty, đơn vị kinh doanh. Đây luôn là một ẩn số cần các cơ quan tìm ra giải pháp hỗ trợ hợp lý, để đảm bảo công bằng và không sót lại những hoàn cảnh ngặt nghèo này”;

“Đợt 1 bắt kê khai tùm lum rồi cuối cùng có tới tay đâu. Lao động tự do nên cuối cùng là tự lo…”…

Tạm kết: Chính sách do con người đẻ ra, thực thi chính sách và bất cập cũng do con người, vấn đề là chúng ta có đặt mình vào vị trí người nghèo hay không mà thôi.


Tin bài liên quan:

VNTB – Nhớ Tết quê nhà

Phan Thanh Hung

VNTB – Hải Dương có chậm ‘đóng cửa’ khi chống dịch Covid-19?

Phan Thanh Hung

VNTB – Cần tuyên truyền cho dân hiểu thay vì chăm chăm phạt cho dân sợ

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.